Người Hà Nội đọc

06:35 SA @ Thứ Bảy - 30 Tháng Chín, 2006

những ngày oi bức cuối hè. Dông lúc nào cũng như dọa dẫm ở một góc trời, chỉ trực chờ đổ nước làm ngập đường phố. Vậy mà đi qua các phố sách, nhất làcác phố Đinh Liệt, Nguyễn Xí, vẫn ghé thấy kẻ ra người vào đông đúc lắm. Hình như độc giảNội chưa bao giờ quay lưng hay thờ ơ với sách? Và điều đó khiến chúng tôi phải đặt câu hỏi tại sao những “đại gia làm sách” vẫn phải “lăm le” tìm đường Nam tiến như một số thông tin đại chúng cảch báo?

Bề ngoài của tình hình đến với "con đường tư tưởng của nhân loại" ở thủ đô, mới nhìn qua xem chừng rất khả quan.

Chúng tôi bước vào những nhà sách "lộ thiên" ở các phố Đinh Liệt - Nguyễn Xí và những nhà sách "chìm" phía sau ngõ Tràng Tiền mà đường vào phải bước qua hàng loạt mê cung tranh, ảnh lưu niệm - nơi có sách giảm giá quen thuộc nhất với người Hà Nội. Chưa bao giờ sách liên tục được in mới hàng loạt, phong phú, đa dạng như hiện nay. Trên tất cả quầy, kệ, giá của các nhà sách đều có đủ chủng loại rực rỡ, hấp dẫn của các tên sách, loạt sách khác nhau. Nhiều nhất là tác phẩm văn học trong và ngoài nước.

Sách cổ điển được in bìa cứng, màu bắt mắt, giấy trắng tinh, thật "bõ" công của những ai ham và muốn sưu tam sách, xóa đi nỗi khổ sở của thời sách phô tô từ những bản giấy đen và đay vun mía nổi cục, có những trang phải căng mắt lên mà "dịch". Tiểu thuyết, truyện ngắn của văn học TrungQuốc hiện đại nhiều vô kể. Những cái tên như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Vương An Úc, Thiết Ngưng, Vệ Tuệ, Cửu Đan, Sơn Tuyết, Quách Kinh Minh... hay các tác phẩm bestsellernhư Mật mã Da vinci, Pháo đài số, Hồi ức một Geisha...thi nhau ngự trị trên giá. Về hàng nhì của sự phong phú là sách tham khảo, các loại hồi ký, tự sự, tự truyện của những nhân vật nổi tiếng thế giới, sau đó mới đến sách triết học, tiểu luận, tôn giáo, hướng dẫn học ngoại ngữ, từ điển, vi tính, kiến thức phổ thông...

Ở Sài Gòn có phố sách cũ Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng có phố sách cũ dọc sông Bạch Đằng, Huế có sách cũ ở phố chợ Đông Ba - An Cựu...còn Hà Nội, sách cũvà sách mới lẫn lộn nối nhau ở phố Láng. Đây là nơi bày bán sách cũ có quy mô từ to đến nhỏ, ngoài những sinh viên, học sinh vốn ít tiền đa phần tìm mua các loại giáo trình và sách tham khảo, khách quen chỉ là giới trí thức muốn sưu tập, tìm lại những cuốn sách quý, hiếm chưa được tái bản. Sách gì cũng có, từ cuốn "hot" nhất đến những cuốn sách chất lượng giấ, mực in kém, tinh ý sẽ phát hiện được ngay. "Tiền nào của nấy", sách chất lượng in kém mới được "đại hạ giá" 30 - 50% chứ!

Nội còn có một lực lượng bán sách rong với giá gỗ nhỏ trong tay sẵn sàng phục vu đến tận các nhà hàng, quán cà phê, ký túc xá. Giá cả tất nhiên cũng đội lên bởi được tính với cóng đi, để “tái sản xuất" tiếng rao lanh lảnh mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh thị trường sách phô tô, Nội còn có một thị trường sách ảo. Gọi là ảo, bởi đa phần những địa điểm bán sách này đều là nhưng địa chỉ chỉ truy cập được thông tin về sách mới, sách cũ, giá cả các loại sách. Đó là trang web của một số nhà xuất bản, một số địa chỉ bán sách trong và ngoài nước mà hầu hết những thư mục "bỏ hàng vào giỏ" dành cho khách muốn mua hàng qua mạng đều là các dịch vụ đang chờ khởi động.

Nỗi niềm người bán

Nếu cứ theo quy luật cung cau mà suy đoán thì độc giả thủ đô quả đã tiêu thụ một lượng lớn sách so với cả nước, nhưng thực tế thì sao?

Trái ngược suy nghĩ của chúng tôi, hầu hết nhưng người bán đều trả lời qua quýt về những con số khiêm tốn lượng sách bán ra và cho nhận định khá ảo não.

Chị Hồng Thanh, chủ nhà sách số 5 Đinh Lễ cho biết: "Đừng tưởng người vào hàng sách đông thì lượng sách bán được nhiều. Không hiếm người rảnh rỗi đi...lượn phố sách. Có những người lâu lâu không xem qua sách vở mới, đi xem xem có gì hay không. Nhưng bao nhiêu sách mới, sách hay, nào Rừng Nauy, nào Đường đến với nhà Trắng của W.G.Bush… mà vẫn không buồn nhấc lên xem. NgườiNội bây giờ vẫn còn đi đọc sách "cọp" hoặc đi "coi” là chính. Cũng may là còn có người coi! Thế nhưng phải có người mua mới có kẻ bán chứ. Nếu không, tại sao nhà sách vẫn mọc lên ngày một nhiều? Úi dào, thì cũng chỉ là bán qua loa. Thỉnh thoảng, cả mấy năm mới có một đợt bán sách sướng tay như Nhật ký Đặng ThùyTrâm.Trước đây có Cánh đồngbất tận. Bóng đè,gần đây có Vết sẹo và cái đầu hói. Mật mã Da Vinci,Pháo đài sốđều là của tác giả Brown, nhưng bán vẫn chậm. Nhiều người thấy sách mới bắt mắt, cứ tiện tay cầm xem, thay đề trên năm mươi ngàn là chắt lưỡi bỏ xuống. Chỉ có giảm giá trên 40% mới may ra...

Đại đa số người bán sách đều có chung nhận xét là những cuốn sách mà độc giả Nội bây giờ thích mua là những cuốn đã được phương tiện thông tin đại chúng "đọc hộ" trước. Ở tầm thế giới có Harry potter, ChiếcLexus và cây Ôliu. Bí mật chôn vùi- Sự thật tàn bạo...ở mức trong nước có Mãi mãi tuổi 20, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mốitình online, Phải lấy người như anh, Tiểu long nữ, Vương quốc ảo… và loại sách được gắn bên ngoài bìa dòng chữ “Sách bán chạy nhất trong năm”, Tác phẩm mang tính thời sự gây chấn động dư luận, Best-seller, Cuốn sách của mùa hè năm 2006…

Theo anh NguyễnViệt - cán bộ quản lý mạng của một Nhà xuất bản, thì việc bánsách trên mạng ở Hà Nội cũng kém xa TP. Hồ Chí Minh.Miền Nam còn có các trang web của nhà sách MinhKhai, PhươngNam phục vụ bán hàng qua mạng. Ở Nội, ngoài địa chỉ www.sachviet.com, thì sách trên mạng vẫn là số 0. Nguyên nhân chính là người Nội chưa có thói quen mua sách qua mạng, chưa quen và chưa tin tưởng, lại không trả giá được. Đã vậy sáu Nhà xuất bản có trang web thì giao dịch mua bán vẫn bỏ ngỏ, có lẽ do giá bán sách không đủ bù lại những chi phí giao hàng theo đơn.

Nói gì thì nói, việc hàng loạt sách best-seller bán chạy so với các loại sách tốt, quý hiếm nằm "ngáp ruồi" trên thị trường sách Nội vẫn đang là một thực tại. Chưa kể, trong một bộ phận độc giả Hà Nội, có mặt cả những thế hệ 7x, 8x bên cạnh những anh đạp xích lô, chị bán hàng rong đều ưa những loại sách không biết nên xếp vào "ô" nào cho phải với các tên rất "gợi tò mò" như Phía sau ánh sáng đèn mờ, Bùi Tiến Dũng và những người đẹp, Đời vũ nữ...vốn mỏng tang, bìa lòe loẹt với các hình mẫu chân dài "con nhà nghèo", “lá cải" trên cả sách ba xu một thời. Một bộ phận chỉ có thói quen đọc các báo công an, thời trang, mua sắm...như một nhu cầu giải trí, thỏa mãn chút tò mò.

Chẳng nhẽ lại kết thúc bài viết như hàng trăm bài báo khác đã viết, đại ýlà thêm một hồi chuông báo động về văn hóa đọc của chúng ta được rung lên, nhất là ở một nơi như Nội "ngàn năm văn hiến"? Mà hình như có gióng chuông lên thì nó cũng nhanh chóng bị hòa tan vào mớ âm thanh hỗn độn, chứ làm sao gây được sốc như các "típ” sách best-seller!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách để bày và sách để đọc

    27/04/2018Phạm Văn TìnhTặng sách là một hành vi văn hoá rất đáng trân trọng và nên khuyến khích. Vì sách là sản phẩm của tri thức, của trí tuệ... được văn bản hoá, lưu truyền mãi mãi. Nhưng như lời nhà văn Anh Bernard Shaw đã nói: "Thường thì sách tặng người ta ít đọc". Phải chăng là không bỏ tiền ra mua thì người ta không thấy quý sách và không thích đọc nó hay sao?
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Nghịch lý sách - có không?

    11/07/2006Phạm Thọ XuânChuyện viết sách, xuất bản sách, phát hành sách thì nhiều. Vui có, buồn có và cũng lắm nghịch lý. Sách ghi chú thích là “tham khảo nội bộ” mà trên thực tế lại phát hành rộng rãi...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Ngổn ngang… sách trên mạng

    09/07/2005Khi mà văn hóa đọc tưởng chừng mai một, khi giá sách văn học bị đẩy lên quá cao thì có một bộ phận bạn đọc đã trở thành độc giả trung thành của các trang web trên mạng.
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Vừa ăn vừa kêu: giá sách cao!

    27/01/2004Bài "Vừa ăn vừa kêu" của tác giả Hai Văm Sáu chỉ bằng ít chữ đã tóm tắt được toàn bộ căn bệnh giá sách cao gấp mấy lần giá thành, diễn ra từ hàng chục năm nay ở nước ta mà càng gần đây càng tỏ ra nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ