Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký
Tiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
Công nghệ “cóp, pết”
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho thực trạng một bộ phận sinh viên lại lười nghiên cứu khoa học như bây giờ. Nào là sinh viên bị ám ảnh bởi tình trạng hình thức, không thực chất, thậm chí vô bổ của không ít đề tài nghiên cứu khoa học, làm xong lại xếp đấy cho bụi phủ đầy. Nào là sự bận rộn với "cơm áo gạo tiền".
Họ không đủ kiên nhẫn và nghiêm túc tìm tòi trong nghiên cứu khoa học. Sự không hào hứng của một bộ phận giảng viên khi họ cũng bận trăm công nghìn việc: đi làm thêm, chăm lo gia đình...cũng là một nguyên nhân.
Hậu quả tất yếu là khi bắt buộc phải làm tiểu luận, nghiên cứu khoa học..., nhiều sinh viên làm cẩu thả cốt có điểm, không cần biết nó "quái thai dị dạng" hay vô bổ như thế nào.
Trong khi bạn bè đau đầu với niên luận thì Tuấn Anh (ĐH KHXH & NV HN) vẫn bình chân như vại. Bạn bè chọn những đề tài khá gai góc như "Báo chí với vấn đề định hướng tư tưởng", rồi "Việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt
Thực ra đề tài này cũng khá "vất" nếu nghiên cứu nghiêm túc, nhưng đối với Tuấn Anh, cậu chọn đề tài này đơn giản chỉ là để copy, paste cho dễ dàng mà thôi. "Chẳng cần phải nhọc công lên thư viện tra từng trang báo in. Cứ lên mạng mà tìm rồi download những bài phóng sự, chuyển phông, "dán" vào niên luận, thế là xong".
Chỉ cần vài thao tác trên công cụ tìm kiếm siêu mạnh Google là cậu đã có một đống, tha hồ copy, paste.Và thế là bản niên luận trông khá "già dặn" của Tuấn Anh có hình hài như sau: Phần đầu định nghĩa phóng sự dài gần 4 trang là trích dẫn đông tây kim cổ về phóng sự với những giáo sưnày tiến sỹ nọ; trong tiếng Nga, trong tiếng Anh thì thuật ngữ là như thế này. Đây là phần cậu "mò" được trong niên luận của những anh chị khóa trước.
Phần chính vài trang là những lời bàn vô thưởng vô phạt về phóng sự trên tờ báo đó. Còn phụ lục hơn mười trang để in 6 bài phóng sự của báo này. Phần tài liệu tham khảo thì nực cười hơn, cậu xin của cả ba người rồi "3 trong1"."Càng trích dẫn sách tham khảonhiều thì càng oách, càng có dáng nghiên cứu". Và niên luận "già dặn" ấy đã được hoàn thành trong thời gian kỷ lục 2 ngày.
Chuyện của Minh - Đại học GTVT HN cũng không kém phần... vui vẻ. Thầy giáo giao cho cả lớp làm tiểu luận, mải "làm ăn" nên Minh quên béng đi mất. Đến gần hôm hết hạn Minh mới được lũ bạn nhắc cho. Cuống cuồng, Minh đem ngay tập tài liệu học tập (mà thầy phát cho sinh viên tự nghiên cứu) rải khắp các quán đánh máy chữ thuê trên đường Lương Thế Vinh, mỗi quán một trang nhờ họ cấp tốc hoàn thành. Minh chỉ có việc là phải nhớ rõ cửa hàng này phụ trách trang mấy để còn ráp vào cho đúng thứ tự.
Thế nhưng, do trục trặc, những trang văn bản đã được đánh máy lẫn lộn lung tung, không biết đâu là đầu đâu là cuối. Cuối cùng Minh chặc lưỡi "râu ông nọ cắm cằm bà kia", cắt dán loạn lên, khiến cậu đọc lại cũng chẳng hiểu. Có lẽ thầy giáo đọc lại cũng phát ốm lên vì ngay cái việc tưởng như đơn giản là chữ thầy trả thầy mà cũng không xong.
Nhưng rất may là thầy lại không đọc (?), và cả lớp vui vẻ khi thầy cho toàn là 7, 8 điểm.
Và những tai nạn... để đời
Không chỉ có tình trạng đáng buồn như trên, mà sinh viên nhiều khi còn "dính" những tai nạn để đời, "vừa bi tráng vừa hào hùng". Phần lớn tai nạn này do sự bất cẩn, nghịch ngợm, không nghiêm túc.
Khi kể chuyện này, Tân - khoa Công nghệ Thông tin ĐH BK HN vẫn không khỏi vừa ôm bụng cười vừa... sợ. Không sợ sao được khi suýt nữa thì cậu phải về quê tạm nghỉ một năm, hoặc bị đuổi học vì một lý do rất trời ơi đất hỡi.
Tân làm nghiên cứu khoa học cùng một nhóm bạn. Mọi chuyện thuộc về vấn đề nghiên cứu đã hoàn thành hết sức êm đẹp, nhưng chỉ còn một chuyện liên quan đến "đời thường" là tên của giảng viên thì cậu và nhóm lại không nhớ. Tất nhiên chuyện này chẳng quan trọng gì vì chỉ cần "phôn" hỏi lớp trưởng là ra ngay.
Tân liền đề ngay sau tiêu đề Giảng viên hướng dẫn 1: "Biết ghi tên ông nào…, phải đợi hỏi lại đã". Mải bận bịu với nhiều chuyện khác, đến hạn Tân hồn nhiên ghi vào đĩa rồi nộp cho thầy. Tối hôm đấy, ngồi buồn giở bài tập lớn ra "ngâm cứu" lại, Tân mới tá hỏa phát hiện ra điều trên. Nhóm của Tân chìm trong lo lắng, đến nỗi cậu bạn sau khi đã hoàn thành công việc thở phào về quê Nghệ An ăn cỗ cưới nghe thế cũng tái xanh tái xám mặt lóp ngóp mò lên.
Nhóm của Tân nghĩ rằng thế là tiêu rồi, vì thường là thời điểm này thầy đã đọc qua. Nhưng cố cứu vãn, cậu lên mạng, vào trang web của trường và may mắn tìm được điện thoại của thầy. Sau một hồi thăm dò khéo léo và phát hiện ra thầy chưa kịp đọc vì quá bận, Tân mới bịa ra lý do là "sản phẩm của chúng em còn một sai sót nhỏ, xin thầy cho em xin lại để sửa chữa". May là thầy đồng ý, thế là nhóm của Tân thoát, "không thì về quê cày ruộng".
Chuyện những anh chàng đãng trí nghịch ngợm hoặc đang si tình, nhàn cư vi bất thiện liền điền bậy bạ như: Mục đích nghiên cứu: Lấy được trái tim nàng;Khách thể nghiên cứu: Nàng;Thời gian nghiên cứu:Từ bây giờ cho đến khi tán được nàng...quả thật không là chuyện tiếu lâm nữa.
Lúc đầu họ viết vào tưởng chỉ để vui với nhau, nhưng không ngờ bận nhiều chuyện quá nên quên khuấy. Tuy nhiên, vẫn còn may là đến phút chót, họ kịp phát hiện ra trước khi nó đến tay giảng viên.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu