Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

02:50 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Ba, 2007

Nghiên cứu quá trình phát triển của xã hi loài người cho thấy rõ sự ra đời của thể chế gia đình đã giải thoát con người ra khỏi cuộc sống bầy đàn, đưa con người từ một sinh vật phát sinh phát triển của quần thể trở thành cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội. Gia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học.

“Luật đời” và… Ta là ai?

Nghiên cứu vấn đề gia đình trong thế giới hiện đại, chúng ta thấy nổi lên một vấn đề đáng lo ngại đó là tính gia đình trong xã hội đang bị phá vỡ kéo theo nhiều hậu quả xã hội xẩy ra. Thực trựng này bắt nguồn từ chỗ người ta đã coi tự do cá nhân là tối thượng dẫn đến mối quan hệ gia đình không còn giữ được sự bền vững chặt chẽ. Trong bối cảnh đó, gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố tâm linh và mỹ học.

Tâm linh là tất cả những gì liên quan đến đời sống tinh thần của con người, là tất cả những gì gắn với sự thiêng liêng trong đời sống mỗi con người, mỗi cộng đồng dân cư. Gia đình là nơi gắn kết với những gì thiêng liêng nhất của con người, là nơi nâng đỡ cuộc đời của mỗi con người, là nơi gắn kết hiện tại với quá khứ để hướng tới tương lai cho mỗi thành viên của nó.

Nói đến gia đình là nói đến sự thiêng liêng của nó nằm chính ngay trong dòng chảy nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác và mỗi một thành viên của gia đình đều in đạm dấu ấn lịch sử mang tính truyền thống của gia đình. Chỉ có gia đình mới trả lời được câu hỏi: Ta là ai? Ta ra đời từ đâu? Và sau ta sẽ còn lại là cái gì? Chính những câu hỏi này với sự suy ngẫm nghiêm túc sẽ giúp mỗi một con người ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong cái tổ ấm ấy và rồi từ đó cố gắng rèn luyện nên cái tâm cái đức của mình để làm sâu bền thêm gốc rễ mà ta quen gọi là gia phong. Chính gia đình đã biến cá nhân – thành viên của gia đình – thành một điểm nối trong dòng chảy vô tận giữa các thế hệ. Và trong mối liên hệ đó, gia đình đã biến cuộc đời của mỗi thành viên từ hữu hạn trở thành vô hạn – sự nối tiếp hàng trăm năm sau mà sự bắt đầu lại chính là bản thân mỗi thành viên của gia đình.

Từ rất lâu, coi trọng cội nguồn của mình đã trở thành tâm thức của mỗi con người Việt Nam. Chính vì vậy tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh cảu người Việt. Coi trọng cội nguồn của mình đã trở thành đạo lý của người Việt Nam và đạo lý đó đã vượt qua khỏi không gian gia đình để vươn tới đỉnh cao của nó là hướng về cội nguồn của dân tộc. Có thể nói, ít có một dân tộc nào trên thế giới lại có ngày Giỗ tổ chung cho cả dân tộc như ở Việt Nam. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương – ngày hội, ngày lễ lớn của cả dân tộc – là sự gắn kết giữa hai yếu tố: tâm linh và văn hóa đã góp phần tạo nên một nét văn hóa độc đáo riêng có của Việt Nam.

Nhớ về cội nguồn, ghi nhớ công lao của tiên tổ đối với con cháu đã trở thành một đạo lý của người Việt Nam, đã trở thành “luật đời” đối với mỗi thành viên trong gia đình người Việt. Hầu như trong tâm thức của con người Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày và trong mỗi một thành quả lao động của chúng ta đều có công lao và sự chở che của những bậc tiền nhân đã khuất, ngay trong lễ nhập trạch (về nhà mới), trước bàn thờ tổ tiên, gia chủ thường khấn: “Con được nhập điền nương bóng cảnh đây, nhất tâm vợ chồng con xin hôm nay thỉnh mời gia tiên Cửu huyền Thất tổ cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô dì tỉ muội và thân phụ thân mẫu họ… về đây. Con mời tộc gia về thăm cửa thăm nhà yêu ngôi chính vị….” Và đạo lý đó đã thực sự hóa thân trong lối sống, cách nghĩ, thậm chí được nâng lên thành nghệ thuật trong lối chơi của người Việt. (Về điều này, nếu những ai đam mê cây thế sẽ rất hiểu rõ: dù dáng thế nào đi nữa, từ “dáng trực ngũ phúc” hay “bạt phong đầu hồi” thì ngọn cây bao giờ cũng phải hướng về gốc; nếu không đạt điều đó, cây thế sẽ không có giá trị…).

Tưởng chừng rất xa xôi

Trong đời sống gia đình, yếu tố tâm linh luôn luôn được gắn két với yếu tố mỹ học, sự gắn kết đó đã tạo nên tính nhân bản của đời sống gia đình. Yếu tố tâm linh và mỹ học trong văn hóa gia đình ở Việt Nam vừa tạo nên nét chung cảu văn hóa Việt nam vừa giữ lại cho riêng mình củamooix gia đình không bị hòa tan vào trào lưu chung của xã hội.

Trong đời sống gia đình của người Việt Nam, yếu tố tâm linh và yếu tố mỹ học luôn luôn đan quyện vào nhau và song tồn trong suốt chiều dài lịch sử của gia đình, dòng tộc. Nếu tâm linh là sự thiêng liêng thì mỹ học là yếu tố thẩm mỹ, là cái đẹp được nhìn nhận như là một khía cạnh tất yếu của đời sống gia đình, thiếu nó, cuộc sống sẽ khó hoàn mỹ.

Yếu tố mỹ học trong văn hóa gia đình được thể hiện từ nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống hàng ngày: từ sự bài trí bàn thờ tổ tiên, cách ăn mặc tươm tất, chỉnh tề của gia chủ khi đứng trước bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ tết, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau, với họ tộc. Chính yếu tố mỹ học – cái đẹp này – đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự bền vững của đời sống gia đình. Do đó, có thể nói rằng không một gia đình nào êm thấm nếu cái đẹp kia – cái đẹp tinh thần – trong gia đình bị phá vỡ. Yếu tố mỹ học – yếu tố cái đẹp trong gia đình – hoàn toàn không giới hạn ở nếp sống gia đình và cách sống của mỗi thành viên của nó mà hơn hết nó thực sự vươn tới đời sống tâm linh của gia đình.

Sự kết hợp đan xen, hòa quyện giữa yếu tố tâm linh và mỹ học có ý nghĩa đặc biện quan trọng trong việc tạo nên sự bền vững của một gia đình. Yếu tố tâm linh và mỹ học trong văn hóa gia đình tưởng chừng rất xa xôi, trừu tượng ấy nhưng thực ra nó nằm ngay trong đời sống thường nhật của mỗi gia đình: trước hết là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ cũng là nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà, sự nghiêm chỉnh trong ăn mặc cùng với thái độ thành kính của gia chủ khi đứng trước ban thờ tổ tiên đã nói lên sự tôn nghiêm của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Mâm cỗ ngày giỗ, tết luôn được gia chủ và các thành viên trong gia đình dành cho sự quan tâm đặc biệt: gia đình khá giả thì bày biện của ngon vật lạ, gia đình nghèo khó thì lễ vật đơn sơ nhưng tươm tất sạch sẽ. Sự đan quyện giữa yếu tố tâm linh và mỹ học trong văn hóa gia đình luôn được thể hiện qua những lễ vật dân cúng như: những đĩa xôi với mầu sắc khác nhau – đỏ, vàng, xanh, cốm, con gà luộc với cái đầu vươn cao, mỏ ngậm bông hoa hồng hàm tiếu, đĩa hoa cúng với mấy bông móng rồng cùng những chùm hoa sói hay một nhánh hoa cau vừa nở thơm ngát… tất cả nói lên rằng con cháu luôn dành tất cả những gì đẹp nhất, tinh khiết nhất cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó chính là cái tâm, cái đức của con cháu – của con người. Và hơn hết, trước bàn thờ tổ tiên cùng với những lễ vật dân cúng trong khói hương trầm phảng phất đã đưa con người trở về với cội nguồn, về với đạo lý “công cha nghĩa mẹ” để rồi giúp con người tĩnh tâm mà nghĩ đến điều thiện và vươn tới cái thiện.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ