Hữu – tả có gì khác?

09:33 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Mười, 2013

Tả khuynhhay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ.

Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.

Về nguồn gốc của từ này, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng 9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữ đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng cấp thứ ba (ngồi bên trái của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.

Hữu khuynh: Có đường lối thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh không thích hợp với trình độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng thực tế và tình hình quần chúng.

Cánh hữu (phái hữu): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía phải Chủ tịch Quốc hội, có quan điểm bảo thủ.

Cánh tả (phái tả): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía trái Chủ tịch Quốc hội, thường có quan điểm tiến bộ, cách mạng, bao gồm những người cộng sản, xã hội, dân chủ cấp tiến… Trong hàng ngũ này cũng có nhiều sắc màu, cấp độ khác nhau, có phái trung tả (tiến bộ vừa phải còn hữu khuynh)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • xem toàn bộ