Thế kỷ XXI - thế kỷ sửa sai
Cuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Nếu ngoảnh lại nhìn về quá khứ và tin ở khoa học thì chỉ riêng trong mộtthế kỷ XX, loài người đã gây thiệt hại cho thiên nhiên nhiều hơnso với toàn bộ lịch sử tồn tại của nó.Trong thế kỷ XXI cần phải sửa chữa điều đó. Trong tương lai,
Còn về ngành năng lượng nguyên tử thì tất nhiên, nó là một trong những ngành năng lượng tinh khiết nhất, xét theo quan điểm thiên nhiên, giá như không có những chất thải phóng xạ.Khi nào loài người sẽ học được cách tận dụng những chất thải đó mà không làm tổn hại đến thiên nhiên thì con đường sẽ được mở ra cho ngành năng lượng nguyên tử. Nhưng hoàn toàn không phải dưới dạng như hiện nay. Tôi không nghĩ rằng những nhà máy điện nguyên tử khổng lồ sẽ được xâydựng. Có lẽ đến một lúc nào đó người ta sẽ thừa nhận rằng việc xây dựng những đường dây chuyển tải cao thế có công suất lớn với những từ trường rộng lớn mà ảnhhưởng đối với thiên nhiên hiện thời vẫn chưa được nghiên cứu, là không hợp lý, và người ta sẽ đưa ra những sự hạn chế nào đó. Khi ấy có thể sẽ xuất hiện những thiết bị nhỏ hoạt động bằng cách sử dụng nănglượng nguyên tử, những thiết bị nàysẽ được áp dụng trong các thành phố, chúng vô hại đối với dân chúng và không gây chấn thương cho họ về tâm lý. Bởi lẽ dù muốn hay không, nhưng hiện nay có những người phản đối ngành nănglượng nguyên tử vì cho rằng nó có hại. Điều tất nhiên là sai lầm, song cần phải tính tới nó. Bởi vậy sự phát triển của ngành trước hết chắc sẽ đi theo hướng bảo vệ thiên nhiên.
- Theo Viện sĩ thì những phẩmchất chủ yếu nào sẽ là những phẩmchất quyếtđịnh trong con người của tương lai?
Tôi cảm thấy rằng con người trong thế kỷ XX đã trở nên tồi hơn so với những người sống trong thế kỷ XIX, khái niệm “lương thiện" không còn đóng vai trò chủ chốt nữa.
Vì thế tôi cho rằng trong tương lai, con người cầnphải tìm những biện pháp để sửa lại. Vậy làm điều đó như thế nào đây? Cần phải thú nhận rằng từ hồi còn trẻ và cho đến bây giờ tôi vẫn cho rằng tính cách của con người, các gen của con người có ý nghĩa to lớn. Đôi khi, trong lúc tìm hiểu các phương pháp của yhọc dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ hay ở một vài nước khác nữa, tôi chợt nghĩ. tại sao những phương pháp ấy không được áp dụng trong y học chính thống, tại sao chúng bị lãng quên? Nhưng bây giờ theo tôi, mọi người nữa, tôi chợt nghĩ. tại sao những phương pháp ấykhông được áp dụng trong y học chính thống, tại sao chúng bị lãng quên? Nhưng bây giờ theo tôi, mọi người đã bắt đầu hiểu rằng có nhiều cái trong y học dân tộc là đúng. Chẳng hạn, việc chữa bệnh bằng các loại cây thuốc, liệu pháp vi lượng đồng căn và nhiều cái khác... Gen nếu như đó là sản phẩm sinh học, cũng như bất kỳ một tạo vật nào của thiên nhiên, có đặc tính là chết đi và lại sinh sôi nảy nở. Từ hồi còn trẻ, tôi thường suy ngẫm trên hai luận điểm: Luận điểm thứ nhất thuộc về thời cổ đại: “Hãy nhận thức chính bản thân mình”. Luận điểm thứ hai, gần với luận điểm đầu về mặt ý nghĩa, thuộc về một câu cách ngôn rất cổ của Nga: “Hãy trở thành người mà mình mong muốn”? Hãyphát hiện ra cái có trong ta và hãy phát triển nó lên. Hiển nhiên, ngành di truyềnhọc với tư cách là một nhà khoa học sẽ mang lại cho nhân loại khả năng biết điều hành các gen của mình, sẽ dạy cách làm ra từ bản thân mình cái mà thích hợp nhất đối với ta.
Trong thế kỷ XXI, loài người bằng đủ mọi phương tiện cần phải khôi phục lại sự gắn bó với gia đình. Cần phải làm thay đổi lại nhận thức của xã hội sao chongười phụ nữ hiểu rõ vai trò của mình đó là sự tiếp tục giống nòi. Người phụ nữ không thể trở về nhà với vẻ mỏi mệt và bảo các con của mình: “Hãy để mẹ yên! Mẹ đang mệt lử đây!" Người mẹ phải chăm lo việc giáo dục con cái. Còn với ngườicha thường là định hướng, bồi dưỡng những phẩm chất nam nhi - những phẩm chất của trang hiệp sĩ và của người bảo vệ. Bởi vậy tôi có thái độ rất thận trọng đối với những ai muốn chứng minh rằng việc học chung giữa các học sinh nữ và nam là có lợi. Không phải thế! Điều đó rất có hại, xét theo quan điểm của tôi. Điều đó gây trở ngại cho việc giáo dục đạo đức, giáo dục sự tôn trọng và sự hiểu biết. Ở các em gái, ngay từ nhỏ, cần phải phát triển những đức tính cần thiết cho phụ nữ, còn ở các em trai - những đức tính cần thiết cho nam giới. Dạy phụ nữ cách sử dụng tiểu liên Kalashnikov là vô lối và có hại. Đây là những đặc điểm mà tôi sẽ thấy cần phải có trong thế kỷ XXI.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt