"Trẻ con bây giờ mở miệng là khoe ô tô..."?
Dưới lăng kính của các nhà văn, nghệ sĩ, một thế giới tuổi thơ với những trò chơi đánh đáo, chuyền chắt, bắt ve, nhảy lò cò, thoả sức chạy nhảy sẽ tốt hơn không một không gian từ bé đã đầy ngập games online, siêu nhân, đồ dùng cao cấp, với nhà nhà, xe cộ ngang dọc trên phố...?
Ngày xưa... đằm thắm
Ngày xưa, chúng tôi có đáo, có cù, có những chiếc đèn ông sao… Những thứ ấy tạo cho mình những giá trị đằm thắm. Tuổi thơ như vậy, nên khi trở thành những người lớn, làm những công việc khác nhau, nếu có ngồi với nhau, những kỷ niệm rất đằm thắm đó lại hiện về.
Tụi trẻ giờ không có những cái đó, nhưng có những phương tiện tốt hơn để đối phó với cuộc sống ồn ào này. Tự làm cái đèn ông sao, hay vạch cái lồ chơi bi trên bãi đất thì mình được ở phần lãng mạn, suy đắm, nhưng thông tin cập nhật cần giải quyết cho cuộc sống bây giờ thì bọn trẻ con có phương tiện tốt hơn.
Không gian tuổi thơ tôi là làng hoa Ngọc Hà. Ký ức thơ bé là những ruộng hoa bạt ngàn, những trưa nắng cả đám kéo nhau đi bắt ong bị đốt.
Tôi nhớ đến những ruộng hoa có hàng rào tre chéo như những ruộng cà chua mà chúng tôi hay rút trộm tre để làm kiếm.
Tuổi thơ của chúng tôi dày dặn một làng hoa, ao nước, mái đình… những lần trèo lên lưng voi đá rơi xuống ao nước. Tôi còn nhớ ở đó có căn nhà cổ, có một con bò buộc ở dưới đó, có cánh đồng hoa…
Khi trưởng thành, nhiều sáng tỉnh dậy, tôi vẫn nghĩ làng quê mình có những khung cảnh như thế. Tôi đi bộ từ nhà (Hàng Bún) về làng hoa Ngọc Hà để tìm lại không gian đấy. Nhưng không còn dấu vết nào của ký ức đó nữa, nhà cửa san sát, đi vào là đường, đi ra là phố.
Mở miệng khoe ô tô
Trẻ con hiện nay mở miệng khoe "nhà tao có ô tô, nhà mày không có" nghe thì rất đau lòng. Nhưng trở lại ngày xưa, tụi trẻ con chúng tôi cũng khoe nhau: "Nhà tao hôm nay ăn cơm có thịt", thì miếng thịt hồi đấy cũng tương đương như cái ô tô bây giờ.
Nhưng đúng là có nhiều câu của trẻ nghe rất đau lòng. Như ngày 20 - 11, ngày cô giáo cưới, ngày sắp khai giảng…những đứa trẻ hỏi nhau: “Bố mẹ mày đưa cô mấy phiếu?" Đấy là câu chuyện của con anh bạn.
Họa sĩ Trần Nhật Thăng |
Riêng con mình, tôi đưa nó vào trường học phí cao một tí, đỡ phải hàng tháng, hàng tuần nịnh nọt thầy cô.
Không gian chơi của trẻ con giờ bị thu hẹp, trẻ về nhà có những trò chơi nhưng đều là thứ cằn cỗi. Hết games lại băng đĩa siêu nhân…
Môi trường trẻ con như vậy sẽ sản sinh ra thế hệ dù có tiên tiến, máy móc, chúng sẽ ít tình cảm, thiếu sự đằm thắm. Số ít sẽ trở thành những doanh nhân thành đạt khô khốc, còn số nhiều trở thành những thương nhân chộp giật.
Khung cảnh cho trẻ con rất thiếu tự nhiên, thiếu giáo dục về tình cảm. Ừ thì chấp nhận cuộc sống hiện nay chật chội, bố mẹ không thể chủ động được. Nhưng ngay đến chuyện cổ tích mà bố mẹ cũng không chủ động được thì tâm hồn của chúng nó sẽ cằn cỗi hơn.
Con gái của tôi đã 4 tuổi. Tôi quan sát sự thay đổi từng giây, từng phút của con. Những buổi chiều tôi rảnh việc, tôi đi đón con. Tôi thường hỏi: "Chúng ta đi đâu nhỉ? Đi thăm khỉ nhé!". Tôi không dùng từ "đi chơi" mà dùng từ "đi thăm". Cháu nghĩ ngay đến chuyện đi thăm khỉ thì mua bim bim hay mua một cái bánh đa để cho khỉ ăn.
Trên sân thượng nhà tôi có một cái vườn con con, tôi dạy con gái phải biết yêu cây, biết vuốt ve cây, không được ngắt lá hay bẻ cành. Thế nên cháu có thói quen thấy cây là vuốt ve...
Bản thân tôi đang cố gắng dạy dỗ con theo cách biết yêu thiên nhiên, cây cỏ, biết nhường nhịn bạn bè.
Người ta cứ nghĩ: Để thành đạt là làm một công việc tốt, kiếm được nhiều tiền và được nổi tiếng. Mục đích của tôi là tạo dựng cho đứa trẻ tâm hồn trong sáng nhất, còn kỹ năng sống và đối phó thì không cần thiết. Trẻ con là hệ quả tất yếu của xã hội, của cách giáo dục.
Xu hướng giáo dục hiện nay là sống thành đạt và nhiều tiền chứ không phải là sống tử tế. Cuộc sống hiện nay là sống nhanh theo giai đoạn chứ không nghĩ lâu dài cho con mình trở thành người tử tế.
Bố mẹ nuôi dạy con theo cách cho con phát triển về sự nghiệp, về tiền bạc chứ không dạy con sống sao cho thanh thản về tâm hồn.
Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh: Nhiều vật chất, mất cảm xúc Hồi nhỏ, mình có một con ngựa đồ chơi bằng nhựa bé bé thôi cũng cảm thấy rất quý. Con ngựa đó đi suốt cả tuổi thơ, khi có nó, mình luôn luôn trân trọng. Trẻ con bây giờ có năm bảy con ngựa trong nhà, có vài con gấu bông và nhiều đồ chơi khác nữa nên chúng nó không có cái cảm xúc đối với đồ chơi như mình trước đây. Xét về mặt vật chất, đồ chơi của trẻ con hiện nay hơn mình rất nhiều nhưng cảm xúc chúng đem lại thì lại mất. Khi đô thị phát triển thì cuộc sống cũng bị gói gọn trong cái đô thị ấy, cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên mất đi, khoảng trời nhỏ hơn vì nhiều nhà cao hơn. Khoảng trời, tầm mắt, thiên nhiên… cũng là giá trị thẩm mỹ, giá trị về tính nhân văn. Hà Nội thiếu những không gian mở để dành cho trẻ con. Công viên thì ở xa, trẻ con không thể đi thường xuyên được, một không gian mở là cái mà chúng cần hàng ngày thì lại thiếu, đến nỗi người ta lại mượn đường phố để làm không gian mở. Mà ra đường chơi thì khác gì tự sát. Nơi chốn sinh sống làm ảnh hưởng đến nhân cách, chí khí, tầm nhìn của những người sống trong đó. Con người sinh ra ở chốn đẹp đẽ thì nó thiện hơn. Tôi đã đi nhiều nước và thấy tủi thân cho trẻ con nước mình. Chúng không có một không gian mở thật rộng, thật xanh đẹp để chơi. Nhà văn Tạ Duy Anh: Trẻ sẽ học tính vụ lợi Trẻ con hiện nay bị biến thành ông bà già sớm quá và đoạn tuổi thơ của chúng ngắn quá. Ngày ngày, nhìn ra ngoài đường toàn xe cộ, về quê, thấy gì cũng quy ra thóc, ra tiền. Thời chúng tôi có cái khổ cũng có cái sướng, mình có những không gian mà đến giờ vẫn hiện nguyên hình. Tôi nhớ quê tôi thời gian làm màu, có những khu đất bỏ hoang, thì có nhiều điều kỳ diệu xảy ra trên khu đất ấy lắm. Nào cỏ mật, cỏ kút kít, rau khúc, vịt, chèo bẻo…, mọi thứ xảy ra trên cánh đồng mênh mông, mà cánh đồng đối với trẻ con to lắm, cảm giác đó là một thế giới. Giờ thì mùa nào thức ấy, ra đến đồng chỉ thấy chửi nhau, đánh đập. Tất nhiên mình không ca ngợi đời sống cũ, vì nó cũng có nhiều cái kinh hoàng lắm, đáng sợ, nhưng mình đang nói tác động 2 mặt. Cái nguy kịch nhất của người Việt Nam mình là kiếm tiền bằng mọi giá, nhiều khi, kiếm tiền không biết để làm gì, chất đống của ở trong nhà rồi vẫn cứ tham. Xã hội Việt Nam sẽ thoát ra điều này rất chậm, vì mình vẫn đang ở thời kỳ vụ lợi. Vụ lợi như là tiêu chí về mặt khôn ngoan, anh nào không kiếm được tiền là dốt, anh nào không biết lợi dụng làm quan mà khí khái là ngu. Tính vụ lợi sẽ khiến trẻ học cái gì có lợi cho nó, dẫn đến tình trạng nền tảng văn hóa thấp. Nhưng, dần dần, xã hội sẽ chắt lọc như các nước tiên tiến thôi. Mà từ đây đến giai đoạn đó còn xa, thì sự vụ lợi về học hành, công việc… sẽ làm chậm sự phát triển. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015