Thực nghiệm tâm linh

05:28 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Mười, 2007

Lời giới thiệu

Rabindranath Tagore (1861 - 1941) nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của ấn Độ, từ lâu đã không còn là một gương mặt lạ lẫm với bạn đọc Việt Nam. Những tác phẩm thơ, văn xuôi và kịch nổi tiếng của ông đã được dịch ra tiếng Việt. Là người châu Á đầu tiên được giải thưởng Nobel Văn học (1913) nên tên tuổi R. Tagore đạt tới sự vinh quang toàn cầu.

Đọc một sự nghiệp trước tác đồ sộ như của Tagore, dĩ nhiên, là có nhiều cách đọc. Nhưng với bạn đọc Việt Nam, hình như, chúng ta thường chỉ đọc theo cách đọc Na dim Hichmet, một nhà thơ cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ: "Tôi rất yêu thơ Tagore và nhạc của Bách; Tôi cóc cần cái vẻ thần bí của họ. Xuyên qua vẻ thần bí trong tác phẩm của họ, cái đọng lại là lòng yêu cuộc sống, lòng yêu cuộc đời" Cách đọc này dường như đối lập sự thần bí với lòng yêu cuộc sống trong thơ Tagore, đối lập tính tôn giáo và tính thế tục ở ông và, do đó, vô hình trung khuyến nghị độc giả gạt bỏ cái huyền bí thiêng liêng ở thơ ông, mà thực chất là gạt bỏ thơ ông.

Thực ra, tình yêu cuộc sống, tình yêu cuộc đời của thơ Tagore nói riêng và toàn bộ tác phẩm của ông nói chung đều xuất phát (đồng thời cũng là sự biểu lộ) của một khởi nguyên là tâm linh Ấn Độ. Tâm linh này, đến lượt nó, lại bắt nguồn từ nền minh triết sâu xa, nhất là triết học sâu sắc của Upanishad (áo nghĩa thư). Đó là quan niệm về nhất thể tính, về Một của vạn vật, trong đó bản ngã hợp nhất với đại ngã, con người hợp nhất với vũ trụ, cá nhân hợp nhất với tộc loại. Sự hợp nhất này chỉ có thể đạt được qua và bằng tình yêu: "Trí tuệ biệt lập ta với những vật cần biết, còn tình yêu biết đối tượng của mình bằng sự hòa hợp". Đó chính là "Tôn giáo của một nghệ sĩ", một nghệ sĩ như Tagore. Và để đạt được sự huyền nhiệm đó, phải phá vỡ những quan niệm cũ lạc hậu ở phương Đông và những quan niệm mới (du nhập) của phương Tây, tức là phải "Thực nghiệm tâm linh".

Giới thiệu hai luận văn tôn giáo - triết học Thực nghiệm tâm linh và Tôn giáo của một nghệ sĩ, chúng tôi muốn bạn đọc, một mặt, tiếp cận được với vấn đề tâm linh nói chung và tâm linh ấn Độ nói riêng đang trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay và, mặt khác, qua đó nắm được ngọn nguồn nghệ thuật của Tagore để từ đó có một cách đọc khác về ông. Tagore viết về triết học mà như viết về nghệ thuật, viết một cách nghệ thuật, hay đúng hơn, ở ông triết học và nghệ thuật là một, là tâm linh. Bởi thế, dịch Tagore là rất khó. Bản dịch mà chúng tôi sử dụng ở đây hẳn sẽ có những điểm chưa làm hài lòng bạn đọc, nên rất mong được lượng thứ.

Đỗ Lai Thúy


Mục lục


I. Sadhana

  1. Cá nhân và vũ trụ
  2. Ý thức về tâm linh
  3. Vấn đề cái ác
  4. Vấn đề cái ta
  5. Thực hiện trong tình yêu
  6. Thực hiện trong hành động
  7. Thực hiện thẩm mỹ
  8. Thực hiện vô biên

II. Tôn giáo của một nghệ sĩ

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ