Di tích bị sức ép đô thị

08:22 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Sáu, 2010

>> Bài trước:Giá trị và đối diện thực tế

Phố cổ từng chịu chung nỗi mất mát, thiệt thòi gắn liền với những biến động của đất nước. Đến nay, tiếp tục "sống" trong lòng đô thị mới, phố cổ đang "vấp" phải muôn vàn khó khăn trước hành trình bảo tồn và phát triển. Đã có không ít nỗ lực cho bài toán này, nhưng từ nỗ lực tới kết quả là một chặng dài cần cùng nhau chia sẻ và nhất là phải kịp thời khắc phục…

Bộn bề di sản

Nhà văn hóa Hữu Ngọc lý giải: "Phải nói là từ sau năm 1954, khi về Thủ đô, trong bối cảnh chung, ta chưa có ý thức giữ gìn di sản phố cổ đâu". Vì vậy, lúc biết quý, khi đã có điều kiện giữ gìn thì những bộn bề đã phủ lấp biết bao giá trị và niềm tin vào di sản. Việc ứng xử với di sản lúc này không khó mới là chuyện lạ!

Khó nhất là sự pha trộn dân cư, làm đảo lộn không gian, lối sống. Nghiên cứu của Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) về phố cổ Hà Nội năm 2009 khi điều tra ngẫu nhiên 102 ngôi nhà tại đây cho thấy, chỉ có 44 gia đình có nhà vệ sinh riêng, số còn lại phải "nhịn nhau" dùng chung, 42 gia đình khác cũng cảnh chung nhà tắm và chỉ có 83 hộ có bếp riêng. Điển hình như ngôi nhà số 47 Hàng Bạc mới bị cháy, với diện tích hơn 100m2 nó phải "gồng" mình chứa 20 nhân khẩu sinh sống, chưa kể mỗi con người là một nỗi niềm, một khối bức bối riêng…

Còn theo số liệu của các nhà nghiên cứu xã hội học, thì dân phố cổ còn là những người có sức chịu đựng ghê gớm cùng một phần tính "bảo thủ" đáng nể: mỗi người chỉ có 1,5-2m² để sinh hoạt (so với tiêu chuẩn chung là 8m2).

Trong điều kiện ấy, việc mai một, bay mất tinh thần "chẳng thơm cũng thể hoa lài" là điều dễ hiểu. Và các nhà khoa học, nhà quản lý không đau đầu mới là chuyện lạ!

Bài toán giãn dân

Ít nhất, theo một số nhà văn hóa, kiến trúc sư (KTS) có uy tín thì phương án giãn dân để bảo tồn, khôi phục giá trị phố cổ là cần thiết. Tuy nhiên, triển khai cụ thể lại vấp nhiều điều, có cái lường được, mà nhiều cái cũng không dễ tiên liệu. Dự án di dân sang khu đô thị mới rộng hơn 11ha thuộc phường Việt Hưng (quận Long Biên) để bảo tồn phố cổ sau hơn 10 năm kể từ khi ra đời đến nay vẫn "tắc". Lý do theo như Ban quản lý thì 75% số dân khu phố cổ muốn giữ nguyên hiện trạng hoặc muốn thay đổi một chút và chỉ có 6,7% muốn dời đi.

Cái sự muốn ở lại của 75% ấy cũng lắm căn nguyên. Nhà văn Siêu Hải - người sống lâu năm qua nhiều "phố Hàng" của Hà Nội - nói: "Đó là sức hút tự nhiên của vùng đất lành, sự thuận tiện và thói quen buôn có bạn, bán có phường. Chưa kể dân cư đổ về còn rước theo cả Thành hoàng làng, chốn mưu sinh cũng là nơi gắn bó tâm linh". Rồi những nỗi niềm khác rất người, rất đời mà khi đụng chạm tới, dự án nào cũng "gãi đầu gãi tai", ấy là "dù có chật chội, khổ sở thì tôi và gia đình vẫn cố gắng "bám trụ" bởi từ bé đến lớn đã gắn liền với phố cổ, đi là luyến tiếc" (anh Nguyễn Đông Giang - phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân); còn với chủ một cửa hàng nước trên phố Mã Mây thì "Chỉ cần một ấm trà, bao thuốc lá, một gánh bún đậu mắm tôm, một mẹt hàng quà cũng đủ nuôi sống cả gia đình. Đến nơi mới, những người như chúng tôi biết làm gì ?".

Bên cạnh đó, còn những lý do kiểu "lịch sử để lại" như phân tích của KTS Tô Thị Toàn - nguyên Trưởng BQL phố cổ: "Nhiều hộ dân sống trong một số nhà, nhưng không chứng minh được quyền sở hữu, chuyển sang khu ở mới lo sẽ không đủ thủ tục pháp lý để được cấp nhà". Thế là, "thôi em ở lại". Nhưng cái khó, cái khổ nào phải mình "em" chịu, cả khu phố cổ còn lưu giữ chút không khí kinh kỳ này đang oằn mình trước sức ép dân số, cùng một khối hậm hực va chạm hằng ngày.

Việc bảo tồn và tôn tạo nhà trong phố cổ đang gặp khó khăn bởi rất nhiều lý do. Ảnh: Bá Hoạt

Băn khoăn di tích

Nhà văn Siêu Hải chia sẻ: Phố Hàng Chiếu có nhiều nhà là nơi sinh sống của 30 con người, nhưng mặt tiền thì chỉ có một. Như vậy, không phải ai cũng có gắn bó trực tiếp với lợi ích kinh doanh mặt phố. Còn ý kiến khác thì khẳng định: Nhiều người muốn đi, nhưng vấn đề là phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân. Về điều này, nhà văn hóa Hữu Ngọc trầm ngâm: Không biết Nhà nước có "chịu" được mức chi phí theo yêu cầu của các hộ không?

KTS trẻ Hoàng Thúc Hào thì nói rằng: "Nếu đặt phố cổ ở tầm quốc gia, chứ không phải chỉ ở thành phố để đầu tư xứng đáng, ta sẽ xác định được chiến lược và quy mô đầu tư". Nhưng theo nhận định của GS Hoàng Đạo Kính, "ta chưa xác lập được trong luật pháp nội dung về di sản đô thị, nên chỉ có thể đặt phố cổ ở mức cao nhất là di tích quốc gia". Như vậy, những vấn đề ứng xử đi kèm liên quan tới đầu tư tất sẽ phải "ăn theo" di tích. Mà phố cổ thì đâu chỉ đầu tư bảo tồn, còn điều tiết dân cư và giữ gìn, khôi phục không gian văn hóa…

Đã có không ít đề xuất cho việc quản lý, bảo tồn khu phố cổ Hà Nội. Chẳng hạn, theo chuyên gia người Nhật Furukawwa thì: Mặt ngoài các ngôi nhà sẽ được giữ nguyên còn bên trong thì cải tạo để nâng chất lượng sống. Nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc đề nghị: Chỉ nên chọn vài khúc phố, tuyến phố nhất định để dồn sức tôn tạo, trùng tu… Đây cũng là quan điểm của KTS Ngô Huy Giao.

Theo GS Hoàng Đạo Kính: "Giá trị lớn lao nhất cần duy trì là giá trị cuộc sống đã kết tinh và còn hiện diện, biến động nơi phố cổ". Vì vậy, cứ tìm trong cuộc sống tất có trả lời. Trong đó, chuyện bảo tồn di sản của các nước trên thế giới là một tham khảo có ích.

* Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Mỗi ngôi nhà cổ trước đây là của một gia đình nhưng giờ bị chia cắt, nhiều gia đình cùng sử dụng nên giá trị văn hóa phố cổ chỉ còn thể hiện ở mặt tiền. Các hộ dân cũng chỉ khai thác mặt tiền để kinh doanh chứ không còn giữ không gian văn hóa nữa". Muốn bảo tồn phố cổ cần giảm bớt số lượng dân cư.
* Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Không thể bảo tồn di sản với quan điểm "ích kỷ" hoặc "lãng mạn" theo kiểu giữ nguyên: cứ chen chúc, cứ xập xệ được. Cải tạo và điều tiết dân cư là việc cần làm.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh

    04/08/2019G.S Tương LaiThế hệ trẻ hiện nay đang cần những dưỡng chất đến từ một nền văn hóa mà trong đó, những tinh boa của truyền thống dân tộc được thăng hoa trong quá trình chọn lựa và tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh của thời đại để tăng thêm sức đề kháng chống trả những cặn bã của nền văn minh ấy. Thế hệ trẻ nói chung đã vậy, thế hệ trẻ Thủ đô càng phải như vậy.
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Ký sự Cafe

    19/08/2009minhhanh.th28Mỗi một quán café lại có những đối tượng phục vụ khác nhau. Và chừng nào còn có những người yêu café Hà Nội đích thực, chừng nào còn có người phân biệt được sự khác nhau của café trung nguyên với café Hà Nội, trong café Hà Nội thì thích café Lâm, hay café Nhân, café Thái… thì chừng đó, văn hóa café còn được giữ gìn và tồn tại, như cái thanh lịch của người Tràng An xưa và nay.
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Tâm thế ngàn năm

    28/01/2009GS. Tương Lai"Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân". Thế là cũng đã qua một năm với bao biến động. Quyết liệt mạnh mẽ ghi nhận dấu ấn của sự đổi mới có, dữ dội tàn khốc gây bao thảm họa cũng có. Và rồi một mùa Xuân lại đang đến...
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Phú Quang: Vẫn còn nhau, mùi hoa sữa mùa yêu…

    28/12/2006Hòa AnHơn ai hết, nhắc đến Phú Quang là nhắc đến những ca khúc trữ tình, nhất là các bài hát về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Về lại phố xưa, Mây xưa, Bâng quơ, Thương tâm tóc dài ơi, Đâu phải bởi mùa thu, Khúc mùa thu, Trong ánh chớp số phận...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ