Chúng ta biết ơn sách

03:23 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tư, 2017

Nền văn minh nhân loại sẽ lụi tàn nếu một ngày những người viết tuyệt chủng. Và sự đọc và nhận thức của con người cũng sẽ biến mất. Điều đó sẽ không xảy ra. Giả thiết ấy hoàn toàn trái khoáy trong kỷ nguyên tri thức, cả nhân loại đang tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy sự hiểu biết để vận hành đời sống trên địa cầu theo hướng tích cực. Chúng ta không nằm ngoài dòng chảy ấy.

Và vì thế thế giới có một ngày, gọi là ngày sách và bản quyền (21/4). Một ngày mà, sự tôn vinh của chúng ta dành cho những tác giả, những người viết, những người làm ra sách không chỉ bằng một dòng trên tờ lịch rồi xé đi sau 24 giờ, mà còn bằng cả sự tri ân sáng tạo cụ thể qua việc tiếp nhận sách vở, phát triển văn hóa đọc, qua các cơ chế, quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ, trả công lao xứng đáng cho người sáng tạo.

Thường tại Việt Nam, chúng ta tham gia các hoạt động lễ lạc mang tính toàn cầu với một tâm lý rụt rè, bẽn lẽn. Chúng ta vừa thèm muốn nhiệt tình nhảy vào cuộc chơi chung với mọi người, lại vừa đặt ra một “barie” gần như mặc cảm, tự kỷ: liệu cái mà mình đang kỷ niệm hoành tráng đây có thuộc về mình? liệu những nghi lễ văn minh trọng đại này có tương phản với thực tế còn bất cập mà mình đang sống? Ví dụ: Chúng ta cũng cúp điện nhân giờ trái đất nhưng rồi lại bảo rằng, hiện nay cả nước đang ở trong tình trạng thiếu điện, nhiều địa phương phải cúp điện luân phiên theo lịch, vậy thì một giờ tắt điện, tiết giảm năng lượng bảo vệ trái đất hóa ra thừa, ngành điện nước ta đã góp phần bảo vệ trái đất quanh năm rồi còn gì? Rồi thì chúng ta quan tâm tới ngày nói dối, và lại đặt ra câu hỏi, chao ôi, cái hiện tại của chúng ta đang sống hàng ngày đây, có mấy dịp để chúng ta sống thật, nghĩ thật, nói thật mà cứ phải đợi tới cái ngày một tháng tư hàng năm mới được nói ra những điều dối trá cho khác ngày thường?

Lại nói chuyện một ngày của sách. Có vẻ ngày này ít ai quan tâm. Vì thế cái sự tự phản biện cũng ít. Người viết sách là thiểu số. Người đọc sách không nhiều, văn hóa đọc thì có lẽ cũng không phải là cao (hiện nay, chúng ta hay đổ thừa cho sự bận rộn cơm áo thời khủng hoảng!). Nên cái ngày này nó vốn dĩ hẩm hiu, lại càng hẩm hiu… Nó chỉ được một số nhà xuất bản, công ty sách nhớ đến. Rồi có vài hoạt động trong phòng đóng kín cửa, mang tính bàn tròn vài người nói, vài người nghe, thêm vài đợt tổ chức ký tác quyền hay bán sách giảm giá… Nhưng dẫu cố gắng thế nào, cũng không thu hút sự quan tâm của công chúng cho bằng một show diễn vòng sơ khảo của Vietnam Idol – cái công nghệ thi thố sẵn sàng sản xuất ra “thứ thần tượng của hơn 80 triệu dân”.

Một đất nước mà luật sở hữu trí tuệ còn “ban sơ chập chững”, nơi mà sự kiểm duyệt còn bị chi phối, áp đặt như ở ta, thì khái niệm tác quyền và tôn trọng giá trị sáng tạo của sách hẳn cũng diễn ra nhạt nhẽo. Những người tham gia những công đoạn quan trọng của xuất bản như kiểm duyệt và kinh doanh cũng chính là những người có khả năng ít tôn trọng tác quyền và giá trị sáng tạo nhất, ít biết ơn tri thức nhất. Chúng ta đang chứng kiến một thị trường sách phát triển ồ ạt nhưng còn mập mờ. Công sáng tạo của người viết bị cưỡng bức khi số lượng bản in ghi trên trang xi-nhê thông thường chỉ bằng một phần tư, một phần năm số bản in thực. Chữ nghĩa, tư duy sáng tạo tự do của người viết luôn bị soi xét dưới những đôi kính thiếu chuyên môn nhưng lại thừa sốt sắng quy chụp! Và cũng không ai khác, chính lực lượng này lại thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ sự an toàn thị trường cho cuốn sách trước tệ nạn in lậu, sao chép tràn lan.

Ở Việt Nam, không có những tác giả chọn ngày sách và tác quyền thế giới để lên tiếng về sự bóc lột giá trị sáng tạo, sự vô ơn với tri thức ngay từ cách kinh doanh giá trị sản phẩm tri thức. Vì sống lâu trong sự nhá nhem đã thành quen. Im lặng cho mọi thứ trôi chảy. Và cũng không có những nhà xuất bản, công ty sách chọn ngày này để công bố những danh sách dằng dặc những đầu sách mà họ bị in lậu, bị luộc ngay trên chính sân nhà vì họ biết chuyện này vẫn đang xảy ra như cơm bữa? Công ước Berne cũng vào đến Việt Nam hơn 5 năm vậy mà những người làm xuất bản thực thi đúng nó vẫn bị coi như những kẻ ngoan cố tuân thủ luật giao thông trong một đám kẹt xe!


Tất cả đều im lặng cảm nhận vị “ngọt” của quả bồ hòn. Câu chuyện còn dài. Và chúng ta là những người luôn làm ra vẻ có văn hóa, dĩ hòa vi quý. Tôi nhớ anh bạn dịch giả cầu toàn có lần quá chén đập bàn nói trong nước mắt: Mày biết không, không nỗi nhục nào bằng nỗi nhục đi nhận tiền lẻ nhuận bút của một cuốn sách. Một cuốn sách dịch trong ba năm chưa đủ một bữa cơm rượu với bạn bè ở nhà hàng hạng thường! Rồi thì giải tỏa bức bách bằng một câu thơ cảm thán ra đời gần thế kỷ trước: “Nhà văn An Nam khổ hơn chó!” Tôi cũng nhớ đến chị bạn làm nhà văn, có những tác phẩm đang bán chạy trên thị trường: “Cái nghề viết văn này cũng sống được!”. Chị nói và bao giờ cũng cười khẩy. Nói vậy mà hổng phải vậy.

Tôi tự hỏi, trong ngày sách và tác quyền thế giới, mình đã làm gì? Đến một vài hội thảo nghe một vài chuyện hay ho học thuật của giới viết sách, tay bắt mặt mừng với một vài người bạn làm xuất bản và nghe than thở chuyện kinh doanh thời khủng hoảng: kì kèo giảm một, hai phần trăm nhuận bút cho tác giả…

Tự dưng, rời những chốn đó, tôi trở về cái cảm giác hoang mang ngày xưa, cái cảm giác hoang mang mỗi khi gấp trang sau cùng của một cuốn sách kết thúc bỏ lửng, luôn tự hỏi: - Chắc ông tác giả này đã chết. Và ai đang là người tiếp tục công việc khổ hạnh của ông ta trên mặt đất này?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

    12/03/2019Ngân BìnhMồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Nhận diện người đọc hôm nay

    30/12/2016Vương Trí NhànKhông hiểu sao sách đã thừa, đang thừa, ngổn ngang ê hề ở các sạp các tiệm. Ở đây có chuyện của người làm sách, đấy là yếu tố thứ nhất, cố nhiên. Nhưng còn về phía người tiêu thụ sách, thực trạng ra sao?
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở Việt Nam

    02/02/2009Vương Trí NhànTrước khi đòi hỏi người đọc Việt Nam đến với sách, nên nhớ là chúng ta, những người làm văn hóa, thường chỉ đưa đến họ những cuốn sách tẻ nhạt phù phiếm xa lạ với cuộc sống của chính họ. Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử...
  • Tặng sách có trở thành nét văn hóa Tết?

    25/01/2009Lã Thu GiangNhững ngày giáp Tết, các con phố sách như khu Đinh Lễ - Nguyễn Xí ở Hà Nội vẫn tấp nập. Tưởng như năm hết Tết đến, người ta có thêm thu nhập nên mua sách về đọc. Nhưng không phải vậy, người ta không mua sách, mà mua lịch. Doanh thu từ lịch của các cửa hàng sách tăng vọt, còn doanh thu từ sách sụt nghiêm trọng.
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.
  • Gặp người “xây” tủ sách cho trí thức Việt Nam

    12/01/2007Nguyễn Văn Ninh (thực hiện)Trăn trở vì người Việt trẻ thiếu sách hay, nhà văn Ngô Tự Lập đã lên “Kế hoạch 500 cuốn sách” thông qua việc xây dựng Tủ sách tinh hoa và Quỹ dịch thuật. Và may mắn thay, anh đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều trí thức ưu tâm với giáo dục nước nhà...
  • Người Hà Nội đọc

    30/09/2006Thành NamHà Nội những ngày oi bức cuối hè. Dông lúc nào cũng như dọa dẫm ở một góc trời, chỉ trực chờ đổ nước làm ngập đường phố. Vậy mà đi qua các phố sách, nhất là các phố Đinh Liệt, Nguyễn Xí, vẫn ghé thấy kẻ ra người vào đông đúc lắm. Hình như độc giả Hà Nội chưa bao giờ quay lưng hay thờ ơ với sách?
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Sách cũ – hành trình chinh phục

    08/06/2006Tố TâmNhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người...
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • xem toàn bộ