Đồng thuận xã hội
Ngày nay các quốc gia với những thể chế chính trị không giống nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau một cách chặt chẽ, dù muốn hay không muốn. Và trong cuộc phấn đấu nhằm giành giật những lợi thế cạnh tranh về kinh tế, cụ thể là thương hiệu và chất lượng sản phẩm, vấn đề ý thứchệ không có mấy tác dụng như chúng đã từng phát huy trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền từ tay phong kiến, thực dân.
Hiện nay, với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang muốn là bạn với tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đang chủ động tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế quốc tế, cùng tuân thủ luật pháp quốc tế và các “luật chơi” chung trong một sân chơi chung, Việt Nam phải đến với thế giới bằng chính nội lực của sức mạnh kinh tế và văn hóa của mình. Nói đến kinh tế và văn hóa cũng chính là nói đến con người Việt
Cơ sở của sự đồng thuận xã hội ấy không là gì khác mà chính là nguyên lý lý về “tinh thần dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước”, nguyên lý được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ những năm 20 của thế kỷ trước. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đãnhận ra rằng “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước…Người tasẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ “. Nguyễn Ái Quốc phân tích rõ, ở Việt Nam “cuộc đấu tranh giai cấpkhông diễn ra giống như ở phương Tây” và chỉ ra rằng “quyền lực của quan lại được cân bằng bằng tính tự trị của xã thôn”..Từ sự phân tích đặc điểm cụ thể của xã hội nước mình, và để cho "chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó”,Nguyễn Ái Quốc cho rằng “dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của CN Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. Vì thế, theo người, phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (2). Xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu bất di bất dịch: độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Nếu “lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê nin, tin theo quốc tế thứ ba”(3) thì đến “lúc cuối”, chủ nghĩa yêu nước đó tập trung trong “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đọc kỹ “điều mong muốn cuối cùng”, câu cuối cùng trong Di chúc của người, chúng ta càng thấm thía được rằng “Hồ Chí Minh có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống của con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân tộc, về hướng đi của thời đại”(4).
Với sự trải nghiệm của một nhà cách mạng đã từng bôn ba khắp chân trời góc bể, hiểu kỹ được những thành tựu cũng như những thất bại, những tinh hoa cũng như những khuyết tật phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh hiểu rõ dân tộc mình, nhân dân mình cần cái gì nhất.Vì thế, đọc kỹ nội dung “điều mong muốn cuối cùng” của Hồ Chí Minh, chúng ta hiểu ra rằng: Với thời gian chân lý bỗng vụt sáng lên từ trong những câu chữ vốn rất dung dị, khiến người ta đôi khi cứ ngỡ như không còn gì để mà suy ngẫm nữa.
Trên cái “hướng đi của thời đại"mà Hồ Chí Minhđã “nhận thức sâu” và đã quán triệt nó trong “điều mong muốn cuối cùng” của Người, suy ngẫm sâu vào nội dung “điều mong muốn cuối cùng” của Bác Hồ chúng ta hiểu ra được phải dồn sức vào đâu, phải tập trung ý trí của dân tộc, vào vấn đề gì và bằng cách nào đề thực hiện được quyết tâm đó. Càng nghĩ kỹ hơn, chúng ta lại càng nhận ra được chiều sâu của một tư tưởng lớn, nhận ra được tính cập nhật của một sức nghĩ lớn từ tầm cao của tư duy Hồ Chí Minh, bản lĩnh Hồ Chí Minh.
Trải qua những biến động dồn dập cả trong nước và trên thế giới càng thấy được sức bền, độ “chín” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì đó là chân lý, mà chân lý thì luôn luôn đơn giản, song, hiểu được chana lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ gian truân. Nhất là phải phân biệt cho được chân lý với cái na ná như chân lý khiến đôi khi người ta ngộ nhận một cách chân thành và đầy sự sùng kính! Cho nên, ở đây cần có sự nhận thức mới về đồng thuận xã hội - động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
1.Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt
2.Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 1, NXBCTQG, Hà Nội, 1995, từ tr. 464 đến 467
3.Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, NXBCTQG, Hà Nội, 1996, từ tr. 128
4.Phạm Văn Đồng “Hồ Chí Minh: Quá khứ,Hiện tại và Tương lai”,
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu