Dạy con hồn nhiên trong thế giới cạnh tranh
Cho dù trong lĩnh vực thể thao, học hành hay chỉ là quần áo đi chơi, ngày nay trẻ em bị thúc ép rất mạnh trong một bầu không khí tranh đua. Vấn đề là làm sao cha mẹ có thể dạy con cái cuộc sống hằng ngày không phải là “một cuộc đua xe khổng lồ”.
Những bài học đạo đức cho con
Xã hội Mỹ là xã hội tràn đầy tính chất cạnh tranh, với đầu óc khai phá và độc lập của tiền nhân thời đi lập quốc, nhưng Michele Borba, tác giả của quyển 12 Simple Secrets Real Moms Know nhận định: “Trẻ con được bảo phải chiến thắng bằng mọi giá, trong thể thao, trong học hành và cả ngoài xã hội”.
Borba còn cho là “tranh đua lại có tính cách nguy hiểm” cho trẻ con. Cha mẹ vì thế được khuyên phải cẩn thận để giữ cho tính hồn nhiên của con cái được trọn vẹn. Thí dụ như khi học bơi, cha mẹ không được nói “con phải thắng hết tụi nó như Michael Phels”, mà chỉ làm sao cho con hiểu khía cạnh tốt đẹp của môn thể thao này. Khi con gái 14 tuổi học môn đại số, không nên thúc ép con phải đạt 100 điểm tuyệt đối khi đi thi mà làm sao cho con luôn yêu thích môn toán học, chứ không phải là thần đồng toán rồi bỏ dở nửa chừng vì hết hứng thú!
Dạy con tinh thần không ăn gian là tuyệt đối quan trọng. Cứ nói “Trong gia đình này không có thứ ăn gian trong học hành, con nhớ lấy!” Báo chí Mỹ đã báo động về tỉ lệ ăn gian khi đi thi ở trung học và đại học. Dạy con từ nhỏ bài học đạo đức này và phải giữ làm nguyên tắc hành động khi trưởng thành. Hãy chỉ cho con biết thế nào là “role model” trong tinh thần mã thượng, nhất là trong lúc chơi thể thao. Không bao giờ lợi dụng đối phương bị tai nạn để giành phần thắng cho mình. Có nhiều bộ phim hay về lĩnh vực này, bạn nên xem chung với con và quan sát phản ứng của nó.
Để trẻ không ám ảnh bề ngoài
Cần hỏi những câu hỏi đúng. Khi con đi học về, đừng hỏi ngay số điểm mà hỏi con đã học được gì trong nhà trường, khi xem một trận đá bóng, đừng hỏi ai thắng mà hỏi trận đấu có hấp dẫn không.
Khi bạn cho con thấy bạn đã “ganh tị với ông hàng xóm” chỉ vì người này mới sắm xe mới, vô tình bạn đã dạy con nhận xét người khác trên đồ vật họ có. Đừng bao giờ dạy con “tích trữ thành tích, thu đoạt kết quả cao”, dù trong học hành hay lúc đi chơi với bạn. Khi con đòi mua một món đồ chơi điện tử mới nhất, bạn phải chắc chắn là việc này không phải để nó đem khoe và “lòe” chúng bạn. Tốt nhất là mua món đồ mà con ao ước bằng chính tiền để dành của nó, để nó hiểu giá trị của sự cực khổ khi mua món cần dùng. Theo tiến sĩ Jane Shure, một chuyên gia về tâm lý của thanh thiếu niên thì “trẻ mới dậy thì sẽ bị ám ảnh bởi chuyện bề ngoài và xã hội Mỹ còn làm các em chới với thêm vì chủ nghĩa “thắng mới là tất cả” (winner-take-all mentality), cho nên sự can thiệp của cha mẹ là cần thiết để giảm lại tác động tai hại này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành