Con người và tâm linh

02:15 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Giêng, 2006

Tết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh.

Quan hệ giữa con người với thế giới tâm linh về thực chất là quan hệ giữa người với người xét trên bình diện đặc thù. Nói tâm linh là nói niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo. Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta từ ngày đổi mới càng một thông thoáng, phù hợp với xu thế thời đại. Tínngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với nhu cầu xây dựng xã hội mới. Tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài.

Từ thời Trần, thời Lê trở đi, tín ngưỡng, tôn giáo từng đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của đất nước. Mặt khác có thời kỳ nó lại là tác nhân kìm hãm tiến bộ xã hội. Lịch sử cận đại Việt Nam chịu sức ép nặng nề của các thế lực nước ngoài lợi dụng tôn giáo, Tín ngưỡng vì mưu đồ chính trị. Chúng ta mong muốn khép lại những trang quá khứ đau thương. Nhưng các thế lực chống đối đâu đãchịu từ bỏ mưu đồ mà họ biết cách thực hiện tinh vi dưới nhiều chiêu bài. Cuộc đấu tranh trên trận địa này còn gian nan, đòi hỏi cách xử lý đúng đắn. Tôn trọng tâm linh không gì khác hơn là tôn trọng con người trong niềm tin và khát vọng của họ.

Đối mặt với cuộc sống hiện đại, các tôn giáo từ lâu đã có sự điều chỉnh nhằm hòa đạo với đời, làm cho tín ngưỡng thích nghi với cuộc sống. Đạo Thiên Chúa kể từ cộng đồng Vatican II (1962 – 1965) đã ban hành một số cách tân, như cho phép tín đồ được thờ cúng tổ tiên đối với phụng sự Chúa mà theo giáo lý cổ xưa chỉ có Chúa làđấng tối thượng duy nhất phải tôn sùng. Có ýkiến bàn luận, nên chăng cho phép linh mục được lập gia đình như tất cả mọi người để dễ hòa nhập hơn vào cộng đồng tín đồ. Phật giáo chủ trương nhập thế "Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, "Dân tộc và đạo pháp” là tâm niệm cửa người Công giáo, người Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, tại không ít nước theođạo Hồi, các nhà lãnh đạo thức thời chủ trương kiến tạo quốc gia Hồi giáo ôn hòa, dân chủ. Lý do: Không có gì bất biến, không có gì tồn tại nếu nó đi ngược xu thế phát triển, nếukhông được sự đồng tình và hưởng ứng cửa đông đảo nhân dân bằng cả con tim và khối óc.

Người cách mạng theo thuyết vô thần. Điều này tuyệt nhiên không đồng nhất với thái độ bài bác tôn giáo, tin ngưỡng, mà ngược lại. Thuyết vô thần đòi hỏi tách tôn giáo khỏi đời sống chính trị. Trong lịch sử loài người, một thành công cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền, khờ đầu từ cách mạng Pháp 1789, là đặt tiền đề loại bỏ vai trò độc tôn của nhà thờ Công giáo, không để nhà thờ chi phối đường lối chính trị, các chính sách giáo dục, xã hội…cửa quốc gia, tiến tới Nhà nước thế tục. Nhiều nước ngày nay đa số dân theo đạo, mà họ vẫn khẳng địnhchính thể đứng ngoài tôn giáo, phi tôn giáo. Hiến pháp không cho phép dạy giáo lý tại trường công lập, cấm phô trương lộ liễu biểu tượng tín ngưỡng hoặc hành lễ tại cơ quan, trụ sở, nơi vui chơi công cộng... Chủ trương ấy không gì khác ngoài sự tôn trọng quyền tâm linh của mỗi cá nhân, của mỗi công đồng đa số cũng như thiểu số, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác. Đó là dân chủ. Những ai cố tình lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng làm mất ổn định xã hội, tổn hại đến dân chủ sẽ bị pháp luật nghiêm trị, và thà độ nghiêm khắc ấy ở bất kỳđâu cũng được nhân dân đồng tình.

Ngày nay, một số thế lực tuy không thể không công nhận sự đúng đắn của đường lối đổi mới ở Việt Nam, vẫn mưu mô tìm cách lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị đen tối. Nhân danh quyền tự do tôn giáo, họ lợi dụng nhiều hình thức ngụy trang dưới cáu vỏ tâm linh nhằm hạn chế, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo hoặc không tôn giáo của người dân. Họ cố tình gây rối, tạo ra cớ để làm rùm beng về cái mà họ sẽ vu cáo là Việt Nam vi phạm quyền con người, cản trở tín ngưỡng. Nhân dân ta luôn luôn ủng hộ các nhà chức trách địa phương, trước những vấn đề này, có thái độ xử lý có tình nhưng kiên quyết.

Bên cạnh đó, xã hội đang tràn lan một hiện tượng không vui khác. Dường như ngày càng có nhiều cán bộ mê tín, dị đoan. Những người ấy hăng hái khôi phục lối ứng xử lỗi thời đã bị chính nhân dân vượt qua với đầy đủ ý thức trong chiến tranh, là thời gian diễn ra chết chóc, mất mát, bi thương. Điều không bình thường là sự thờ cúng đang vô tư lan tỏa tận công sở, cơ quan. Có nơi, vừa bước qua phòng thường trực đã nhìn thấy bát hương và đã ngũ quả. Tranh thần, ảnh thánh, bùa yểm vô tư dán bất kỳ đâu. Dịp lễ Tết, ngày sóc vọng, công việc đầu tiên khởi đầu công vụ của một số ít người nào đó là thắp nén hương xì xụp lễ lạy, khấn vái cầu lộc cầu tài, cầu lên chức tăng lương, tiền của vào như nước. Hành xử ấy không những trái với nhân sinh quan cách mạng mà còn vi phạm hiến chế. Pháp luật Nhà nước, quy chế cơ quan, đều lệ đoàn thể không cho phép làm những việc đó Không ai ngăn cản ai thờ cúng, tuy nhiên việc hành lễ phải làm tại nhà riêng, ởnơi dành cho tế tự. Càng không nên để những việc ấy diễn ra trong tám giờ vàng ngọc, là thời gian người công bộc được trả lương để làm công bộc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Về sự cầu nguyện của con người

    15/07/2005Bùi Quang MinhBạn đã bao giờ lắng nghe người ta cầu nguyện những gì chưa? Quan trọng nhất là ta hiểu về bản chất sự cầu nguyện. Đó không phải là cầu xin thứ gì đó từ Phật, Chúa hay ai đó khác cả...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác