Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

05:58 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Ba, 2016

Bước vào thời đổi mới và mở cửa Việt Nam cũng bước vào một quá trình thay đổi to lớn, sâu sắc và toàn diện về cấu trúc kinh tế và tổ chức xã hội đưa tới những chuyển biến về hệ thống chuẩn mực và quan niệm giá trị. Trong bối cảnh ấy, di sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia.

Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được một cách triệt để kịp thời và có hiệu quả bằng các lý do cao cả và các hoạt động rầm rộ nên rõ ràng việc ngăn chặn nguy cơ này ít nhất phải bắt đầu tư việc tìm hiểu cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.

Xây hóa ra cất?

Thật ra không có một ranh giới rạch ròi giữa văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể. Một giá trị văn hóa vật thể luôn mang kèm trong nó các yếu tố không thể cân đong đếm, còn một giá trị văn hóa phi vật thể luôn luôn phải tồn tại, biểu hiện dưới các hình thức, dạng thức vật chất cụ thể của thực tại đương thời. Một ngôi chùa cổ kính tự nó toát ra dáng cách trầm mặc trang nghiêm không thể có ở mộtt vũ trường, một bài thơ nhất định phải được bảo lưu và phổ biến bằng chữ viết hay ngôn ngữ.

Các giá trị văn hóa vật thể nói chung cần một không gian vật lý nhất định và có một hình thức vật chất xác định, còn các giá trị văn hóa phi vật thể nói chung không định dạng, định lượng và thậm chí cả định tính trong một hình thức vật chất duy nhất. Hơn thế nữa, một bài hát phải được biểu hiện qua hoạt động ca hát, một trò chơi phải được bộc lộ qua hoạt động giải trí điều này khiến các giá trị văn hóa phi vật thể có một phương thức tồn tại và phát triển khác với các giá trị văn hóa vật thể, đó là chúng luôn cần tới hoạt động sử dụng - tiêu dùng các giá trị văn hóa mang tính sáng tạo của con người. Xuất phát từ chỗ này, có thể tìm hiểu cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.

Đối với các giá trị văn hóa vật thể, tình hình mất mát rất dễ nhìn thấy, nhưng ngoài các hiện tượng loại lấy cắp tượng Phật, đào trộm lăng mộ, buôn lậu đồ cổ… tóm lại là gây ra sự chuyển dịch, thay đổi bất hợp pháp các giá trị này trong không gian còn có việc gây ra sự chuyển dịch, thay đổi tuy hợp pháp nhưng lại phản văn hóa mà đáng tiếc là hầu như các cơ quan Nhà nước mới có thể gây ra đối với các giá trị văn hóa vật thể. Khi người ta trùng tu khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh cứ như xây dựng một sân vận động, khi người ta để mặc nhiều biệt thự ở Đà Lạt bị những người vô gia cư chiếm dụng làm nhà riêng biến thành các khu chung cư, khi người thắng tay bóc hết những phiến đá xanh trên một số đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh để chỉnh trang đô thị bằng bê tông và gạch con sâu, khi người ta xây dựng đường cáp treo cho du khách lướt xuống lượn lên trên chùa Yên Tử… thì không một di sân văn hóa nào có thể được giữ gìn chứ đừng nói tới chuyện được kế thừa, tiếp nối. Các giá trị văn hóa vật thể chứa đựng trong chúng một không gian đồng thời tồn tại trong không gian đã đành, nhưng các không gian vật lý ấy luôn gắn liền với các không gian tâm lý - văn hóa có cấu trúc tương ứng. Cho nên việc thay đổi không gian vật lý bên trong vả bên ngoài với các quan hệ vật thể vốn cỏ của các giá trị văn hỏa vật thể theo những cung cách như thế đã hủy hoại tận gốc không gian tâm lý, văn hóa cần thiết cho chúng tồn tại và phát huy tác dụng. Trước mặt tiền một ngôi chùa mà dựng lên một dãy shop bán quần áo lót trong chánh điện một ngôi miếu mà đặt một bộ salon thì không gian tâm lý - văn hóa của các chùa miếu ấy đã bị thay đổi hoàn toàn. Còn phải nói tới việc trùng tu dùng bê tông xi măng thay cho cát đá vôi gạch, dùng sơn nước hiện đại thay cho son sơn vàng thiếp cổ truyền tác động bất lợi tới hình thức (kiểu dáng, đường nét, màu sắc) tính chất (đặc điểm cơ lý) và tuổi thọ (quá trình hóa sinh) của các giá trị văn hóa vật thể đã diễn ra nhiều năm nay ở khắp Việt Nam.

Rối do thái quá

Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể thì vấn đề có phần phức tạp hơn. Mang tính độc lập tương đối với hình thức vật chất của chúng, các giá trị văn hóa phi vật thể có một phương thức tải sản xuất mở rộng linh hoạt và hiệu quả hơn so với các giá trị văn hóa vật thể, chẳng hạn có thể tách những câu khác nhau trong Truyện Kiều để làm một bài thơ khác (tập Kiều), hay chọn những câu của nhiều bài thơ Đường khác nhau ghép thành một bài thơ mới (thơ tập cổ), nhưng rất khó làm điều tương tự với các món đồ cổ hay lăng mộ đình chưa. Bên cạnh đó, so với các di sản văn hóa vật thể, quan hệ giữa các di sản văn hóa phi vật thể mang tính hệ thống chặt chẽ, phức hợp hơn.Một bộ đồ trà cổ chẳng may bị vỡ một cái chén thì những ấm chén còn lại bị lẻ bộ chứ không tồn hại gì nhưng một nghề thủ công cổ truyền mất đi thì như trong một phản ứng dây chuyền, một số lễ hội phong tục nghềè nghiệp sẽ mất theo, hàng loạt từ ngữ, thành ngữ, tiếng nóng nghề nghiệp sẽ mất theo. Chính vì thế nên hiện nay ở Việt Nam, sự mất mát của các di sản văn hóa phi vật thêm nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng.

Nếu thừa nhận các giá trị văn hóa phi vật thể luôn cần tới hoạt động sử dụng - tiêu dùng, các giá trị văn hóa của con người mới có thể tồn tại và phát triển, mới xác lập được mối quan hệ với thực tiễn xã hội thì quan hệ ấy được xác định chủ yếu trên cơ sở chức năng. Dĩ nhiên chức năng của các giá trị văn hóa phi vật thể có thể mở rộng hay thu hẹp, giữ nguyên hình hay được khuôn nắn lại, tóm lại là có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng luôn luôn có một cái ngưỡng tiên thiên, một giới hạn nhất định cho sự thay đổi này. Các nhà buôn người Hoa có thể tới nhiều đình chùa miếu mạo cúng bái khấn khứa đủ loại thần thánh phù hộ mình làm ăn phát tài, nhưng không ai lại tới Văn miếu xin Khổng Tử giúp mình buôn may bán đắt. Đây không phải là họ không tín nhiệm Khổng Tử, mà vì Khổng Tử không có chức năng giúp đỡ họ trên thương trường. Quan hệ với thực tiễn xã hội và chức năng trong thực tiễn ấy là không gian tồn tại của các giá trị văn hóa phi vật thể. Phương thức hủy diệt và triệt tiêu luôn ăn khớp với phương thức tồn tại và phát triển nên sự mất mát các giá trị văn hóa phi vật thể cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động sử dụng - tiêu dùng của cơn người. Nói cụ thế hơn, nêu tính chức năng là yếu tố hàng đầu làm nên giá trị của các giá tri văn hóa phi vật thể, thì sự mở rộng thái quá chức năng sẽ khiến chóng biến chất - tha hồ còn sự thu hẹp thải quả chức năng sẽ khiến chúng bi hủy diệt - triệt tiêu. Ví dụ cho trường hợp thứ nhất là việc người ta tạc tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ ở bãi tắm Suối Tiên để làm vui mắt các Tiên Dung và Chử Đồng Tử của thời hiện đại, và ví dụ cho trường hợp thứ hai là khi xây dựng Văn miếu Trấn Biên ở Biên Hòa người ta đã đưa Khổng Tử ra khỏi điện Đại Thành. Các cung cách mở rộng hay thu hẹp không gian chức năng không theo quy luật nào và không có chuẩn tắc gì ấy không những nhiều khi vi phạm các quy định pháp lý và chuẩn mực đạo lý mà trong hầu hết trường hợp còn đưa tới sự hạ thấp hay tâm thường hóa các giá trị văn hóa phi vật thể và dù nhiều hay ít cũng đẩy chúng vào một tình trạng rối loạn chức năng. Giữa các giá trị văn hóa phi vật thể lại có những mối quan hệ phi vật thể không thể tách rời, nên nếu đã có đường Trần Hưng Đạo B tách Trần Quốc Tuấn làm hai nửa còn dính với nhau trong một không gian hành chính thì tự nhiên sẽ có. Cơ sở massage Hung Vương dùng danh hiệu Quốc tổ làm bảng hiệu để các “thượng đế” tiện cfó mặt bằng khi muốn về nguồn.

Giữ mà phá, thêm mà bớt

Nhìnchung các di sản văn hóa bị mất mát theo hai cách: một là bị hủy diệt hai là bị vô hiệu hóa trong tiến trình văn hóa, bị gạt ra bên lề của cuộc tiến hóa. Đối với các giá trị văn hóa phi vật thế thì sự hủy diệt có tới hai diện mạo: một là bị hủy diệt về lượng, hai là bị hủy diệt về chất, nghĩa là bị biến chất - tha hóa, tuy về hình thức thì vẫn còn tồn tại nhưng về chức năng thì ta có những đổi thay. Điều này dễ làm người ta mất cảnh giác các giá trị ấy vẫn còn đó chẳng hạn tiếng Việt vẫn còn được sử dụng, lịch sử dân tộc vẫn còn được giảng dạy, đi sản văn hóa Hán Nôm vẫn còn được bảo vệ, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn được tôn vinh. Nhưng có lẽ cần sáng suốt hơn: so với cách nay 30 năm tiếng Viết trong ngôn ngữ cả nói lẫn viết đã thay đổi rất nhiều cấu trúc câu đơn điệu hơn trước số lượng thành ngữ cả nói lẫn viết đã thay đổi rất nhiều, cấu trúc câu đơn điệu hơn trước, cấu trúc câu đơn điệu hơn trước, số lượng thành ngữ tục ngữ bớt đi, tỷ lệ từ ngữ Việt Hán giảm xuống tỉ lệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật và quản lý phương Tây mà chủ yếu là tiếng Anh không (hay chưa) được Việt hóa tăng lên. Bộ Chinese Windows 95 của Trung Quốc đã có mạt hệ thống thuật ngữ tin học được Hoa hóa trong đó Cơntrol panel được thay bằng “hống chế đài”, byte được thay bằng “nguyên tố”, file được thay bằng “đáng tin”, còn chúng ta thì chưa có nhưng dường như cũng không mấy người buồn nhìn thấy ở đây một nguy cơ tiềm ẩn đối với tiếng Việt. Tương tự, một cô giáo dạy sử đã hướng dẫn tóm tắt cách ôn tập các bài học lịch sử như sau. “Không nên đọc suông mà phải đặt vấn đề: vì sao, tại sao, thế nào? Sử học gọi là nguyên nhân, âm mưu, chủ trương. Cách giãi quyết trong sử gọi là diễn biến, thủ đoạn, hành động. Thành công hay thất bại sử gọi là kết quả. Vấn đề để lại sử gọi là ý nghĩa, bài học kinh nghiệm (Sài gòn giải phóng, ngày 26/4/2002). Rất chặt chẽ về thao tác luận nhưng chỉ là một cách thức nhồi nhét không hơn không kém. Không thể trách cô giáo ấy bởi chính thiết chế giáo dục và những cơ chế thi cử của chúng ta đang coi sử là một môn học thuộc lòng và cố gắng chạy theo mục tiêu làm cho học sinh “thuộc nhanh và nhớ lâu” nên vô hình trung đã biến các em thành một loại casstte chạy bằng cơm không hề biết tới sự rung cảm, lòng tự hào, nỗi đau xót… cần có khi học tập lịch sử. Những câu thơ Quốc ngữ La Tinh được phóng bút ngẫu hứng không theo chương pháp nào của một số người được gọi hay tự nhận là thư pháp gia đã bôi bác tất cả các chuẩn mực cơ bản của nghệ thuật thư pháp chữ Hán, còn chữ “lễ" trong mệnh đề “Tiên học lễ, hậu học văn” đã bị hiểu là động từ nên nhiều năm nay trong ngành giáo dục từ Phổ thông tới trên đại học vẫn có những món lễ vật phi lễ làm điên đảo luân thường. Có thể nói cái cơ chế “Giữ mà phá, thêm mà bớt” này đang là tc nhân chủ yếu dẫn tới sự mất mát của các di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể, và “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đang là đặc điểm chủ đạo trong sự mất mát của các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.

Qua lịch sử trong mọi di sản truyền thống đều có những yếu tố bị đào thải ở một mức độ nhất định, điều đó là quy luật. Nhưng ngược lại, với việc đào thải việc bảo vệ và kế thừa các giá trị truyền thống cũgn là motọ quy luật trong văn hóa của loài người. Cho nên nếu hiện nay ở việt Nam có nhiều giá trị truyền thống đang mất đi cũng là chuyện bình thường chỉ có cái cách thức mà chúng ta để cho chúng mất đi mới có những điều bất thường đáng nói. Nhưng nếu thừa nhận các giá trị văn hóa vật thể phải có các không gian tâm lý văn hóa phù hợp với các giá trị văn hóa phi vật thể phải có các không gian chức năng cần thiết mới có thể tồn lại và phát huy tác dụng thì trước hết phải củng cố và mở rộng không gian lối sống có khả năng hiểu biết và thái độ trân trọng đối với các giá trị truyền thống, cái không gian mà đáng tiếc vì nhiều lý do hiện đang ngày càng bị thu hẹp ở Việt Nam.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • xem toàn bộ