Cái vô hạn trong lòng bàn tay
Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Chắc chắn đó là hai câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khởi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.
Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan của các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người; không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động nay rẽ trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa.
Từ thế kỷ XVII cho thấy đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng nên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dầu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tạo các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hoá tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo - tình yêu và lòng trắc ẩn - đã bị sai lệch hết sức thảm hoạ do những biến cố lịch sử.
Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi cũng có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn và “ánh sáng” của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đây là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.
Tuy nhiên, một số người lai cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.
Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ sa tăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.
Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới.Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một “khoa học về tâm linh”. Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.
Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ khi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiên ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong những khoa học lai không mang trong những mầm mống của tâm linh
Ngày nay, người ta lại thất có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và Phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triêt gia Jean - Francois Revel.
Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Adam Engle và Francisco Verela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (tinh thần và cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn sách đã được dịch sang tiếng pháp như Passerelles, khi tinh thần giao tiếp với thể xác và ngủ mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như khoa học Phật giáo của Alan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hoà với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức.
Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và phật giáo nằm ở tính mục đích của chúng.Đối với phật giáo, nhận thức trước hết là một liệu pháp tinh thần. Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái “tôi” mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta.
Phật giáo sẵn sàng xem xét lai các quan điểm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghji ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đặt được từ 2500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lơi răn của Đức Phật không cầu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Nhận xét các khám phá của khoa học không phải xem xét lai vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự”. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.
Thái độ mở rộng của Phật giáo không phái xuất phát từ một chủ nghĩa cơ hội rẻ tiền toàn bộ triết lý Phật giáo là rât đồ sộ, các kinh sách về đời sống chiêm nghiệm là rất sâu sắc và giàu tính gợi mở cao bàn về cuộc sống suy niệm, và sự thực hành tâm linh đòi hỏi một lòng kiên trì vô hạn. Đại ẩn sỹ Tây Tạng Milarépa từng nói: “Đừng hy vọng đạt được chính quả nhanh chóng, mà hãy suy tư cho đến hơi thở cuối cùng”.
Sự biến đổi bên trong dẫn đến giác ngộ là một cấp độ hoàn toàn khác với công việc nghiên cứu triết học hay tìm kiếm của các khoa học mô tả. Phật giáo chủ yếu là một khoa học của giác ngộ và, với quan niệm này thì, dù Trái đất tròn hay dẹt thì cũng chẳng có gì thay đổi cả.
Cuốn sách này đề cập đến hai cuộc đời, một của Trịnh Xuân Thuận - nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình và một của tôi - nhà khoa học phương Tây cũng đã từng đi theo con đường khoa học và nhiều năm nghiên cứu tại Viện Pasteur, Khoa di truyền học tế bào của giáo sư Francoios Jacob, người đã được giải Nobel về y học. Đây là nơi của những hoạt động trí tuệ sôi sục đầy hứng phấn. Năm 1967, tôi đến ấn độ để gặp các nhà tư tưởng lớn của Tây Tạng. Tôi đã trở thành đệ tử của một trong số họ, đó là Kanguiour Rinpotché. Nhiều năm tiếp theo, hè nào tôi cũng đắm mình trong không khí sáng tạo trong thảo am của nhà hiền triết này tại Darjeeling, đồng thời vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Nhưng từ năm 1972 sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi đã sống ở Ấn Độ, sau đó ở Bhoutan và Népal, nơi tôi sống 12 năm với người thầy thứ hai là Khyentsé Rinpotché. Tôi đã nhiều lần được tháp tùng ông đến Tây tạng. Hiện tôi sống ở thảo am Shéchén, gần Katmandoa.
Tôi đã gặp Trịnh Xuân Thuận lần đầu tiên tại trường mùa hè ở Andorre năm 1997, và chúng tôi đã có những cuộc trao đổi rất sôi nổi trong những chuyến đi dài giữa bối cảnh hùng vĩ của các ngọn núi Pyrénée. Cuốn sách này ra đời từ những cuộc trao đổi cởi mở và thân thiện đó, những cuộc trò truyện mà trong đó có lúc chúng tôi thống nhất được với nhau, nhưng cũng không ít lần mâu thuẫn nhau.
Nội dung cuộc đối thoại không nhằm mục đích hằn in vào khoa học những dấu ấn của huyền học, cũng không phải để tạo chỗ dựa cho Phật giáo bằng những phát minh khoa học. Chúng cũng không có ý định làm sáng tỏ những nét tương đồng it nhiều giả tạo giữa cách tiếp cận chiêm nghiệm của phật giáo và các lý thuyết khoa học nhất thiết sẽ phải thay đổi, mà là xác định vị trí của khoa học trong một quan niệm rộng lớn hơn về sự sống. Ngoài ra, chúng cũng nhằm để chứng tỏ rằng phật giáo có khả năng giải quyết sự đối lập giữa chủ nghĩa hiện thực (quan điểm thông thường theo đó các hiện tượng tồn tại cũng bền vững và thực như chúng thể hiện ra bên ngoài) và các phát hiện của khoa học hiện đại đi ngược lại sự gắn bó chặt chẽ này với hiện thực nội tại của các sự vật. Chính bằng cách này mà nó có thể cung cấp một khuôn khổ tư duy và hành động phù hợp với thời đại của chúng ta.
Nội dung khác
Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảSách "Bàn về tinh thần pháp luật"
06/07/2005Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
07/07/2005Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI
19/04/2005Phạm Khiêm Ích