“Đừng tưởng đỏ là chín”

08:54 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Tám, 2005

Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?

Thế nhưng đó lại là chuyện thật 100%. Ngoài trừ các giải thưởng quốc tế danh giá, thời gian gần đây, không ít người ở ta còn nhận được những giải thưởng nghe rất “kêu” song lại không hay biết xuất xứ của chúng. Nhà toán học Dương Quốc Việt (Phó chủ nhiệm bộ môn Đại số, ĐH sư phạm Hà Nội) là một trong những trường hợp như thế. Là thành viên Hội toán học Quốc tế, từng viết bài tổng quan cho tạp chí Mathematical Reviews, ông là người Việt Nam đầu tiên tìm cách giải quyết những bế tắc của lý thuyết vành nổ Cohen Macaulay Gorenstein và lý thuyết bội trộn Zariki Samel với kết quả gây bất ngờ cho giới toán học quốc tế.

* Ông đã nhận được lời đề nghị ghi danh vào từ điển Great Minds of 21 st Century (Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ XXI – PV) và huy chương tôn vinh như thế nào?

Cuối tháng 3, tôi bỗng nhận được một bức thư gửi từ Mỹ qua đường bưu điện. Địa chỉ gửi là Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ (có địa chỉ Website là http://www.abiworldwide.com/- PV) Tôi không hề biết gì về Viện này cũng như bộ sách và huy chương của họ. Còn theo những bộ óc vĩ đại của thế kỷ XXI chỉ dành để lưu danh những người có đóng góp lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử nhân loại như Albert Einstein, Stephen Hawking, Mark Twain, Martin Luther King, Mahatma Ghandi, Mother Theresa, John F. Kennedy….Tập sách sẽ được ấn hành vào đầu năm 2006. Còn huy chương tôn vinh của họ thì tôi phải…đặt mua! Và họ hứa hẹn sẽ “được hưởng tỷ lệ giảm giá”!

* Và ông sẽ bỏ ra 1.000USD để…Mua chứ?

Không! Hẳn nhiên là không rồi (xua tay). Tuy rằng số tiền không lớn.Nhưng tôi cũng không cần giải quyết khâu “oai". Người Việt mình lâu nay quen nghĩ rằng những huân chương, giải thưởnglà cái gì đó to tát, ghê gớm.. Đừng tưởng đỏ là chín! Còn ở nước ngoài, tôi được biết, nhiều khi giải thưởng, huân chương chỉ là cho vui và nhân đómà làm "kinh tế”. Người ta có hẳn một “công nghệ" cung cấp huân huy chương. Anh thích có danh "lòe” thiên hạ thì cứ việc bỏ tiền túi mà mua! Tôi thấy cái hay là ở nước ngoài, những giải thưởng, huân chương nào do mua bán mà có thì họ cũng rất công khai, sòng phẳng, chứ không "thậm thà thậm thụt" như Việt Nam mình...

* Nhưng chúng tôi được biết, giai đoạn các nhà toán học chúng ta biết làm toán" (chứ không phải giải bài tập") chỉ thực sự bắt đấu từ 3 - 4 thập niên trở lại đây. Vậy thì có gì để các tổ chức nước ngoài (dù dưới danh nghĩa nhà nước hay tư nhân) chú ý đến?

Có thể họ không thừa nhận một nền tóan học mà chỉ thừa nhận vài cá nhân. Còn trình độ

chuyên môn của đội ngũ khoa khoa học toán học thì tôi không dám bàn đến…Ngoại trừ Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ, những tổ chức quốc tế mà tôi biết thì họ rất sòng phẳng.Chodù anh cóđược tung hô là người hàng đầu Việt Nam, nhưng nếu không làmra công trình nào, anh chỉ là con 'số 0! Ngay cái "mác" GS- PGS hay TS đôi khi càng làm anh ngượng thêm nếu công trình của anh không giá trị hơn sản phẩm củacậu sinh viên chưa tốt nghiệp!

* Thế tại sao ông vẫn "đâm" đầu" vào chức danh PGS ?

Nói thế thôi chứ mình vẫn phải lám. Vì sức ép xã hội. Để được nhận thêm bậc lương dù chẳng đáng bao nhiêu. Và trămlý do khác. Ngược lại, mình sẽ bị văng ngay lập tức ra khỏi cái guồng quay ấy. Và rồi lại cô độc... Tất nhiên trong số PGS - TS cũng có rất nhiêu người giỏi. Nhưng cũng 'không.phủ nhận tình trạng "cá mè một lứa". Tôi lấy ví dụ Khi xét học hàm PGS, công trình của anh đăng ở tạp chí quốc tế (tất nhiên có nhiều loại) và tạp chí trong nước đều "hòa cả làng",tức là đều Cộng thêm 1điểm như nhau, mà không xét đến công sức bỏ ra nhiều ít. Cũng giống như anh nhà thơ “bút tre", thơ "con cóc”, với anh làm những tác phẩm thật sự có giá trị thì người ta vẫn gọi chung là “Nhà thơ”. Để ra một công trình, các nhà toán học chúng tôi cũng rã rời cả người, dù thực tế chẳng có gì thúc ép cả. Nếu cả đời không làm thì vẫn tồn ti, vẫn rất “đáng hoàng” là khác. Cũng thật buồn cười, có những vấn đề toán học nghĩ gần chết mới ra.Báo cáo thì chẳng ai muốn nghe.Mà nghe thì cũng chẳng mấy người hiểu. Mà hiểu thì...

*Thì "chả' biết để làm gì…

Đúng! Chính vì thế mà có sự trì trệ. Toán học lý thuyết chỉ làm nhiệm vụ kiến tạo mô hình mới. Còn ứng dụng đến đâu thì có khi cả hàng thế kỷ mới biết được! Chẳng hạn như thuyết tương đối của Einstein...

* Vì vậy mà nhiều TS toán học có bằng đỏ ở Nga (Liên Xô cũ) càng phải “cất” bằng ởnhà để ra chợbán đồ phụ nữ- như thông tin mới nhất trên một tờ báo cho biết?

Ở VN thì chúng tôi đi dạy thêm. Cũng dễ hiểu. Cuộc sống phải đặt mưu sinh trước. Không ai đặt sự nghiệp trước vì nó quá mạo hiểm. Mà làm được cả hai thì rất khó! Giờ thì tôi không đi dạy thêm nữa. Thấy đó là sự "sỉ nhục" với cái danh nhà nghiên cứu. Nhưng tôi có cái may là lúc mệt mỏi vì kiếm sống nhất thì lại nghĩ ra được một vài thứ. Chẳng biết đến lúc chú tâm vào có nghĩ thêm được gì không?

Theo thông tin mi nhất chúng tôi vừa nhận được, PGS.TS Dương Quốc Việt đã gửi một bản kê khai nhân thần và sở thích cá nhân gửi Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ - theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên, ông đã không gửi tiền mua huy chương. Và gần 1 tháng nay, vẫn chưa thấy Viện này hồi âm...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: