Người Việt có “văn hóa đọc”?

05:07 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Năm, 2014

Unesco lấy ngày 23/4 hàng năm làm ngày sách và bản quyền thế giới để khuyến khích sự đọc sách. Nhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…

Dù Nho giáo không còn nữa nhưng “ảnh hưởng của Nho giáo ở phương diện tư duy, ở phương pháp tư tưởng thì còn lâu mới gột hết được, không chỉ bởi Nho giáo không được cùng sinh với chế độ phong kiến nên không cùng chết với nó mà kiểu tư duy Nho giáo đã đi vào vô thức” người Việt.

Quả thật với dân số hơn 80 triệu đã được xoá nạn mù chữ, đang tiến tới phổ cập PTTH mà mỗi đầu sách chỉ in từ 1.000 – 1.500 cuốn mà bán lẹt đẹt mãi không hết thì chúng ta phải đặt câu hỏi. Nhưng nói rằng tại sách không hay nên bán không chạy thì e rằng không thoả đáng, vì thực tế trong những năm qua có những cuốn sách viết tương đối được, hay những truyện dịch từng nổi tiếng ở nước ngoài mà bán vẫn ì xèo thì đâu phải tại tác giả hay tại sách, nói rằng do truyền hình, Intemet… thì tại sao các nước phát triển những thứ đó họ có trước ta tới ¼ thế kỷ mà số lượng sách trung bình xuất bản vẫn hàng vạn.

Theo tôi để trả lời một cách thấu đáo thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quá khứ, từ lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

1. Người Việt trải qua hơn ngàn năm sống dưới chế độ quân chủ, nơi mà tất cả quyền lực đều tập trung vào tay nhà vua, nhà vua chỉ trao quyền cai trị dân chúng cho một số ít quan lại hay số người thi đậu ít ỏi qua các kỳ thi hương, thi hội, thi đình vốn là những kỳ thi năm thì mười hoạ hay vài ba năm mới diễn ra một lần. Và sự đọc sách thánh hiền thời đó của tầng lớp học trò, sĩ tử không chú trọng vào việc mở mang trí thức, mà cốt để thi đậu làm quan bởi quan niệm "một người làm quan cả họ được nhờ”. Bởi vậy, học trò chỉ học cái thi cử cần. Dạy cũng chỉ dạy cái cần cho thi cử. Người học chỉ đọc những sách tóm tắt gọi là đại cương hoặc tất yếu chứ chưa bao giờ đọc chính văn hoặc toàn văn, học trò học thi theo các "bộ đề" thi (cũng được soạn thành sách) theo nội dung tối thiểu là thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi (nghìn bài thơ, trăm bài phú và 50 bài văn sách). Bởi vậy người học trò Nho giáo nhớ nhiều mà nghe ít, không có sáng kiến, không có óc sáng tác (thuật nhi bất tác), họ sống lệ thuộc vào các khuôn mẫu tư tưởng, khuôn mẫu lý tưởng của người xưa. Chính từ "triết lý giáo dục" đó mà dù Nho giáo tồn tại hơn nghìn năm mà lớp lớp các sĩ tử người Việt không thể sản sinh những nhà tư tưởng, những nhà bác học hay các trường phái học thuật - bởi tất cả cái đó cần sự sáng tạo, phá cách, thoát ra khỏi cái khuôn mẫu như cái vòng kim cô chụp lên cái đầu học trò, sĩ tử người Việt. Mặt khác, tầng lớp học trò trong xã hội Việt cổ truyền không nhiều, hơn nữa vài ba năm mới có một kỳ thi và việc thi đậu làm quan là rất khó khăn.

Hàng nghìn sĩ tử lều chõng lên kinh chỉ vài ba người trong số đó chiếm được bảng vàng, nên việc gửi con đến trường, mong có ngày con thi đậu làm quan trong nhiều trường hợp đã trở nên thiếu thực tế giữa lúc nhu cầu ăn mặc thúc bách hàng ngày. Vì thế có một kẻ sĩ đọc sách trong nhà nhiều khi không phải là một vinh dự mà là gánh nặng, họ là kẻ "dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm" hoặc bị mang ra giễu cợt: "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”.

Có thể nói "triết lý giáo dục" Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn tới “văn hoá đọc" của người Việt ngày nay. Vì nói như Ts. Đỗ Lai Thúy thì dù Nho giáo không còn nữa nhưng “ảnh hưởng của Nho giao ở phương diện tư duy, ở phương pháp tư tưởng thì còn lâu mới gột hết được, không chỉ bởi Nho giáo không cùng sinh với chế độ phong kiến nên không cùng chết với nó, mà kiểu tư duy Nho giáo đã đi vào vô thức, người Việt.

2. Không ai có thể phủ nhận tác động to lớn của nghề in đối với sự phát triển của nhân loại. Ở Trung Quốc vào thời cổ đại, sự xuất hiện của nghề làm giấy, nghề in được coi là bốn phát minh lớn. Ở Châu Âu vào thế kỷ XV, với phát minh ra máy in (1434) và một thứ mực cho phép in cả hai mặt giấy (1441), đặc biệt sự cải tiến của Gutenberg (1400 - 1468) từ con chữ in bằng gỗ sang con chữ in bằng kim loại đã tạo ra một cuộc cách mạng: xuất hiện ngành công nghiệp in. Và không phải ngẫu nhiên khi thế giới tôn vinh, coi Gutenberg là một trong mười nhân vật vĩ đại nhất của nhân loại từ xưa đến nay, còn phát minh của ông cũng là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong sự phát triển của nhân loại. Tôi nói dông dài từ Á sang Âu để thấy vai trò và tác động của nghề in ấn tới sự phát triển của xã hội nói chung và sự đọc của con người nói riêng như thế nào. ở Việt Nam, sử chép: vào khoảng thế kỷ I đến thế kỷ III đã khắc in kinh Phật. Như vậy nghề in của ta đã có từ khá sớm.

Trong thời kỳ phong kiến, các cơ sở ấn loát của Nhà nước phong kiến chủ yếu in sách giáo dục (Tứ thư, Ngũ kinh), kinh Phật. Các sách về y học, các khoa học khác không được in nhiều nếu không muốn nói là rất ít Sang thế kỷ XVII, với sự hưng khởi của đô thị Việt Nam, kinh tế hàng hoá manh nha hình thành thì nghề in cũng xuất hiện những cơ sở tư nhân, ban đầu là một số quan lại, trí thức bỏ tiền ra khắc ván in sách như Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Siêu, Bùi Huy Bích, Cao Xuân Dục… song tiêu biểu nhất là phường in Liễu Chàng (Hải Dương có tuổi thọ 211 tuổi (1683 – 1904). Phường in này đã cho khắc in nhiều bộ sách quan trọng và có giá trị: năm 1967 khắc in Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1972 khắc in Truyền kỳ mạn lục, năm 1714 khắc in Nam được thần hiệu của Tuệ Tĩnh… không nghi ngờ gì nữa, chính sự ra đời của nghề khắc mộc bản in sách (tương truyền ông tổ là Lương Như Hộc) và sự phát triển của các cơ sở in tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá tri thức và thúc đẩy “văn hóa đọc” của dân tộc. Đến nay tất cả những sách Hán Nôm chúng ta có được đều được in vào giai đoạn này. Tuy nhiên,do việc in ấn phức tạp, hơn nữa triều đình lại phong toả nghiêm ngặt (ví dụ, năm 1718 Trịnh Cương cấm nhân dân chứa các ván in sách và sách in) nên nghề in của nước ta kém phát triển. Do vậy mà lượng sách Hán Nôm được lưu hành chưa đầy 30% mà chủ yếu ở tầng lớp quan lại, học trò, thầy đồ - một bộ phận rất nhỏ trong xã hội Việt truyền thống. Còn 70% số sách còn lại là chép tay của ai người nấy giữ. Số liệu trên không nói ai cũng rõ, tỷ lệ người biết chữ trong xã hội phong kiến rất ít và trong số ít của ít đó ai có điều kiện đọc được 30% số sách lưu hành kia?

Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, Ngành in Châu Âu cũng được du nhập vào Việt Nam, khai tử nghề in, nghề làm giấy cổ truyền. Và để cai trị được bền vững, thực dân Pháp ra sức áp dụng chính sách ngu dân. Trường học chỉ dành cho một số nhỏ con cái Pháp kiều và những người trung thành với chế độ. Việt ngữ bị giới hạn, Pháp ngữ được dùng làm ngôn ngữ chính thống trong chương trình giảng dạy. Người đi học thời kỳ này thường nhằm vào mục đích làm việc cho Pháp để vinh thân phì gia.

Đối với người Pháp, chúng ta không thể phủ nhận một phần công lao quan trọng của họ trong việc tạo dựng chữ quốc ngữ, nhưng phải hiểu sự tạo dựng này không phải nhắm vào việc nâng cao dân trí mà với mục đích truyền giáo, thâm độc hơn là nâng cao chữ quốc ngữ để chữ nho mai một dần, giảm bớt sự chống đối của người Việt với chính quyền thực dân. Bởi sách chữ nho dạy con người ta biết trung, hiếu, tiết, nghĩa, trong đó chữ trưng gợi lên lòng yêu nước. Vì lẽ đó năm 1900 thực dân Pháp sửa chương trình thi cử, bên cạnh chữ Pháp, tăng chữ quốc ngữ, bỏ bớt chữ nho khiến nhà thơ Trần Tế Xương phải than trong bài "Than đạo học":

Đạo học ngày nay đã hỏng rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi…

Sản phẩm của chế độ thực dân, phong kiến là đến năm 1945 dân ta hơn 95% mù chữ, vậy văn hoá đọc lấy đất đâu để phát triển.

Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, với suốt đời của một hệ thống ngành xuất bản, nhưng văn hoá đọc của người Việt có thay đổi hay không? Tôi nghĩ câu trả lời không khó. Cứ nhìn vào tầng lớp sinh viên, học sinh hiện nay thì có câu trả lời khá chuẩn xác: Họ đọc không gì ngoài mấy cuốn giáo trình từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, rất ít người chịu khó đọc thêm sách tham khảo, mở rộng kiến thức. Họ vẫn chỉ học những gì họ thi và người dạy vẫn dạy những gì có trong giáo trình.

Dông dài, lang thang trong lịch sử tôi chỉ muốn nhìn thấy cái nguyên nhân bắt rễ từ truyền thống hiếu học chứ không hiếu đọc của nhân dân chúng ta, để có một giải pháp mang tính chiều sâu gây dựng nhu cầu đọc, nâng cao dân trí của người Việt.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • Suy nghĩ về một đề toán

    22/10/2005Dương Quốc Anh (dịch)Đối với các con số và tư liệu, nếu cứ chơi cái trò "dùng cho ta", rút cuộc có thể khêu gợi được lòng tự hào của ngườitrong nước, hay là che giấu mâu thuẫn, làm tê liệt mình? Đây đã là lúc mà một số nhà lý luận, tuyên truyền cần phải tỉnh táo, tỉnh táo nhìn lại.
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ