Việc nuôi dưỡng trẻ em
Thưa tiến sĩ Adler,
Các bậc bố mẹ có quá nhiều lời khuyên mâu thuẫn nhau về việc nuôi dưỡng trẻ khiến chúng ta hết sức bối rối. Trước tiên người ta bảo chúng ta nên “dễ dãi” và đừng “độc đoán” để không kìm hãm sự phát triển cái tôi của đứa trẻ. Sau đó người ta lại bảo chúng ta đã quá dễ dãi và đã làm cho bọn trẻ thiếu vững vàng bởi không thiết lập kỷ luật nghiêm minh. Chúng ta bị chỉ trích nếu chúng ta làm, và chúng ta bị chỉ trích nếu chúng ta không làm. Các nhà tư tưởng trong quá khứ nói gì về cách thức dạy dỗ bọn trẻ? Họ độc đoán hay dễ dãi? Có lẽ họ có thể giải quyết những điều đó cho chúng ta.
L.W.D.
L.W.D. thân mến,
Các tư tưởng gia vĩ đại đã nói rất nhiều về cách cai quản một gia đình. Hầu hết họ đều khẳng định điều răn Thánh kinh rằng phải thảo kính cha mẹ và lặp lại lời răn yêu cho roi cho vọt. Có một sự bất đồng quan điểm nhỏ về lối dạy này cho đến mãi gần đây. Hầu như tất cả các tác gia vĩ đại đều khẳng định rằng bố mẹ phải dạy dỗ con cái một cách nghiêm khắc cho đến khi chúng trưởng thành.
Điều này có vẻ thiếu dân chủ, khi so sánh với những kế họach của chúng ta trong xã hội trưởng thành. Thực sự, Aristotle, trong tác phẩm Politics(“Chính trị học”)của mình, đã nói với chúng ta rằng người bố là vua trong gia đình, thống trị hoàn toàn con cái của ông ta, nhưng ông không coi cách cai trị hoàn toàn lũ con của người bố đó như sự chuyên chế, vì nó nhắm làm điều tốt của đứa trẻ.
Bạn có thể nói rằng cho đến nay chúng ta chỉ nhắc đến những tác phẩm xưa có xu hướng ngả về phía những quan điểm độc đoán. Còn những tư tưởng gia phóng khoáng thì sao? Vậy chúng ta hãy xem xét những gì John Lockenói. Lockelà nguồn cảm hứng triết học của nền cai trị phóng khoáng trong thế giới nói tiếng Anh. Những đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ về quyền bình đẳng và quyền con người đều lấy từ ông. Ông ấy nói gì về việc cai quản gia đình?
Locke không nêu ra sự giống nhau giữa một ông bố và một ông vua, bởi vì ông chống lại những ông vua cốcai trị những người trưởng thành như một người bố phảicai trị con cái của mình. Nhưng ông ủng hộ mạnh mẽ quyền kiểm soát của bố mẹ. Không như Aristotle, ông tin rằng cả bố lẫn mẹ nên cai quản; chỉ trong trường hợp bất đồng, thì người bố nên một mình quyết định.
Locke nghĩ rằng trẻ con không bình đẳng với người trưởng thành. Chúng phải được “nâng lên” tới sự bình đẳng như thế thông qua sự chăm sóc và kỷ luật của bố mẹ:
“Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do”.
Có vẻ như Locke, giống như nhiều người Mỹ hiện nay, tin vào việc “cung cấp cho bọn trẻ những gì chúng muốn.” Nhưng đối với ông “muốn” ở đây có nghĩa là những gì chúng thiếu hoặc cần, chứ không phải những gì chúng nghĩ là chúng phải có. Bọn trẻ thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết. Nhiệm vụ của bố mẹ là thỏa đáp những nhu cầu này.
Rousseau, một người phản đối chế độ quân chủ chuyên chế, và cũng là người phát ngôn cho quyền bình đẳng của con người, đã đồng ý về cơ bản với Locke. Toàn bộ quan điểm của các nhà tư tưởng này là bố mẹ kiểm soát đứa trẻ để giúp nó đủ sức hưởng tự do của tuổi trưởng thành. Việc dạy dỗ của bố mẹ sẽ là chuyên chế và không công bằng chỉ khi bố mẹ chỉ quan tâm đến quyền lực và sự thoải mái cho mình, hoặc kéo dài việc kiểm soát của họ vượt quá tuổi thành niên.
Bạn có thể thấy thế là tốt, nhưng đó là chuyện trước khi hàng loạt những phát hiện mà ngành tâm lý học hiện đại đem lại cho chúng ta. Bộ Sigmund Freudkhông nói rằng việc kiểm soát của bố mẹ gây ra mọi vấn đề tâm lý ở bọn trẻ đó sao? Có và không. Có lẽ Freud ý thức rõ hơn những tác giả vĩ đại khác về những căng thẳng và bất đồng xuất phát từ những mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Tuy nhiên ông nhận ra rằng sự dễ dãi và dung túng có thể tạo ra những tác động tình cảm xấu cũng như tính khắc nghiệt và nghiêm nghị. Ông không chấp nhận sự sùng bái “ông Vua con”; thực sự, ông thấy nó như một biểu lộ của sự bất ổn và non nớt về tình cảm của bố mẹ, có thể gây ra những tác động hoàn toàn không lành mạnh lên đứa trẻ khi nó lớn lên. Freudcũng nhận ra rằng văn hóa, những lý tưởng và những giá trị của loài người, những khái niệm đúng sai, đều được truyền qua bố mẹ đến bọn trẻ.
Đối với Freudvấn đề chính trong việc chăm sóc trẻ là đem đến cho chúng sự chăm sóc và chỉ dẫn thích hợp mà không đặt những chướng ngại không thể vượt qua trên con đường đi đến làm người trưởng thành tự do và độc lập của nó. “Nhiệm vụ vĩ đại” của đứa trẻ là giải phóng chính nó khỏi bố mẹ:
“Chỉ sau khi làm được việc tách khỏi bố mẹ thì nó mới thôi không còn là một đứa trẻ và vì thế trở nên một thành viên của cộng đồng xã hội… Những nhiệm vụ này được đặt ra cho tất cả mọi người… Đối với những người thần kinh không bình thường, thì sự độc lập đối với bố mẹ như trên là chưa hoàn tất”.
Chỗ nào gia đình và bố mẹ thất bại, thì bác sĩ tâm lý học phải bước vào để hướng dẫn người thần kinh không bình thường đi từ thời thơ ấu đến trưởng thành.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường