Tạo hóa kiểm soát nhân gian cũng bằng luật

09:26 SA @ Chủ Nhật - 27 Tháng Mười Một, 2011

Khi đã hội đủ các điều kiện để sự sống xuất hiện, Tạo hóa tiếp tục thực thi một đề án vĩ đại hơn : Mở đường cho một loài đông vật cao cấp ra đời, “cấy” vào não bộ của nó một “con chíp” ý thức, và dần dần, đưa nó hòa nhập vào Trường thông tin ý thức bậc cao, hiện hữu khắp nơi và vận động vĩnh hằng cùng Vũ trụ. Động vật cấp cao ấy chính là Con người. Lúc này, Con người đã có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của cái nôi sinh ra mình và, bằng Tư duy, nó có thể đặt ra câu hỏi về Vũ trụ và về cả chính mình.

Điều này có vẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khi mà sự tự tra vấn ấy đẻ ra cái Bản ngã không thể kìm nén. Cũng giống như loài người ngày nay tìm cách chế tạo người máy biết tư duy, mà không kiểm soát được sự xung đột của chính tư duy ấy, thì sẽ là thảm họa thương tâm, như một hậu quả tự đào mồ để chôn mình.

Tạo hóa, chẳng những đã biết trước điều đó, mà còn vạch ra, trong đề án, những “thiết kế ” hết sức chi tiết và cực kỳ thông minh, nhằm dẫn dắt cái bản ngã ấy tránh xa “cái Tôi cực đoan”, để đi đến địa vị Chúa tể muôn loài của trần thế.

Vậy, tạo hóa thể hiện điều thông minh ấy ở chỗ nào?

1. Tại sao động vật phải phân chia giới tính?

Sinh sản là phương thức để duy trì nòi giống, là phương thức chống lại sự suy giảm lượng của giống loài. Nhưng quá trình tự sinh sản đã diễn ra ở cấp độ phân tử trong giai đoạn tiến tới cấu trúc ADN rồi, thì hãy cứ theo qui trình ấy, mà mỗi cá thể tự sinh sản lấy, sẽ đơn giản hơn không?

Vấn đề nằm ở hành vi của ý thức : Đó là tư duy. Cái mà Tạo hóa ban cho mỗi cá thể được quyền sở hữu. Vì vậy, lẽ tự nhiên, Cá thể được quyền quyết định hành động theo Tư duy của mình là hoàn toàn hợp lôgic của Tạo hóa!

Rõ ràng, đây là một kẽ hở mà thảm họa tuyệt chủng có thể xảy ra : Bởi vì, nếu sự sinh sản phụ thuộc vào sở thích chủ quan, thì cá thể nào cũng sẵn sàng chọn lấy giải pháp an toàn hơn cho chính mình. Trong khi đó, với Thế giới động vật sinh tồn bằng bản năng, thì thời điểm sinh nở và nuôi con, là thời điểm nguy hiểm nhất, kẻ săn mồi sẽ ráo riết tận dụng. Xác suất “mẹ tròn con vuông” là rất thấp. Còn đối với con người thì sinh đẻ là một thứ cảm giác đau đớn. Là thời điểm sinh mạng lảo đảo “đi qua chiếc cầu độc mộc”, như dân gian đã từng ví. Như vậy, ở chế độ sinh sản tự quyết, thì cá thể nào trong Thế giới loài người, mà chẳng chọn lấy giải pháp an toàn và không đau đớn : Đó là, từ chối sinh sản. Sự chọn lựa này, cũng giống như những người thích chọn sống độc thân, để được nhẹ thân, trong xã hội ngày nay của chúng ta vậy. Nguy cơ tuyệt chủng cúng chính là lý do đó.

Để lấp kín kẽ hở này, Tạo hóa đã chọn một giải pháp hết sức thông minh : Đó là phân chia giới tính : Sự sinh sản tự quyết bị loại bỏ. Thay vào đó là sinh sản phụ thuộc, thông qua giao phối cặp Trống – mái ; Đực – cái ; Nam – nữ.

Những yếu tố để tạo ra một sinh linh không còn được sở hữu của chỉ một cá thể, mà được chia đôi cho một cặp. Sư giao hợp của cặp, sẽ dẫn tới sự hình thành trọn vẹn một sinh linh. Như vậy, trong cuộc đời, cá thể nào cũng phải đi tìm một nửa còn lại của mình để sự sinh sản được thực hiện. Cuộc tìm kiếm ấy được dẫn dắt trực tiếp bằng sự mách bảo của trái tim và mở đầu cho một sự gắn bó lâu dài để tạo dựng nên một hình thái mới : Gia đình. Một hình thái, được gắn kết bằng sợi dây huyết thống thiêng liêng. Chính màu sắc Tâm linh của huyết thống, đã đưa con người thoát khỏi kiếp sống bầy đàn của thú vật, lên một đẳng cấp cao, một cộng đồng xã hội có trật tự, có thể chế, mà gia đình, lấy Huyết thống làm nhân, tạo nên một cấu hình tế bào, gọi là Tế bào xã hội.

Bằng cách đó, Tạo hóa đã chuyển đổi từ, cái gọi là : từ chối sinh sản ở chế độ tự quyết, thành từ chối giao phối ở chế độ phụ thuộc. tránh được sự can thiệp vào tự do Tư duy của con người. Một tính toán chuyển đổi rất thông minh, Bỡi vì, lý do từ chối sinh sản tự quyết, cũng chính là lý do hấp dẫn của phần thưởng, đi kèm theo, mà Tạo hóa đã “cài đặt” sẵn trong sinh sản phụ thuộc.

Mặt khác, để đề phòng sự bùng nổ sinh thái, Tạo hóa gán cho “giống cái”, một “thiết chế ” tạo nhịp sinh học, giữ cho chu kỳ sinh sản luôn cân bằng với sinh thái : Đó là chu kỳ mà người ta gọi là “Mùa động đực” hay “Kỳ rụng trứng”.

Nhịp sinh học sinh sảncòn có vai trò hạn mức tuổi sinh sản khả ưu trong vòng đời của mỗi cá thể, nhằm đảm bảo thể chất giống nòi, đối với các thế hệ kế tiếp về sau.

Song song với thiết chế nhịp sinh học sinh sản, Tạo hóa sử dụng nghệ thuật ”Thưởng lạc “, làm phần thưởng kích mở niềm khao khát hoàn thành bản năng bảo toàn nòi giống. Và được “cài đặt” cùng với giải pháp phân chia giới tính.

2. Nghệ thuật động viên và ban thưởng

Phần thưởng đậm đà nhân văn mà Tạo hóa chỉ dành riêng cho loài người, là thổi hồn vào trái tim, đưa nó hòa nhập vào một Thế giới đắm say, tràn đầy tình yêu thương. TrongThế giới đó, Tạo hóa dành riêng một “Cõi Bồng lai” cho tình yêu nam – nữ. Những giờ phút hòa mình trong cõi Bồng lai ấy, hai nửa của nhau như được nhấp vị men nồng và cảm nhận cái đẹp ngập tràn Vũ trụ, cảm thấy sung sướng do chính mình làm nên cái đẹp ấy. Giờ đây, Trái tim đã có một đời sống : nó rạo rực lúc cùng bên nhau, nhớ nhung trong xa cách và thổn thức trong thử thách của thời gian …

Cùng tác giả Hà Yên

» Khi tạo hóa ban cho chỉ có vậy
»Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

»Nhiệm vụ nặng nề của triết học Mác Lê nin trước thách thức của vật lý học hiện đại

»Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa
»Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh
»Thử tiếp cận Khối Óc - Trái Tim bằng cái nhìn điều khiển học
»Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

Tạo hóa thật thần tình! Ban tặng cho con người một Trái tim chứa cả hai Thế giới: Thế giới Vật lý và Thế giới Tâm linh. Với Vật lý, nó là một cái “Bơm máu”, làm chức năng như ở mọi loài động vật khác. Với Tâm linh, nó hướng con người vào Thế giới của yêu thương, niềm tin và hạnh phúc.

Nhà cách mạng Giu-li-ut Phu-xich, với một khám phá bất ngờ, ông viết : “Tình yêu mà không có quan hệ xác thịt, thì đó là tình anh em”. Phát hiện đó cũng chính là triết lý hiện hữu trong Tự nhiên, mà Tạo hóa sử dụng để động viên Thế giới động vật tích cực tham gia vào quá trình bảo tồn nòi giông.

Khi mà sự sinh sản dựa trên cơ sở giao phối cặp giới tính, thì việc đánh thức lòng ham muốn ái ân, phải thắng áp đảo cảm giác lo âu trong nữ giới, bỡi sự ám ảnh thời khắc phải di qua “Chiếc cầu độc mộc”.

Con người sở hữu ý thức và Tư duy, thì điều này có vẻ phức tạp. Nhưng, tuyệt vời thay, trong giờ phút đắn đo ấy, Tạo hóa cho phép mệnh lệnh Trái tim là tuyệt đối. Và cùng với thúc dục của con tim, Tạo hóa ban cho phần thưởng thể xác : một cảm giác khoái lạc, trong giây phút ngắn ngủi, mà hai nửa của nhauthực thi trách nhiệm sinh sản.

3. Trừng phạt

Về luật Tự nhiên, thì Tạo hóa đã thành công trong “đề án” duy trì nòi giống của muôn loài. Riêng với con người, thì tình hình tiềm ẩn lắm nguy cơ phức tạp. Bởi vì Tạo hóa trao cho con người ý thức, mà hành vi của ý thức ấy, thuộc về một không gian tư duy có khả năng hòa tan mọi luật lệ.

Cái phần thưởng hấp dẫn mà Tạo hóa ban cho, trong một công đoạn khó khăn, của quá trình sinh sản hợp lệ, sẽ bị lạm dụng bỡi vô minh, khiến tư duy đẻ ra hành vi phi đạo đức.

Trong tiến trình sinh sản lành mạnh, Tạo hóa lấy Huyết thống làm nhân tố sống còn, vì nó là “Nhân” của Tế bào xã hội. Và chính Tế bào xã hộilà đơn vị để tiên lượng sự suy vong hay hưng thịnh nòi giống. và do đó cũng là, hưng thịnh hay suy vong của cả cộng đồng. Mọi hành vi phá hủy Huyết thống, về mặt tự nhiên, đều bị Tạo hóa trừng phạt rất nghiêm khắc. Loạn luân là một hành vi như vây.

Hình phạt mà Tạo hóa giáng vào hành vi loạn luân là một hệ quả thương tâm của chính hành vi đó: Quái thai!

Nhưng, vì sao sinh linh bé nhỏ kia phải gánh chịu nỗi đau thương tâm đó, mà không phải là người đã gây ra? Có hai lý do, một là : Tội làm băng hoại Tâm linh, thì phải dùng hình phạt Tâm linh tương xứng. Sản phẩm của hành động phạm tội, sẽ mãi mãi là hình ảnh giằng xé tinh thần, phủ bóng đen lên đời sống Tâm linh, làm cho kẻ phạm tội suốt đời phải sống trong đày đọa tinh thần, trong cảm giác tù ngục. Hai là : Giá trị kiếp sống làm người, mà Tạo hóa ban cho, không nằm ở thể xác, mà ở nơi tột đỉnh tinh thần, đó là Tâm linh. Sự nghiêm khắc của hình phạt phải được thực thi ở đó.

Khi công trình sáng tạo muôn loài bị xâm hại, dẫn đến nguy cơ, thì sự trừng phạt của Tạo hóa sẽ được thực thi một cách sòng phẳng và công bằng, dù đó là Thiên tử quân vương hay hạng phàm phu tục tử.

Tạo hóa sẽ ứng xử thế nào với hành vi chiếm dụng phần thưởng thể xác, để thỏa mãn nhục dục bất chính, nhưng chưa đến mức phá hủy công trình sáng tạo muôn loài của Tạo hóa, như hành vi loạn luân?

Đây là vấn đề Đạo đức. Tuy cũng là sản phẩm của ý thức, do Tạo hóa dành riêng cho loài người, nhưng nó cũng được nuôi dưỡng bỡi tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho nên cộng đồng xã hội có trách nhiệm xử lý.


Tượng Chúa ba ngôi

Nhưng, như thế không có nghĩa là Tạo hóa bỏ mặc nhân gian. Những gì thuộc về diễn tiến của ý thức và Tư duy, thì Tạo hóa không can thiệp. Tạo hóa chỉ ra tay, khi hệ quả của diễn tiến ấy, gây hư hỏng công trình mà Tạo hóa đã dày công xếp đặt.

Cộng đồng xã hội ngày nay tỏ ra lúng túng trước những vấn đề mới của Đạo đức. Vấn đề tình dục bất chính là một hiện tương như vậy, từ lo sợ sự lên án của đạo đức truyền thống, mà phải hành động ngấm ngầm, lén lút như kẻ ăn vụng, thì nay đã dần công khai, mà đỉnh cao là nâng hành động ấy lên tầm một Khoa học : Gọi là Tình dục học, và được truyền khẩu, truyền thông, truyền bá như một cuộc cách mạng nhận thức. Một vài tổ chức hoặc học giả nhanh chân, muốn mình là chiến sĩ tiên phong trong cuộc cách mạng nhận thức mới mẻ đó, tỏ ra không thua kém nền Khoa học Tình dục và các Nhà Tình dục học của Xã hội văn minh Phương tây.

“Văn hóa bắt chước” mà thiếu tư duy chắc lọc, hóa ra cũng tai họa không kém cho Văn hóa bản sắc. Đáng lẽ chỉ dừng lại ở chừng mực như: Văn phòng Tư vấn sức khỏe sinh sản, Giáo dục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Giáo dục Giới tính học đường có định hướng, thì tính khoa học nhân văn có kém đi đâu, mà giá trị bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ đời sống gia đình, và đặc biệt, bảo vệ đạo đức truyền thống, vẫn được bảo đảm.

Các “Nhà Tình dục học”, trong một cuộc hội thảo kéo dài nhiều ngày, cuối cùng đã đồng thanh đưa ra một Nhận định mang tính dắt dẫn Xã hội, đại thể nói rằng, “Đã đến lúc xã hội phải công nhận Tình dục ngoài hôn nhân”, và để giảm bớt phân nào màu sắc tha hóa, Hội thảo đã bổ sung thêm Nhận định thứ hai rằng :”Hình mẫu gia đình truyền thống vẫn cần phải tồn tại…

Đối với truyền thống gia đình Việt Nam, thì hai nhận đinh trên là hoàn toàn đối kháng. Những cuộc hôn nhân tan vỡ, những mái ấm gia đình suy sụp, chiếm một tỷ lệ cao là do “một nửa của nhau”, lừa dối và che mắt nhau để đi tìm cảm giác rạo rực mới. Vậy thì công nhận tình dục tự do, hình mẫu gia đình truyền thống làm sao tồn tại?

Một nhà Triết học Phương Tây từng viết rằng “ ”. Nghĩa là Khoa học vị Khoa học, thì quả là đúng như vậy.

Khoa học không quan tâm đến đạo đức và Khoa học không chứa trong lòng nó mầm mống của Tâm linhCùng với nghệ thuật gợi dục dưới mọi hình thái, đang xâm nhập từ bên ngoài vào đới sông xã hôi, đang làm chao đảo Tư duy lớp trẻ, thì một “Học thuyết đề cao nhu cầu lạc thú thể xác, như một khoa học sinh lý học tự nhiên” là một bước đi nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ phân mảnh gia đình và hậu quả tiếp theo là không thể nào lường được.

Dễ có đến hơn 30 năm diễn biến lệch lạc mang tính xã hội, về nhu cầu “giải phóng thể xác” nói chung và về tư duy tình dục nói riêng, con người đã tự đầu độc mình bằng một thứ hoan lạc thể xác, chiếm dụng bất chính từ Tự nhiên, hoặc bào chế dược liệu để đưa vào cơ thể, công trình mà Tạo hóa đã dày công kiến tạo.

Nguy cơ suy kiệt giống nòi đã hiện hữu và đã diễn ra đều khắp trong đời sống nhân loại. Tạo hóa đã can thiệp kịp thời bằng một hình phạt nghiêm khắc : Tuyên bản án Tử hìnhnhững ai coi giây phút hoan lạc thể xác, cao hơn giá trị của chính thân các mình, bằng biện pháp hủy bỏ hệ miễn dịch.

Con người chịu ơn Tạo hóa, đã trao cho mình trí tuệ để vĩnh hằng cùng Vũ trụ, và cũng đã sắm cho mình hệ miễn dịch để bảo toàn thân xác cùng thời gian. Không có gì thiêng liêng hơn thế và cũng không có gì quí trọng hơn thế, vây mà không biết trân trọng giữ gin, lại đem đánh đổi lấy vài phút khoái lạc mà phải vương vào tội lỗi, chồng chất thêm gánh nặng lên vai nhân loại, vì phải cưu mang họ suốt thời gian còn lại của kiếp người.

4. Kết luận

Cuối cùng, có lẽ cũng phải thẳng thắn mà nhận ra rằng, nếu sự giao phối khác giới chỉ đem lại cảm giác đau đớn và ghê sợ, như một dị vật thâm nhập vào cơ thể, thì làm sao cổ vũ được những cặp “hai nửa của nhau” tích cực tham gia vào sứ mệnh sinh sản để duy trì nòi giống?

Vì vậy, trân trọng cái “hiệu ứng cảm giác” mà Tạo hóa ban cho, là việc nên làm, với một Tư duy nghiêm túc nhất về Tính mục đíchTính đạo đứccủa nó. Tại sao lại đánh cắp rồi khoác lên nó chiếc áo Khoa học, để cổ vũ cho chủ nghĩa hưởng thụ, dưới cái nhãn “Sinh lý tự nhiên” của muôn loài, mà không chút quan tâm đến mặt Đạo đức và Xã hội?

Năm 1919, trong buổi trò chuyện với các Đại biểu Đoàn Thanh niên Công sản Lê-nin, về đề tài này, Lãnh tụ vĩ đại V.I. Lê-nin đã chỉ ra rằng : Tình dục trong khuôn khổ hôn nhân và giá thú là một trách mhiệm cao cả. tình dục ngoài hôn nhân là một hành vi vô trách nhiệm và thực sự bẩn thỉu.

Thiết nghĩ, không cần bình luận gì thêm.

Ngày 24 tháng 4 năm 2009

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao đàn ông dễ ngoại tình?

    06/04/2016Đỗ Kiên CườngNgười ta thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tuy nhiên trong trận chiến bảo vệ hạnh phúc gia đình, dường như chị em chưa chịu tìm hiểu bản chất sinh học của người đàn ông. Vì thế trong nhiều trường hợp, cách hành xử của chị em tuy đúng đắn nhưng có lẽ chưa đầy đủ.
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Tranh nhau tình yêu là phạm cả ba tội tham, sân, si

    11/10/2008Đại đức Thích Đức ThiệnTham, sân, si là gì? Theo đạo Phật, 3 tội lớn nhất của loài người là tham, sân (thù oán, nóng giận), si (ngu xuẩn, dại dột). Chúng là mầm mống sinh ra muôn vàn tội lỗi khác, đồng thời lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau...
  • Kết hôn sớm và định dạng gia đình kiểu mới

    21/09/2008Có vẻ như đang có một xu hướng kết hôn sớm trong giới trẻ hiện nay. đây là một trào lưu nhất thời, hay là kết quả của một quá trình “chín sớm” trong con đường trưởng thành của người trẻ?
  • Cội nguồn hạnh phúc

    14/05/2008Nguyễn Minh PhươngHiếm ai thấy được khuôn mặt hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng ai cũng hiểu để chung sống suốt đời với một người khác giới gọi là vợ hay chồng, rất cần yêu và thấu hiểu con người đó. Không chỉ yêu đôi mắt, làn môi, mà cần cả yêu tính cách, cử chỉ và hành động. Đó là tâm hồn ở mỗi người, là vẻ riêng biệt ẩn chứa bên trong con người đó...
  • Bến đỗ bình yên của con thuyền

    01/01/1900Thu LiễuLiệu mỗi người trong chúng ta không làm nghề sông nước có hiểu hết những ân nghĩa hàm chứa trong câu nói: gia đình phải là bến đỗ bình yên cho mỗi con thuyền neo đậu trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì để gia đình mãi là bến đỗ bình yên.
  • Những điều cần suy ngẫm trước khi kết hôn

    01/01/2007
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo

    12/05/2006Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo...
  • xem toàn bộ