Xuân 10 tuổi và xuân 79 tuổi

11:00 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2010

Ngày xuân vui vẻ, mong bạn thêm vui vì được đọc hai bài văn, một bài của một ông già bẩy mươi chín tuổi nhưng vẫn hy vọng "có thể trở thành một nhà văn", và một bài của bạn tôi, em Hoàng Mai Thi, 10 tuổi tính cả tuổi mụ.

Xin nói luôn, đây là hai bài viết của hai tác giả, một em mười tuổi và một bác bẩy mươi chín tuổi.

Bài của trò, tác giả 10 tuổi tên là Hoàng Mai Thi, có tiêu đề trùng với tên cuốn sách "Em trong mắt mọi người và em trong mắt em". Bài của thầy giới thiệu cuốn sách đó, sách tập hợp những bài văn của học sinh lớp 4A Trường tiểu học Thực nghiệm Liễu Giai.

Sở dĩ tôi liều lĩnh đặt hai bài viết cạnh nhau, vì được các em khuyến khích. Sau khi sách ra mắt, cô giáo chủ nhiệm Trịnh Minh Chiến rủ các em viết thư gửi tôi (người từ năm 1986 đứng chung tên trong bộ sách dạy Văn cho các em) và cho Giáo sư Hồ Ngọc Đại (người chỉ đạo tôi xây dựng một đường lối dạy Văn thích hợp hơn với các em).

Trong thư gửi tôi, có em viết rằng: "Đọc bài giới thiệu của thầy, em có cảm tưởng thầy có thể trở thành một nhà văn".Lời khen đó đã khuyến khích tôi lấy hết dũng khí đem đặt bài viết của mình cạnh bài của em Hoàng Mai Thi.

Và ngày xuân vui vẻ, mong bạn thêm vui vì được đọc hai bài văn, một bài của một ông già 79 tuổi nhưng vẫn hy vọng "có thể trở thành một nhà văn", và một bài của bạn tôi, em Hoàng Mai Thi, 10 tuổi tính cả tuổi mụ. Hai bài được xếp như sau: Bài kém đặt trước, bài hay đặt sau.

Mấy lời giới thiệu

Trong cuốn sách nhỏ này bạn có thể lọc ra chừng năm phần trăm số bài có thể gọi được là "tác phẩm". Số còn lại cũng không kém hay, xin cam đoan như vậy. Nói cách khác, đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ yêu các tác giả, và với một chút cảm thông hoặc với rất nhiều độ lượng, bạn sẽ coi đó như là những "tác phẩm" đích thực của những nhà văn nhỏ tuổi.

Có điều là, những tác phẩm văn chương này không do các nhà văn chuyên nghiệp viết ra. Các nhà văn chuyên nghiệp sẽ viết văn khéo hơn thế này nhiều! Trái lại, những "tác phẩm" bạn sắp đọc đây còn chứa đầy những vụng dại của những người viết văn không chuyên nghiệp, hơn nữa, của những "nhà văn" đang học lớp 4A Trường tiểu học Thực nghiệm Liễu Giai, Hà Nội. Những vụng dại vô cùng đáng yêu!

Ở một khía cạnh nào đó, trong mỗi bài văn in chung trong tập sách này, bạn đều bắt gặp một tâm hồn nhạy cảm. Những đề tài ở đây của các em chẳng có gì cao xa hết, ở đời có những đề tài còn ly kỳ, hấp dẫn hơn nhiều! Những câu văn diễn tả các đề tài ở cũng chẳng có gì là bay bướm hết, ở đời còn có những người viết văn "khéo tay" hơn nhiều!

Cái mà ta tìm thấy ở đây là những tâm hồn nhạy cảm. Nhạy cảm và trong sáng. Trong sáng nên rất nhạy cảm. Nhạy cảm đến mức rất dễ bị tổn thương. Nhạy cảm nên khi tự soi vào lòng mình, thì chỉ một chút khiếm khuyết, một lời hứa với mẹ chưa thực hiện đúng, một hiểu lầm với bạn, một trò tinh quái qua mặt được cô giáo, chỉ thế thôi đã tự coi như phạm một tội lỗi tầy trời, tưởng đâu như không thể nào xóa sạch được vết nhơ!

Các cô giáo và ban biên tập gồm toàn học sinh lại khéo xếp các bài văn theo các chủ đề, cho thấy tầm hoạt động và phạm vi "vốn sống" của các tác giả thật rộng, đủ rộng để bộc lộ được chiều sâu tâm hồn các em.

Nhà trường Công nghệ Giáo dục dạy Văn không nhằm tạo ra những học trò "giỏi văn" mà cốt nuôi dưỡng những tâm hồn trong sáng và nhạy cảm đó. Nếu chỉ chăm chú đào tạo những học sinh "giỏi văn" nhưng không giữ gìn được tâm hồn trong sáng và nhạy cảm, thì "giỏi văn" mà có ích gì, giỏi văn để làm gì?

Bên cạnh điều cốt lõi ấy, vẫn có những kỹ thuật dạy Văn do Công nghệ Giáo dục tìm ra, nhưng đó chỉ nhằm giúp các em học sinh đến được một ngữ pháp nghệ thuật để các em tự đến được với cái đẹp nghệ thuật cả trong cuộc sống thường ngày lẫn trong học thuật một khi các em học lên những bậc cao hơn.

Dẫu sao, tới khúc này, ở giai đoạn lớp 4A, ta hãy nhìn cái năng lực văn của các em như được thấy trong cuốn sách này, xin bạn đón nhận niềm vui và tấm lòng của các em và của cô giáo ngày ngày dắt dẫn các em học Văn.

Phạm Toàn

Em trong mắt mọi người và Em trong mắt em

Cô giáo phát cho chúng em hàng chục đề tài để viết báo. Em cũng ngồi viết nhưng cô vẫn bảo bài của em chưa đăng được. Hôm sau cùng, cô giao cho em đề riêng: "Gia đình nghĩ gì về em, hàng xóm nghĩ gì về em, bạn bè nghĩ gì về em, thầy cô nghĩ gì về em. Còn em, em nghĩ gì về mình? Hãy viết ra nào!"

Em cầm bút và bắt đầu viết:

Em tên là Hoàng Mai Thi, học sinh lớp 4A, Trường tiểu học Thực nghiệm.

Ở nhà, mọi người nghĩ em là người trưởng họ. Em tinh nghịch, không nghe lời bố mẹ và còn hay nói lăng nhăng. Theo em, làm trưởng họ phải quản lý gia tài của nhà, phải chỉ bảo các em khác cho ngoan ngoãn, phải giáo dục con cháu thành người văn minh lịch sự.

Bố em là trưởng họ nên ngày giỗ phải làm hơn 10 mâm cỗ. Sau này em là trưởng họ, em cũng phải làm cỗ hơn chục mâm. Em nghĩ em phải nấu thật ngon để mọi người hài lòng. Các món nộm, sườn xào chua ngọt, bia, canh măng, nem rán. Em sẽ mời đến ăn cỗ: Anh Hưng, anh Cò, chị Huyền, chị Mít, mời ông bà Đoài, ông Lâm, em Giang còi, em Thịnh cóc, em Bông, cô Vân, cô Hon, cô Tí, bác Tính, bác Kiệt, bác Tuyết, bác Tuấn và nhiều người nữa.

Hàng xóm thì nghĩ về em là người hiếu động, có năng khiếu chơi cờ, đá bóng.

Bạn bè thì nghĩ em học kém môn Tiếng Anh, còn hay trêu bạn, có khi tự kiêu tự đại. Là vì em chơi tú-lơ-khơ giỏi. Có khi em còn thắng cả các anh chị lớp 5.

Mỗi khi em thắng, các anh chị lại bảo:

- Thế mà nó thắng được!

Thầy cô thì bảo em chưa tập trung nghe giảng, hay thiếu bài tập. Lại còn hay để chân lên ghế nữa.

Còn em thì không biết kể về em như thế nào. Chỉ biết em là người chưa chăm chỉ, thích chơi hơn thích học. Thích nhất là đá bóng, cờ vua, cờ tướng và chơi game. Được đá bóng em cảm thấy rất sung sướng. Thích nhất là được đá trên hàng công với bạn Đức Hiếu. Bạn đá rất hay. Mỗi khi phối hợp ghi được bàn vào lưới đội bạn, em cảm thấy rất vui và nhảy lên hô váng cả sân.

Trong khi đội bạn, ai cũng nhăn nhó và trách móc các hậu vệ. Mặt đỏ phừng phừng, bạn Tiến quát Dương:

- Đồ vô dụng! Ra khỏi sân mau!

Dương buồn thiu vì bị bạn mắng và lủi thủi ra khỏi sân.

Em mơ ước sau này làm cầu thủ để cống hiến cho quê hương, đất nước của mình.

Hoàng Mai Thi

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • "Trẻ con bây giờ mở miệng là khoe ô tô..."?

    04/08/2018Trang Ngọc (thực hiện)Trẻ con hiện nay mở miệng khoe "nhà tao có ô tô, nhà mày không có" nghe thì rất đau lòng. Trở lại ngày xưa, tụi trẻ con chúng tôi cũng khoe nhau: "Nhà tao hôm nay ăn cơm có thịt", thì miếng thịt hồi đấy cũng tương đương như cái ô tô bây giờ. Nhưng đúng là có nhiều câu của trẻ nghe rất đau lòng. Ông bố trẻ, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng nhìn nhận.
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • ... “Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta...”

    06/09/2013Thời Hàn Băng (Trung Quốc)Bài “Các em thật giỏi quá” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

    13/11/2010Lê Hy Văn lược dịchMột nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...
  • Phương án 0 tuổi

    09/12/2009Phùng Đức Toàn - Long Khởi ChíÍt ai biết rằng nếu mỗi ngày chỉ dành từ ba - bốn tiếng, bạn có thể giúp trẻ nhận biết được 2000 mặt chữ, và bước vào giai đoạn đọc hiểu mở rộng. Cũng không phải ai cũng biết rằng nếu mỗi ngày ta chỉ cần dành năm phút để dạy trẻ học ngoại ngữ thì trẻ có thể sử dụng tốt đến hàng chục ngoại ngữ khác nhau. Nhiều người lại không tin chuyện một tuổi, trẻ không những đã biết đi mà còn có thể trượt băng nghệ thuật, hay thậm chí biết bơi trước một tuổi.
  • Giáo dục hơn là một công nghệ!

    16/10/2009Đại tá Tiến sĩ Đỗ Kiên CườngTừ 1980, khi mới là một giảng viên trẻ tại Học viện Quân y, tôi đã nghe về Công nghệ Giáo dục (CNGD), vì một đồng nghiệp có con học ở Trường Thực nghiệm (TTN), thánh địa của phương pháp.
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Viết cho đứa trẻ bên trong mình

    11/09/2009Nhị LinhNgười lớn nào cũng đều có trong mình tâm hồn trẻ thơ, nhưng rất ít người biết cách làm cho “đứa bé” ấy sống dậy. Cái nghệ thuật nói bằng giọng trẻ con tưởng như đơn giản nhưng thực chất trong lịch sử văn chương cũng chỉ một số tác giả nhất định có thành công lớn, mà tiêu biểu là nhà văn Thụy Điển Astrid Lindgren.
  • Thế hệ ngày mai

    05/08/2009Nguyễn Hiến LêNước đương ròng, nhưng nước tất sẽ lớn; gió đương ngược nhưng rồi gió cũng phải xuôi. Mở đỏi và dương buồm trước đi các bạn, để đưa em bé- tức thế hệ ngày mai- tới một bến rực rỡ hơn cái bến chúng ta đương đậu, hỡi các bạn yêu em bé!
  • Hồ Ngọc Đại (1936 - )

    29/06/2009Một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục, một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, trước hết là giáo dục tuổi thơ và một nền công nghệ hóa giáo dục; một người "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục"...
  • Trò chơi người lớn

    29/05/2009Nguyễn Thị Thục AnhNgười lớn, đa phần đều là những trẻ em lâu năm. Bằng chứng, cứ hở ra là họ lại say sưa nhớ về thời cởi truồng tắm sông và những trò chơi con trẻ. Đôi khi, không chỉ nhớ, họ còn tìm cách chơi...
  • Dạy con hồn nhiên trong thế giới cạnh tranh

    29/05/2009Kiên Giang (Theo Family Cricle)Cho dù trong lĩnh vực thể thao, học hành hay chỉ là quần áo đi chơi, ngày nay trẻ em bị thúc ép rất mạnh trong một bầu không khí tranh đua. Vấn đề là làm sao cha mẹ có thể dạy con cái cuộc sống hằng ngày không phải là “một cuộc đua xe khổng lồ”.
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Trừng phạt học trò

    19/05/2007TS. Nguyễn Quang ADư luận lại xôn xao và phẫn nộ vì những vụ trừng phạt, làm nhục học sinh. Một cháu bé lớp 5 ở Châu Thành (Đồng Tháp) do bị nghi lấy cắp 47.800 đồng nên bị nhiều tầng nhiều lớp "hỏi cung" đã hoảng loạn, trở nên ngây ngô, và phải đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị.
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Tại sao người Mỹ thích dạy con học tại nhà?

    04/12/2003Ngày càng có nhiều gia đình Mỹ dạy con học ở nhà do chán ngán hệ thống giáo dục công và chi phí trường tư quá cao...
  • Hoàn toàn mới: Thực nghiệm giáo dục

    11/11/2003Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể chuyện thực nghiệm giáo dục với các bạn Văn Nghệ Trẻ vì dễ chia sẻ những chuyện lãng mạn như thế với bạn trẻ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • xem toàn bộ