Mẹ tôi - giá trị cũ

10:19 SA @ Thứ Sáu - 13 Tháng Mười, 2006

Tôi nhớ mẹ tôi xưa là một công chức thời Pháp. theo "Tây học", đọc tiểu thuyết Pháp cho đến tận lúc mất vào tuổi 82. Đám tang xong, chúng tôi đến phòng bà, phát hiện thêm đằng sau cái rèm che của cửa tò vò cạnh giường nhiều cuốn tiểu thuyếtPháp. Thời kháng chiến chống Pháp, người xưa chỉ biết tiếng Anh, tiếng Pháp chứ không như bây giờ. Có khi người ta coi họ là người "lạc hậu” và mẹ tôi hay tự hào mình là "tàn dư của chế độ cũ”. Bà là nhà giáo, thông minh, trung thực, đã từng cãi cự cả với Quan đốc học người Pháp để bảo vệ sự đúng đắn.

Thỉnh thoảng ngồi khâu vá bên cạnh chúng tôi đang học, bà hỏi: "Văn học Nga có hay không con?” Chúng tôi kể cho bà nghe về hai ông Tolstoi, về "Chiến tranh và hoà bình", "Con đường đau khổ" và "Anna Karenina", "Tội ác và trừng phạt", "Anh em nhà Karamazov" của Dostoevski. Có khi tôi còn cao hứng đọc thơ của Lermontov, của Puskin. Những lúc ấy, mẹ cũng tỏ ra khao khát trước chân trời mới lạ của các con, với xã hội mới mà người lớn tuổi nào cũng có chút ngậm ngùi vì thời của mình đã qua đi mất rồi.

Mẹ có nhiều bạn gái - bà giáo thân, cùng thời, cùng tuổi, cùng mê thơ lãng mạn Pháp. Trong số họ, cũng có người khổ vì con cái ích kỷ. Có bà sống một mình, dù con rất giỏi và thành đạt. Cho dù họ cư xử không mấy mặn mà với mẹ mình, nhưng mẹ lại luôn tự hào về họ và nhớ mãi tuổi thơ con đã lớn lên đáng yêu như thế nào.

Mẹ đau ốm lúc tuổi già, các con xa vắng, có đứa do đời đẩy đưa đã vào làm ăn ở SàiGòn. Nằm nhà một mình vì con đi làm khóa cửa lại, mẹ nhìn ra cây hồng xiêm lớn xòe lá bên cửa sổ. Cái cây có lá xanh mướt đến nỗi khi mẹ mất rồi, nó vẫn vô tư vẫy rì rào bên khung cửa. Chúng tôi lấy mỗi người một chiếc lá ấy đem đi xa, ép nhựa như giấy chứng minh thư đem theo người. Gữũ lá đề có thêm kỷ niệm về mẹ. Khi mẹ mất rồi, nhà bán, vườn cây bị chủ khác đốn bỏ, nhớ về quê xa nhiều lúc tôi chỉ biết âm thầm với hai câu thơ của Đỗ Trọng Khánh: "Thành phố ăn nằm với biển, đẻ ra một lũ cần lao". Ở khu vườn xưa ấy có lũ trẻ hư thường đến phá, cả nhưng đứa nghiện ma túy trốn vào góc vườn để hút hít. Chúng đu lên cửa sổ, nhìn bà già nằm trong góc giường, bảo: "Bà ơi, chúng tôi là thần chết đến đón bà đi đây".

Mẹ tôi đọc ca dao cho chúng tôi nghe. Không giống người bà đưa võng ở quê đọc. Kiểu hoặc ru "con cò bay lả bay la", mẹ có cách nhìn riêng tư vào câu ca dao. Mẹ bảo có lẽ bài ca dao là hay nhất trong vô số kiệt tác là bài "Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Vậy hay nhất chỗ nào? Ở chỗ cò mẹ yêu con, luôn nghĩ lợi cho con, ngay cả khi chết đi rồi, người ta vớt xác lên, lấy bộ lòng đem xáo măng mà cò mẹ vẫn còn van nỉ: "Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con....”.

Chắc hẳn nhân vật “mẹ tôi" trên đây là thế hệ trên nữa, có lẽ là bà tôi thì đúng hơn. Thế hệ kháng chiến, thề hệ công chức của Pháp chắc đã già lắm, mất đi nhiều rồi. Thế hệ mẹ tôi cũng đã già, bởi vì chúng tôi hôm nay - những “nhân vật trung tâm" của xã hội đều là cán bộ, doanh nhân ngoài 30 tuổi. Bây giờ chúng tôi giỏi tiếng Anh, vi tính, đã có con vài tuổi. Lần lượt chúng ta ai cũng phải đi con đường ấy: làm cha mẹ, ông bà, rối xa lìa con cái. Tất nhiên, chuyện làmông bà hãy còn xa, bây giờ chúng tôi đang sống với xã hội tiêu dùng. Chúng tôi phải sống hài hòa với chính mình, làm cái gì minh thích, thoải mái, tiện nghi. Còn mẹ tôi vẫn bảo rằng thời gian tiêu dùng của các con đúng là khó ai cường được, nhưng thật ra tất cả những thử làm con người saymê như đồ hiệu, quảng cáo, truyền thông giải trí...không có tác dụng giáo dục, mà đơn thuần chỉ là một sự kiện kinh tề. Chúng tôi phải chạy theo nỗi cam go của thời đại, nhưng mẹ tôi bảo xã hội muốn tồn tại được vẫn phải theo "chuyện xưa", bao gồm nền tảng đạo đức, giá trị của cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Mẹ tôi lại tiếp tục dạy các con tôi theo cách của bà đã dạy mẹ, lại bắt đầu bằng những cầu ca dao. Thỉnh thoảng, tôi lại nghe chấy các câu về sự thương nhớ khi nam nữ cách trở, về con cò xin người nấu măng, cả những câu ca dao buồn đền xót xa chăng hạn "Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca, cánh nhạn vào mây thiết tha, lưu luyến tình vừa qua” dù hay, dù đẹp, dù tha thiết. Thế là tôi đề nghị mẹ hát thứ gì vui cho thằng cu con ngủ, đừng bắt nó thấm đấm nỗi buồn của dân tộc một thời đau thương của chiến tranh, xa cách. Ngay nỗi buồn của thời chúng tôi cũng khác. Ngày nay có cả nối buồn của sự giàu có, mất định hướng sống. Thế hệ của cha mẹ ông bà có thể thông minh, làm việc cật lực, nhưng có định hướng rõ rệt trong cuộc sống và có vẻ như xa lạ với tiền bạc hơn chúng tôi. Lớp trẻ đã có nhiều người giàu nhanh nhưng lại buồn rầu, ngờ vực trong mối liên hệ với người thân vì tiền bạc...Bây giờ người lớn cũng thích chơi game, đàn ông cũng sài mỹ phẩm. Tuổi trẻ nhiều nước không cần kết hôn, thích mua sắm, ít để dành, thích kết nối điện tử, du lịch, nhưng ít thích học lên cao...

Không biết mẹ tôi ứng xử thế nào trong xã hội tiêu dùng và giao kết điện tử như hiện nay. Tôi không rõ, bởi đó là thử thách cam go của thời chúng tôi. Những bà mẹ hiện đại nhất cũng bị thử thách và hiếm ai có đủ tự tin. Nhưng thật ra, trong sâu thẳm, chính nhân cách sống, chính quan niệm về đạo đức, về điều tốt đẹp của mẹ đã nuôi sống những đứa con mà bà đang gửi chúng vào xã hội hiện đại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Mới đầu giống mèo hơn, cuối cùng không bằng chuột

    05/11/2015Nguyễn Tất Thịnh...chúng ta rất dễ tranh giành cắn xé nhau lúc no đủ. Hóa ra sự thay đổi hành vi của chuột là do thay đổi điều kiện môi trường sống, còn sự xuống cấp hành vi của con người với nhau là do suy đồi về môi trường văn hóa xã hội.
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Những điều tốt đẹp của thế giới này

    09/09/2006Trong xã hội của chúng ta, chúng ta đánh giá rất cao việc giành được của cải vật chất. Chúng ta có khuynh hướng phán xét con người qua thành công vật chất của họ. Nhưng các nhà đạo đức và các vị thánh luôn luôn khuyên răn chống lại chủ nghĩa vật chất và sự khoái lạc của các giác quan. Chủ nghĩa vật chất là gì, và tại sao nó bị coi là xấu?
  • Phẩm chất vĩ đại trong con người

    10/08/2006Con người vĩ đại là gì? Có phải sự vĩ đại của anh ta nằm ở trí tuệ, tính cách, hay thành tích của anh ta? Hay nó ở trong phẩm chất chung bí ẩn nào đó của nhân cách?Tại sao chúng ta gọi một người vĩ đại là “vĩ đại”?
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Yếu tố cơ hội trong đời người

    23/06/2006Các tư tưởng gia vĩ đại trong quá khứ có nhiều ý khiến rất khác nhau về vấn đề cơ hội là gì và thậm chí liệu có một điều như thế hay không. Nhưng có một điều họ đồng ý là: chúng ta không thể biết chắc về vận may của mình, mà cũng không thể điều khiển nó. “Tính may rủi” là cái gì không chắc chắn và không thể tiên đoán được...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Cách nghĩ phải theo thời

    24/05/2006Nguyễn Hải Hoành… Tôi rất khoái câu của Đức Uy - một trong những nguyên nhân sâu xa nhất đẻ ra sự nghèo khổ... là do chúng ta đã luôn được dạy dỗ rằng đức hạnh cao nhất là “cho" chứ không phải là “tạo"… May thay, tù khi đổi mới, mở cửa, cánh trẻ nhận nhanh ra chân lý này và ít bị tiêm nhiễm nặng nề như cánh già.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

    11/01/2006Thanh ThảoSự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Đó cũng là bí quyết của muôn vàn sự khác biệt...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • xem toàn bộ