PR xuyên đời sống vào tâm linh
Tôi giành mục suy ngẫm số 13, con số đặc biệt này để viết về PR, ngắn gọn, như một thông điệp với bạn đọc về một ý nghĩa mở rộng của PR… Sự phát triển tiếp như thế nào đó là con đường tư duy của bạn đọc...
Ngay cả khi Một Ai vừa chết đi rồi, trong đám tang. ngân vang trầm mặc mà thông thiết, đầy xúc động những mĩ từ về Công Quả, Cốt cách, Đạo đức của người đã khuất… Lạ thay, ngay cả những cái tai vốn vô cảm, những cái đầu thường bức xúc về những vấn đề của mình, cũng thấy thấm vào mình nhiều hơn bao giờ hết những chiêm nghiệm về bản thân, qua sự từ giã cõi đời của người quá cố.
Hóa ra khi tịnh kho Cuộc đời, ai cũng còn có một điều gì đó hay ho, một giá trị tương tự như trên để có thể viết được điếu văn, để có thể truyền đến người còn sống những Tâm cảm dường như nếu chỉ có sống xấu thì không ai có thể chết mà nhắm mắt khi trong cô đơn không ai đến viếng
Rồi những nghi lễ, cho dù trong cảnh nghèo nàn, cũng phải được đảm bảo thực thi ở mức tối thiểu, tạo ‘Đường Linh lên Trời’ cho người đã khuất và để ghi sâu cái ‘Đạo Đời’ với người đang sống. Trong nghi lễ như vậy người ta thấy Gia Tộc, Gia Phả, Gia Phong, Gia Giáo, Gia Pháp, Gia Qui. Những Cờ Phướn giương lên thành hàng lối… như là sự diễu hành của Tôn Ti, của Sự Sống kỉ cương trong Họ Tộc đẩy lùi Ma Quỉ chắn đường
Đó là PR vậy. PR coi tất cả những gì đang xảy ra mà có cơ hội tác động đối với những người đang sống, ở mọi qui mô đều là sự kiện. Nó gắn với Con người, dù đang sống hay đã chết, miễn là phải có thực những gì đang được nói đến, gây thổn thức con tim, gắn với Nghi Lễ, tạo nên những phút ‘dừng hiếm hoi’ trong cuộc đời đầy bụi bặm, hình thành nên Tâm Thức.
Và một Người nào đó có đủ tư cách, đóng được vai đại diện, có bề dày trải nghiệm, đặc biệt là cái Đức của họ đủ để những lời của họ cất lên, hơn là một Niềm Tin, đó là xúc cảm…Nhờ điều đó từng người tham dự tìm kiếm ở đâu đó rất khuất trong con Tim, đâu đó một mảnh sống vụn vặt của họ một Niềm Tin về Giá trị Sống, của chính họ, chứ không phải là ai cho họ…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005