"Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

12:00 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Năm, 2007

Có anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.

Cháu gái 19 tuổi, đoàn viên, võ sĩ Teakwondo gọi điện giật giọng: "Bác ơi hôm qua cháu nằm mơ thấy cắt móng tay, có sao không bác?". Bác bảo: "Theo sách giải đoán giấc mơ thì mơ thấy cắt móng tay là điềm báo sẽ cãi nhau vặt với mấy đứa cùng lớp". "Ôi thế thì chả sao, cháu cứ lo bố đi công tác xa có chuyện gì!".

Chuyện các quan lớn, quan bé các đại gia, tiểu gia có "bốc sư" tư cũng không hiếm. Nhất cử nhất động, "phi vụ" nào cũng phải xin một quẻ. Thấy bảo rút thẻ xăm, bấm giờ, bấm quẻ, tính tuổi các đối tác rồi phán như thần: Được! Đại phát! Nếu phi vụ đó thắng đậm thì đãi thầy vài vé, thắng nhạt thì một chầu bia ôm. Thua thì thầy sẽ lý giải rành rẽ tại sao để lần sau biết mà né.

Vừa gặp bạn cũ làm cấp vụ ở trung ương đi cùng một đại văn sĩ, thầy phán luôn: Ông không được đi dép có quai, phải đi giày, đen, nâu là hỏng. Còn ông cắt ria đi cho gọn, đầu tóc cầm kiểu đinh thế kia, mất hết lộc có khi còn ốm đau nữa ấy chứ, mình ăn ở cái oai "xuất giá công khanh" kia mà. Thế mà rồi hai vị kia cũng đổi giầy sửa tóc thật! Thôi cứ theo cụ Khổng: Với quỷ thần cứ kính nhi viễn chi. Kính cẩn vẫn hơn. Chả biết có quỷ thần hay không? Nhưng nhỡ có thì sao!

Nhiều gia đình ngân sách chi cho "tâm linh": Cúng vái ngày sóc vọng, ngày giỗ, cúng sao đầu, giữa, cuối năm, xem bói, đi đền, đi chùa, có khi cả "tua" liên hoàn 10 chùa thiêng một lượt, có khi tour quốc tế tâm linh sang tận Tây Tạng hay Myanmar vài ngàn USD một người... cộng lại chắc còn hơn ngân sách chi cho sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Nói gì nữa, tâm linh mà không là văn hoá à?

Danh lam thắng cảnh là nguồn thu của quốc gia và môi trường văn hoá tâm linh của quốc dân. Thí dụ chùa Hương, chùa Bà, điện Hòn Chén... chẳng là một nguồn thu ngân sách quan trọng của địa phương sao.

Vụ cáp treo chùa Hương từng gây ra một cuộc chiến kinh tế giữa mấy công ty. Sở Thừa Thiên-Huế thu mỗi thẻ xăm tre có số và lời giải ở Hòn Chén 2.000đ, chùa Bà An Giang bỏ 8 tỉ đồng làm một trại điêu khắc quốc tế cho du lịch tỉnh nhà.

Còn hàng vạn chùa, đền, miếu thiêng khắp nước là nơi hành hương của mấy chục triệu người quanh năm chi thu không biết có tính cho ngành công nghiệp không khói hay không.

Người ta khánh thành chùa Đồng mới lớn nhất Việt Nam. Một đại gia chi không biết mấy trăm tỉ cho một Đại Nam Quốc Tự xem ảnh thấy hoành tráng hết ý. Các danh lam còn thu nhập cao, dân chi nhiều tiền vì gắn với các lễ hội.

Du lịch - văn hoá - tâm linh thành ba trong một ở môi trường danh lam thắng cảnh. Tôi tự hỏi đây có phải là một quốc sách văn hoá và kinh tế của nước ta hay không; tự phát hay có chiến lược; hay Nhà nuớc và nhân dân cùng làm?

Tôn giáo đang là chuyện quá lớn, bao trùm toàn cầu. Tôi chẳng dám lạm bàn vì căng thẳng tôn giáo gần kề với súng đạn, bạo loạn và đủ sự bất an. Chỉ biết rằng sự an bình của tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tâm linh chính là một rường cột của mọi xã hội.

May cho đất nước nào có được sự hài hoà tôn giáo - không cực đoan. Nhà nước và tôn giáo, tôn giáo và văn hoá từng, đang và sẽ là những vấn đề chiến lược "cốt tử" của mỗi quốc gia. Ai ai, làng nào, huyện nào, tỉnh nào, nuớc nào cũng có hai phận đạo và đời. Hài hoà được thì tốt nhất. Quá đà u mê-tín hay thực dụng trắng trợn tàn bạo đều làm mất cân bằng đạo và đời.

Dân gian hay đùa vui khi nói mong muốn của mình: Hoà hợp giữa đạo và đời, giữa chính quyền và tôn giáo, giữa tâm linh với tiền bạc.

Tâm linh có lẽ chẳng siêu hình tý nào!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ