Giải mã thế giới tâm linh
Từ lâu, nhân loại vẫn có lòng tin về sự có mặt của một không gian có thể đồng hành với thế giới của chúng ta. Và sự suất hiện những khả năng đặc biệt của một số người càng củng cố cho chúng ta niềm tin về sự có mặt của thế giới “bí ẩn”đó. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này dưới giác độ khoa học, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) đã ra đời.
Nhiều năm trước, đặc biệt là những năm 1990, một số cán bộ quân đội nước ta (Đại tá - nhà báo Hàn Thụy Vũ, Đại tá Tạ Doãn Địch, cố GS. Ngô Vi Thiện…) có mong muốn và đã tìm được mộ của nhiều đồng đội mình với sự hỗ trợ và giúp sức của những người có khả năng đặc biệt (nhà ngoại cảm ): Trần Quang Bích, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Thẩm Thúy Hoàn, Phan Thị Bích Hằng…,Trung tâm NCTNCN đã ra đời, dưới sự bảo trợ và đồng tình ủng hộ của Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam( VUSTA ). GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức, Nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, GĐ Trung tâm NCTNCN cho biết, sự ủng hộ nhiệt tình của GS. Hà Học Trạc và cố GS – Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch VUSTA, cuối năm 1996, PGS.TS Ngô Đạt Tam và một số nhà khoa học khác ( cố GS.Ngô Vi Thiện, có GS.TSKH Lê Xuân Tú, GS.TSKH Phan Anh, cố GS.TSKH Nguyễn Đình Ngọc, GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, TS Bùi Hoàng Oanh…) đã tập hợp nhau lại thành lập trung tâm. Mục tiêu chính của trung tâm là nghiên cứu môn khoa học về tâm linh (hay còn gọi là khả năng tiềm ẩn của con người). Để việc nghiên cứu có hiệu quả, hoạt động nghiên cứu được thực hiện ở 3 bộ môn: Dự báo và thông tin, Năng lượng sinh học, và Cận tâm lý.
Kể từ ngày thành lập đến nay, GS Đào Vọng Đức cho biết, trung tâm luôn hướng vào mục tiêu nghiên cứu những khả năng tiềm ẩn về con người, nhằm ứng dụng những khả năng đó vào thực tiễn cuộc sống phục vụ lợi ích cuả đất nước và cộng đồng. Cụ thể, sau hơn 10 năm hoạt động, trung tâm đã thực hiện thành công nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao, tìm được hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ và những người quá cố từ thời xưa dưới sự hỗ trợ của những nhà ngoại cảm đến từ khắp ba miền của đất nước. Trong lĩnh vực tìm mộ bằng khả năng đặc biệt, đề tài TK – 06 “Nghiên cứu tìm mộ tập thể liệt sĩ ở Tây Nguyên” năm 2002 do Thiếu tướng, TS Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý chủ trì đã giúp tìm được hàng chục hài cốt của các chiến sĩ ở Knak, huyện Kbang, Gia Lai. Nội dung và kết quả của đề tài có thể được tóm tắt như sau: Tháng 3 năm 1965, trận đánh Trường biệt kích Tây Nguyên ở Knak, huyện Kbang, Gia Lai không thành công đã để lại trên 400 liệt sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công 409 ( Quân khu 5), một đơn vị đặc công tỉnh Bình Định và một đơn vị trực thuộc Trung đoàn 95A.
37 năm trôi qua, câu chuyện tưởng đã trôi vào quên lãng. Nhưng, việc ông Phạm Văn Mẫn (thân nhân một trong số liệt sĩ đó) quyết tâm đi tìm mộ đã khiến “bức màn bí mật” được “vén lên”. Được sự giúp đỡ của Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị, Cục chính sách – Tổng cục chính trị, Bộ Tư lệnh và cơ quan quân khu 5, lãnh đạo Bộ Chỉ Huy quân sự, nhân dân tỉnh Gia Lai cũng như huyện Kbang, và một số nhân chứng là cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp chiến đấu tại Knak năm 1965, một số nhà ngoại cảm gồm Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bẩy, Thâm Thúy Hoàn cùng với các cán bộ của bộ môn Cận tâm lý Trung tâm NCTNCN, thân nhân liệt sỹ ( ông Phạm Văn Mẫn và Ngô Ngọc Quang) đã tiến hành 6 đợt tìm kiếm cũng diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả nhưng kết quả đề tài đã thỏa mãn ước nguyện bấy lâu nay của các thân nhân liệt sĩ, mang lại niềm vui, hạnh phúc lớn lao cho gia đình họ.
“Bước đầu thống kê, phân loại một số người có khả năng đặc biệt” do tập thể cán bộ Trung tâm thực hiện cũng là một đề tài khoa học có giá trị thực tiễn và nhân văn rất cao. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, PGD Trung tâm NCTNCN thì: “Nhìn dưới góc độ khoa học thì những khả năng đó mang tính dị thường, kỳ bí, chỉ có ở một số ít người trong khi hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người không có. Không chỉ thế, những khả năng kì bí đó còn có tác động to lớn đối với đời sống xã hội, ít hoặc nhiều liên quan đến tâm linh và nguồn gốc phát sinh cũng như hệ quả của chúng gắn liền với một lĩnh vực và đang được nhiều sách báo, tạp chí khoa học đề cập…”. Trường hợp của cô Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hóa là một ví dụ. Khi trắc nghiệm khả năng đặc biệt của cô Phương tác nghiệp (điện thờ) không cần nói tên mình, tên người đã chết, nhưng “vong” là người của nhà của ai đó về và nhập và cô Phương rồi tự xưng tên, tự gọi người nhà mình vào trò chuyện. Những thông tin về tình cảm gia đình, cuộc sống trong quá khứ và cả những dự báo cho tương lai được trao đi, đổi lại làm cho người nhà của “vong” vơi đi nỗi băn khoăn hoặc cảm thấy thỏa mãn với nguyện vọng của mình. Sau hai năm thực hiện đề tài, các cán bộ khoa học trong nhóm nghiên cứu đã bước đầu nhận định: Những hiện tượng kể trên là có thật, có thực tế chứng minh hoặc đã được trắc nghiệm với yêu cầu bám sát những cơ sở khoa học.
Nói về những dự định kỳ vọng của mình trong tương lai, các cán bộ của trung tâm cho biết, họ sẽ biết, họ sẽ tiếp tục mày mò, nghiên cứu để xác định định tính và định lượng ở một tầm cao hơn, ứng dụng vào đời sống cộng đồng tốt hơn. Và , một vấn đề xuyên suốt mà các nhà khoa học quan tâm là làm sao để minh chứng cho người dân thấy đây là một vấn đề khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Đặc biệt những cái gì, điều gì mình chưa biết thì càng nghiên cứu để biết được bằng mọi phương pháp ( máy móc, thực chứng). Cũng qua quá trình nghiên cứu, các cán bộ Trung Tâm NCTNCN khẳng định, tuy khả năng đặc biệt của một số người là có thật, nhưng nó chỉ mang tính chất tương đối. Một người dù có khả năng đặc biệt đến đâu chăng nữa nhưng khả năng đó cũng không thể tồn tại vĩnh viễn mà lúc có, lúc không và chỉ trong một giai đoạn nào đó mà thôi. Những người có tâm đức, làm việc thiện thì khả năng đó kéo dài hơn. Ngược lại, ai lợi dụng với mục đích “mê tín dị đoan”, “trục lợi, kiếm tiền”… khả năng đó sẽ giảm đi. Do đó, mọi người dù có tin cũng phải có mức độ và phải kết hợp phân tích và chứng minh qua thực tế. Đối với vấn đề nâng cao sức khỏe bằng tác động của năng lượng sinh học cũng thế, ai cũng biết câu : “Có bệnh thì vái tứ phương” (nhưng cũng không nên lạm dụng điều này). Thực tế, có những bệnh phải kết hợp chữa Đông – Tây y và bằng năng lượng sinh học, đặc biệt nếu người bệnh có niềm tin, tinh thần thoải mái, bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Không vì danh, vì lợi dù còn nhiều khó khăn và thử thách, nhưng các nhà khoa học và cán bộ của Trung Tâm NCTNCN vẫn miệt mài nghiên cứu một cách khách quan bộ môn khoa học đầy bí ẩn và hóc búa này. Họ đã vượt mọi khó khăn, thách thức, gắn bó với công việc của mình với một tình yêu và niềm đam mê bất tận đối với khoa học và con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh