Thử tìm hiểu về tâm linh

09:45 SA @ Thứ Tư - 17 Tháng Chín, 2014

Tâm linh là một cụm từ ai cũng biết, nhưng nó xa xôi và hư ảo, các nhà khoa học gọi là Cận Tâm Lý. Thực ra tâm linh diễn ra hàng ngày, từ chính chúng ta và môi trường xung quanh, từng giờ từng phút... Nhưng Tâm linh (cận tâm lý) là gì? Tôi muốn truyền đạt một phần nhỏ bé mà tôi biết được, để các bạn trẻ thử tìm hiểu tâm linh.

Nhập môn Tâm linh

Thế nào nhỉ? bắt đầu nói từ đâu bây giờ? Từ điều nhỏ nhặt cụ thể, hay từ tổng quát bao la? Các bạn hãy thử hình dung tổng quát điều này:

- Kỹ thuật số của Phương Tây dùng hai loại kí tự (0 và 1) là có thể ứng dụng cho mọi lĩnh vực của xã hội và cuộc sống. Internet cung cấp siêu xa lộ âm thanh, hình ảnh, văn bản, nội dung đủ mọi lĩnh vực và Internet tất nhiên chỉ dùng 2 kí tự (0 và 1) để trình diễn mà thôi!
- Từ cổ xưa, khoa học của Phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc) chỉ dùng hai loại kí tự âm và dương (- và +) để diễn tả vạn vật, thế giới, xã hội, con người, vũ trụ...

Như vậy, hai con đường khác nhau nhưng cuối cùng, cả Phương Tây và Phương Đông đều có những phương tiện tiệm cận được với chân lý.

Thời đại Internet, những người xài net hàng ngày, như thế, vô hình chung họ đang dò dẫm sâu hơn trong bộ não của mình, đi vào tâm linh. Và khi tìm hiểu về tâm linh, người "tư duy" không gian Internet lâu năm sẽ dễ dàng hiểu các khái niệm của tâm linh hơn.

Tâm linh nhìn từ góc độ khoa học

Các nhà vật lý khẳng định rằng không gian có 3 chiều. Môn hình học không gian giúp chúng ta tưởng tượng không gian 3 chiều cụ thể hơn. Nhưng có một thực tế khác, các nhà tâm linh khẳng định không gian n chiều. Và con người mới chỉ khám phá được không gian 4 chiều. Chiều thứ 4 là chiều tâm linh.

Ở Việt Nam, giáo sư Hoàng Phương là giáo sư toán học, ông sử dụng Toán tập mờ để chứng minh chiều thứ 4 của không gian, hay còn gọi là chiều tâm linh. Toán tập mờ (Fuzzy Logic) được đề cập sôi nổi vào thập niên 60 thế kỷ 20. Giáo sư Hoàng Phương được đào tạo toán học ở Nga. Về sau, giáo sư Hoàng Phương là nhà khoa học nghiên cứu Tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam...

Các nhà khoa học còn nói rằng: chúng ta, thực vật, động vật đều có trường sinh học. Một nhà khoa học của Nga phát minh ra cái máy đo và chụp được trường sinh học vào thập niên 30. Sau đó, ở Mỹ (CIA) sáng chế ra máy nói dối là một loại máy đo tần số cảm xúc dựa trên cơ sở của trường sinh học siêu nhỏ.

Mỗi chúng ta cũng là cái ăng ten thu phát sóng. Bộ não của chúng ta phát sóng lên không gian, và thu sóng vào cơ thể. Sóng mạnh hay yếu tùy thuộc từng người. Sự thực, một số người có giác quan thứ 6, có trực giác (phụ nữ), có ngoại cảm... cũng là một phần liên quan đến cái ăng ten thu phát sóng! Một số nhà ngoại cảm thì có khả năng thu phát sóng vượt không gian, nhìn xuyên vật chất. Các nhà sư thiền định có nhiều khả năng sáng tạo, ngoại cảm vì trực giác rất phát triển.

Computer không tin... những giọt nước mắt

Trong cuộc sống, chúng ta tư duy trên bề mặt bộ não, ví như Desktop của máy tính, ai thông minh thì tư duy sâu vào khoảng 1cm não bộ, ví như ổ C. Nói tóm lại, rất dễ mất dữ liệu, rất hại màn hình, tức là tuổi sinh lý càng tăng thì cái thói quen tư duy, làm việc trên Desktop càng dễ khiến chúng ta nhanh bị suy giảm sức khỏe, trí nhớ, ngoại hình.

Bộ não, ai cũng có, thế nhưng sử dụng tài nguyên não như thế nào thì phụ thuộc vào gen di truyền, tính cách, hoàn cảnh gia đình, xã hội, môi trường giáo dụ c... Đại đa số, chúng ta mới chỉ sử dụng được khoảng 3 - 5 % tài nguyên não bộ, ai thông minh có phát minh sáng chế vượt trội thì cũng chỉ dùng đến 10% não bộ.

Các nhà khoa học chưa khám phá ra 90% não bộ để làm gì? Các nhà tâm lý học gọi là vùng Vô thức, các nhà văn gọi là Tiềm thức.

Chúng ta, ai cũng có nhiều tiềm năng trong bộ não, nhưng kích hoạt tiềm năng, khám phá bản thân lại là vấn đề khó khăn. Phương Đông có rất nhiều phương pháp để kích hoạt tiềm năng của bản thân. Chỉ có con đường Tâm linh mới khai mở ra nhiều tiềm năng (với điều kiện thực hành đúng phương pháp).

Ngày nay, ở Mỹ và Phương Tây quan tâm đến chỉ số EQ hơn là chỉ số IQ. Nói tổng quát, IQ là chỉ số thông minh, chỉ số EQ là Trí tuệ cảm xúc. Các nhà nghiên cứu - ứng dụng tâm lý đều nhận thấy rằng, chỉ số EQ có liên quan mật thiết với lương tâm, đạo đức, văn hóa văn minh. Chỉ số EQ tỷ lệ thuận với một số chỉ tiêu sau đây: vị tha, bao dung, độ lượng...

Ví dụ: những người làm nghề báo chí, Quảng cáo, PR, Event, đòi hỏi ý tưởng sáng tạo rất nhiều, liên tục. Nếu cá nhân nào rèn luyện chỉ số EQ tốt thì đến một giai đoạn "chín muồi" - họ dễ dàng sáng tạo, thông minh, xử lý tình huống nhanh nhạy, giao tiếp khéo léo, ứng biến linh hoạt - họ không bị tuổi tác hạn chế khả năng sáng tạo, trí nhớ, trí tuệ.

Vô Thức là gì?

Trước khi tìm hiểu về tâm linh của con người, bạn nên tham khảo sơ qua khái niệm vô thức trong não bộ. Vô thức là kho chứa bản năng, tội lỗi của chúng ta. Vô thức rất phức tạp.

Ví dụ, người tư duy tự do (không có phương pháp thực hành tâm linh) thì càng về già càng dễ thay đổi tính nết, vì theo thời gian tư duy, kinh nghiệm sống tích tụ nhiều, dồn nén sâu vào vùng vô thức.

Vì vô thức là một kho tối tăm không ánh sáng chồng chất ký ức, bản năng, tội lỗi, cho nên người nào sống có lương tâm thì về già phúc hậu, tránh được nhiều vùng tối của vô thức sai khiến.

Ví dụ người sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, sách, đồ họa, IT, thiết kế... phải tập trung tư duy chuyên môn sâu, dần dần tư duy đi vào vùng vô thức. Nếu tư duy của người đó không chân - thiện - mỹ, không có phương pháp thực hành tâm linh đúng đắn thì sớm muộn người đó cũng bị thui chột sáng tạo, hoặc sáng tác "bậy", "phô"...

Ví dụ người sử dụng Internet hàng ngày có sự tập trung trước màn hình nhiều thời gian, cũng là con đường dẫn tư duy vào vùng vô thức. Nếu không có phương pháp thực hành tâm linh đúng đắn thì người đó cũng chịu những hệ quả về sức khỏe tâm lý, sinh lý, trí nhớ, tư duy, khả năng sáng tạo...
"Vô thức" là một thuật ngữ làm đau đầu các nhà Tâm lý học phương tây. Họ có một chìa khóa duy nhất để "mon men" vào vùng vô thức là thuyết của Freud - nhà tâm lý học người Áo. Và vô thức được hiểu gắn liền với bản năng gốc (sex).

Đối với khoa học của Phương Đông thì vô thức được ví như bức tường bao quanh kho rắn độc. Phương Đông phát minh, sáng chế ra hàng ngàn chìa khóa để chinh phục vô thức. Ví dụ: Nhân điện, cảm xạ học, khí công, thiền định, Yoga, Cửu âm chân kinh, Nga mi, Thiếu lâm tự, Võ Đang, Pháp Luân Công, Vĩnh Xuân.v.v...

Mỗi phương pháp (pháp môn) có ưu khuyết điểm khác nhau. Có pháp môn để lại phản ứng phụ trên diện rộng. Có pháp môn được ví như một con đường nhỏ bị giới hạn chắn ngay phía trước. Và ngược lại, có con đường dài vô tận, thênh thang, đó là những pháp môn an toàn, siêu việt, toàn diện của đạo Phật được lưu lại qua hệ thống kho tàng kinh sách.

Vậy thì, vấn đề cần đặt ra: Vượt qua vô thức để làm gì? Thực hành tâm linh để làm gì?

Tâm linh và kết nối không gian

Trong cuộc sống, cá nhân nào không khai mở tâm linh thì người đó có quỹ đạo cuộc sống nhàm chán, tư duy lặp đi lặp lại, tâm hồn bị hạn chế. Nếu ví bộ não của mỗi người là một computer không kết nối thì ngân hàng dữ liệu phụ thuộc vào điều kiện thực tế của Main , RAM...

Mỗi bộ não là một ăng ten thu phát sóng. Khi máy tính (bộ não) của chúng ta không kết nối với máy tính khác thì ngân hàng dữ liệu của chúng ta hạn hẹp trong ổ cứng, khả năng chia sẻ dữ liệu ít thuận tiện. Nếu một cá nhân kết nối với nhiều người khác, thì người đó sẽ có nhiều cơ hội trong cuộc sống, công việc và tình cảm. Như thế, dữ liệu trong tâm hồn người đó sẽ phát triển hơn.

Cũng ví như một computer kết nối mạng nội bộ, thì tối thiểu nó cũng có khả năng chia sẽ dữ liệu nhanh và tiện hơn. Ở phạm vi lớn hơn, computer kết nối Internet, thì có nghĩa là cánh cửa mở rộng trên siêu xa lộ. Ngân hàng dữ liệu khổng lồ được mở rộng bộ nhớ trên hệ thống server, mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng chia sẻ dữ liệu. Quá trình khai thác dữ liệu trên xa lộ được ví như quá trình giác ngộ tâm linh. Nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt, và tâm linh cũng thế!

Người thích khai thác xa lộ (tâm lý, tâm linh) với thái độ tiêu cực, giải trí bất thiện, dữ liệu bẩn, dữ liệu không mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, dữ liệu ô nhiễm, virus... thì máy tính của người đó rất dễ bị "tảu hỏa nhập ma", tức là trí tuệ tụt lùi, sức khỏe giảm sút, tâm lý tính cách bị ô nhiễm.v.v... Như thế, tâm linh của người đó đi về vùng tối.

Ngược lại, người khai thác xa lộ (tâm lý, tâm linh) với thái độ thiện, nghiêm túc, nhằm mục đích tích cực, chia sẻ, giải trí trong sáng lành mạnh (thanh bai), học hành, công việc... thì tâm linh sẽ đi về vùng sáng. Một cộng đồng, một xã hội, ai cũng nhiệt tình chia sẻ tấm lòng, chia sẻ dữ liệu "sạch" thì xa lộ thông tin ẩn chứa đầy ắp các cơ hội và tri thức.

Xa lộ (tâm lý, tâm linh) chỉ là phương tiện, nếu thiếu sự chia sẻ, quan tâm thì siêu xa lộ nghèo nàn, không có nhiều giá trị và ý nghĩa nữa. Như vậy, vẫn hệ thống server ấy, vẫn xa lộ thông tin ấy, nhưng sử dụng sạch hay bẩn? thiện hay ác? hay thiện ác xen kẽ thì kết quả tâm linh sẽ tương ứng theo, trong đó chịu ảnh hưởng cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Không quan tâm và chia sẻ (ích kỷ) thì cũng chẳng sao: không chết người. Nhưng rõ ràng, một cộng đồng người văn minh thường xuyên chia sẻ là đã góp phần phát triển cơ hội cho từng cá nhân và cả cộng đồng. Như vậy, sự quan tâm và chia sẻ tâm hồn, vật chất là một văn minh của thời đại "Thế Giới Phẳng".

Không gian tâm linh khác biệt với không gian vật lý (3 chiều). Chúng ta chưa đắc đạo tâm linh thì không thể hiểu được không gian thứ 4 này. Bạn có thể hình dung: trong không gian tâm linh, quá khứ - hiện tại - tương lai không có sự cách xa, nó là 1 nhưng không lẫn nhau.

Có thể ví không gian Internet có nguyên lý giống với không gian tâm linh. Ví như bạn sử dụng Internet, không gian đó cho phép bạn truy cập thông tin, hình ảnh của quá khứ và hiện tại trong cùng một thời điểm. Hoặc ví dụ như blog Yahoo có chức năng cài đặt update bài viết cho tương lai. Như vậy, tương đối, quá khứ - hiện tại - tương lai không có ranh giới trong Internet.

Trong không gian tâm linh, không có sự xa cách như vật lý, ví dụ bạn đang ở Việt Nam và bạn đến Mỹ bằng một ý niệm tâm linh nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Mỹ hay Việt Nam trong không gian tâm linh vẫn chỉ là một nơi, nhưng không lẫn nhau. Giống như bạn dùng Internet, một cú click chuột bạn lướt từ VN sang Mỹ.

Như vậy, một bộ não mở cánh cửa tâm linh kết nối với vô vàn bộ não khác, vượt không gian và thời gian. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, kết nối với điều thiện, điều tốt đẹp thì bạn đang tiến hóa văn minh, ngược lại, kết nối với những thứ ô nhiễm, đen tôi thì coi như bạn đang đi về phía hố sâu, vực thẳm.

Người tiêu dùng thông thái

Theo dự báo của các nhà khoa học, xã hội học phương Tây, thế kỷ 21 là thế kỷ tâm linh. Dự báo này càng đúng khi tốc độ bùng nổ thông tin, internet phát triển như vũ bão. Song song với quá trình toàn cầu hóa, các giá trị văn hóa, giá trị sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội sẽ bị đảo lộn, bị thay đổi với gia tốc "chóng mặt". Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, stress hơn bao giờ hết. Ai không thể chấp nhận sự thật này, tự cá nhân đó bất mãn, tuyệt vọng với thế giới bên ngòai, hoặc bị tách rời guồng quay của xã hội...

Một thực tế khác, chúng ta đang chứng kiến sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tất cả sự thật đã, đang và sẽ diễn ra - đó là dấu hiệu của một thế kỷ tâm linh!

Ngày nay, sách vở, thư viện, internet bùng nổ thông tin, sách về tâm linh cũng nhiều vô kể. Chúng ta mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều phải thận trọng tìm hiểu thông tin, mẫu mã, chất lượng. Vậy thì lĩnh vực tinh thần - tâm linh cũng vậy, ta đi tìm phương pháp để nghiên cứu, thực hành là ta phải thận trọng tìm hiểu thông tin, chất lượng, kinh nghiệm... (của thế hệ cũ, lịch sử). Nghĩa là chúng ta phải đóng vai "Người tiêu dùng thông thái".

Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng... xuất phát từ tính chất thánh thiện cực độ, tôn trọng thiên nhiên, bình đẳng bác ái giữa người với người, giữa người với thực vật và động vật. Chúa Giê Su, Phật Thích Ca, Thánh Mohamed, Lão Tử, Khổng Tử... đều là những thánh nhân vĩ đại vô cùng, để lại hệ thống giáo lý - đi theo quy luật tiến hóa của vũ trụ. Chỉ tại con người, những thế hệ lịch sử đã ứng dụng sai giáo lý, hiểu sai và thực hành sai nên chia rẽ giáo phái, tôn giáo, mê tín dị đoan, thậm chí sai đến mức cực đoan - ôm bom đi khủng bố. Dù trường phái tâm linh nào thì cũng không thể đi trái với quy luật khách quan của vũ trụ: CHÂN - THIỆN - MỸ.

Cuộc sống tâm linh đòi hỏi chúng ta phải đặt trí tuệ suy xét song song với niềm tin. Niềm tin và Trí tuệ. Chính Einstein đã dạy sinh viên rằng "trước khi tin lời tôi nói, hãy nghi vấn, suy xét, ngẫm nghĩ, tư duy, chừng nào thấy điều đó đúng thì hãy tin."

Một câu nói của nhà bác học Einstein là "nếu phải lựa chọn tôn giáo thì Phật giáo là văn minh nhất của loài người".

Ngày nay, Liên Hiệp Quốc đã công nhận ngày Đại lễ Vesak của Phật Giáo, đây là thông điệp giống như Einstein đã nói.

Loại trừ những yếu tố nghi lễ tôn giáo, mê tín dị đoan, tín ngưỡng dân gian bản địa... bạn sẽ học hỏi được trí tuệ và chân lý từ Đức Phật Thích Ca.

Vậy thì, vấn đề đặt ra: Thực hành tâm linh để làm gì?

Tôi đã có câu trả lời cho riêng mình... Thực ra, mỗi người sẽ tìm được những câu trả lời phù hợp với bản thân. Và nếu bạn muốn vượt qua vùng Vô thức của mình thì hãy đi tìm chính pháp, để ứng dụng thực hành trong cuộc sống. Chúng ta phải đi tìm, phải khảo sát, phải tư duy logic. Việc chọn phương pháp thực hành tâm linh... tùy thuộc vào đạo đức và trí tuệ của mỗi người.

Trong mênh mông kiến thức của nhân loại, của Phương Đông, Phương Tây, tôi quyết định lựa chọn giáo lý của Phật giáo để ứng dụng. Những chứng nghiệm vi diệu thực tế mà tôi được trải nghiêm là vô giá, khi giác ngộ ánh sáng Phật pháp tôi mới biết là cuộc đời tôi may mắn, thành công, và đi về phía ánh sáng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Tạo hóa kiểm soát nhân gian cũng bằng luật

    27/11/2011Hà YênKhi đã hội đủ các điều kiện để sự sống xuất hiện, Tạo hóa tiếp tục thực thi một đề án vĩ đại hơn : Mở đường cho một loài đông vật cao cấp ra đời, “cấy” vào não bộ của nó một “con chíp” ý thức, và dần dần, đưa nó hòa nhập vào Trường thông tin ý thức bậc cao, hiện hữu khắp nơi và vận động vĩnh hằng cùng Vũ trụ. Động vật cấp cao ấy chính là Con người...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Hành trình tâm linh bản ngã

    13/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTa hành động hay ứng xử thường hướng về phía trước. Nhưng điều xấu thật sự và khó lường lại hay ở lại phía sau, theo dấu chân ta mà theo đến. Bởi vậy Mắt nhìn trước nhưng Tâm lại cần nghe được xung quanh. Như là câu chuyện của hành trình đến tương lai cần có cả Trí huệ của Người và Tâm Linh của Trời Đất...
  • Tâm linh hiểu theo Ngũ hành và năm quy luật của nó

    20/01/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta sống mỗi ngày trong Cuộc sống thực tại đầy gian truân và thách thức, nhưng vẫn giữ được Chân Thiện Mỹ sao cho ít nhất mỗi chúng ta để lại được giá trị tốt đẹp mà người sau có thể kế thừa và phát triển còn chúng ta thì Thanh thoát vượt ra ngoài khổ ải đầy đọa của Kiếp Trần Ai... Như người xưa nói: có thể mỉm cười như Đức Phật...
  • Cây đời Tâm linh

    14/06/2009Nguyễn Tất ThịnhVận là cơ hội quan trọng có thể gặp được trong khoảng thời gian ngắn, từ đó kích thích, thúc đẩy những thay đổi, những mưu cầu lớn. Chớp được nếu có Nhân Sinh Quan tốt...
    ...
  • Suy tưởng tiếp cận Tâm Linh

    22/04/2009Nguyễn Tất ThịnhCon người đã đưa thiết bị lên Sao Hỏa, đã vẽ nên Bản đồ Gen của chính mình….Nhưng chính vì vậy Con đường bí mật đi đến tìm hiểu ý niệm về Thượng Đế - Thế giới Tuyệt đối – có vẻ như gần hơn, lại càng làm Con người khát vọng hơn bao giờ hết! Để ít nhất cũng ngộ ra một điều rằng : Bản thân Khoa học Công nghệ, dù phát triển đến đâu nhưng là quá hữu hạn để thỏa mãn khát vọng đó...
  • Chia sẻ về Tâm linh của chúng ta

    31/03/2009Bùi Quang MinhĐó chính là lúc ta lắng đọng, suy tư và khẳng định cái quyền làm người của mình ở mức cao nhất, luôn luôn ẩn chứa trong bản nguyên ta. Đó là quyền hướng thiện, sống tốt hơn với cái nhân của ta, khám phá vô tận những giá trị tinh thần của ta. Vì những điều đó mà từ hành trình trải nghiệm của mình, chúng ta chia sẻ những phong phú, hiểu biết của bản thân ta về chính chúng ta: Một con người thực sự là gì?
  • Tâm linh là gì? Như thế nào? Từ đâu? Tại sao?

    07/03/2009Tinh TiếnTừ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
  • Giải mã thế giới tâm linh

    03/03/2009Trà LongTừ lâu, nhân loại vẫn có lòng tin về sự có mặt của một không gian có thể đồng hành với thế giới của chúng ta. Và sự suất hiện những khả năng đặc biệt của một số người càng củng cố cho chúng ta niềm tin về sự có mặt của thế giới “bí ẩn”đó. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này dưới giác độ khoa học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) đã ra đời.
  • Nghi thức tâm linh - sự bi hài của đền chùa Việt

    12/02/2009Ngô Mai PhongĐã nói đến văn hóa lễ hội đền chùa, tất phải nói tới nghi thức tâm linh. Nhưng nghi thức tâm linh tại các đền chùa Việt như thế nào? - "Còn nhiều lộn xộn" - đó là nhận xét của nhà báo Hoàng Hưng - một người vốn để nhiều tâm căn nghiên cứu về văn hóa đền chùa.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

    20/01/2009Trần Văn ĐìnhMục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.
  • PR xuyên đời sống vào tâm linh

    13/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi giành mục suy ngẫm số 13, con số đặc biệt này để viết về PR, ngắn gọn, như một thông điệp với bạn đọc về một ý nghĩa mở rộng của PR… Sự phát triển tiếp như thế nào đó là con đường tư duy của bạn đọc...
  • Bàn về Tâm linh và Tâm thức

    12/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn khởi đầu cho những bài viết tiếp sau về chủ đề mà bất cứ ai, tạm có thể nói về bản thân là trải nghiệm, cũng ít nhất đôi lần tự đặt câu hỏi. Thực ra, cho dù là Vô thức, ai cũng đang hành trình đến…để thấy được rằng: Có một điều gì đó cựa quậy sống động từ sâu thẳm đời sống tinh thần, một khi Ngộ được, sẽ giải tỏa được kho năng lượng vô hạn của Bản thân…
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

    12/07/2008Đỗ Kiên CườngĐại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng, vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Thực nghiệm tâm linh

    12/10/2007R.TagoreGiới thiệu hai luận văn tôn giáo - triết học Thực nghiệm tâm linh và Tôn giáo của một nghệ sĩ, chúng tôi muốn bạn đọc, một mặt, tiếp cận được với vấn đề tâm linh nói chung và tâm linh ấn Độ nói riêng đang trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay và, mặt khác, qua đó nắm được ngọn nguồn nghệ thuật của Tagore để từ đó có một cách đọc khác về ông. Tagore viết về triết học mà như viết về nghệ thuật, viết một cách nghệ thuật...
  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • Chân dung nhà tâm lý học: Sigmund Freud và học thuyết phân tâm

    09/07/2005Ngụy Hữu TâmCuộc đời Freud cũng mâu thuẫn như thuyết của ông... Đời sống tình dục của con người là lĩnh vực mà ngay những chuyên gia giỏi nhất, thậm chí đôi khi chính Freud, cũng phải mò mẫn trong bóng tối. Kỳ vọng có sự nhất trí là không tưởng...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ