Hiện đại hóa và tâm lý xã hội
Nước ta đang ở trong quá trình chuyển tiếp từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại và nhiều người tưởng rằng cứ tập trung sức lực vào xây dựng công nghiệp, xã hội hiện đại sẽ hiện ra, không hiểu rằng xã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại.
Những kẻ hãnh tiến đang kìm hãm và phá hoại độc lập vừa manh nha của số đông và cũng đang hủy hoại nhân cách cá nhân của mình đồng thời tạo ra hiện tượng loạn cương xã hội.
Sự hình thành và phát triển của các cá nhân độc lập đỏi hỏi những định chế thông thoáng về lập pháp, đòi hỏi một Nhà nước pháp quyền thật sự đảm bảo các quyền công dân một cách đầy đủ, xóa bỏ triệt để cách làm (và tâm lý) “xin - cho”của một Nhà nước gia trưởng, để mỗi công dân có thể tự do làm tất cả những gì không bị luật pháp ngăn cấm.
Trước mắt chúng ta đang diễn ra một quá trình lịch sử lớn về tất cả các mặt đời sống xã hội theo hướng hiện đại hoá, và về mặt tâm lý là từ bỏ tâm lý lệ thuộc và xây dựng tâm lý độc lập của các cá nhân với hai nét nổi bật: Thứ nhất, nói chung, các cá nhân chưa phát triển (và chưa thể phát triển) đến trình độ tính độc tập cao. Thứ hai, một số cá nhân "nhạy bén” dựa vào thế lực xã hội của mình đã và đang lợi dụng quá trình này để trục lợi riêng, để đầu cơ ăn bám, để sống
Những trở lực trên con đường hình thành tính độc lập
Trong tiến trình tìm kiếm tính độc lập và từ bỏ tính lệ thuộc của mình, các cá nhân vấp phải những trở lực rất khó vượt qua, cả bên trong lẫn bên ngoài bản thân mình. Sống trong môi trường "cộng đồng trên hết" quá lâu đời, ý thức cộng đồng cho đến nay vẫn trội hơn hẳn ý thức cá nhân. Dù ý thức cộng đồng đã suy yếu so với trước nhiều, nó vẫn mạnh hơn sự khẳng định cá nhân.
Thậm chí có người coi tính độc lập và tự do của các cá nhân như những gì trái nghịch. Người ta coi sự lệ thuộc cá nhân như một cái gì hiển nhiên. Vả chăng, sống với tâm lý lệ thuộc dễ dàng hơn sống với tính độc lập nhiều: không phải tự mình lo nghĩ, tính toán, xoay sở, cách tân gì hết. Mọi cái cứ
Kinh tế thị trường đã dần dần giúp cho, hay nói đúng hơn, đòi hỏi con người phải chủ động hơn, phải tự mình xoay sở việc làm và thu nhập không thể trông chờ một "bầu vú” nào. Nhưng tâm lý lệ thuộc không thể bị trừ bỏ ngày một ngày hai. Do đó, tâm lý con người hiện nay nhìn
Lẽ ra quá trình này có thể rút ngắn hơn, nếu các cá nhân được bảo đảm hơn về tính độc lập. Nhưng như đã nói, sau một thời gian dài sống lệ thuộc và thụ động, các cá nhân bị suy yếu đi rất nhiều. Không có sở hữu,không có những điều kiện vật chất và pháp lý (chế độ “xin - cho” vẫn được duy trì khá bền vững) để có thể có một đời sống độc lập, nhiều người đang ở trong trạng thái suy nhược kinh tế bẩm sinh, khó lòng thoát ra, lại dễ bị lâm vào tình trạng lệ thuộc mới. Cứ nhìn hàng nghìn, hàng vạn “thợ xây dựng” từ nông thôn kéo ra các thành phố lớn, cũng đủ thấy rõ các hình thức lệ thuộc thay thế nhau như thế nào. Không còn sự lệ thuộc kiểu nông dân xã viên lệ thuộc vào HTX nông nghiệp nữa, nhưng là sự lệ thuộc của những “chủ thầu”, những “đầu nậu”, với những điều kiện sống và làm việc dã man. Có thể kể ra bao nhiêu hình thức lệ thuộc “mới" khác có trong các lĩnh vực khác nhau, ở thành thị và nông thôn. Nhưng những người lệ thuộc “mới" này biết tìm đâu ra lối thoát và bao giờ mới thới? Tính độc lập trong tạo những trường hợp này nghe như một nốt nhạc nghịch tai, xa lạ.
Trong hoàn cảnh chuyển tiếp từ xã hội truyền thống sangxã hội hiện đại ở nước ta hiện nay, trừ một số ít người có thể còn kiếm được những nguồn thu nhập độc lập, nói chung người ta vẫn đang phải lo lắng tìm chỗ đứng chân của mình, đặc biệt là những thanh niên đến tuổi lao động, kể cả nhữngngười được đào tạo Đại học. Có thể nói rằng, nếu không có sự giúp đỡ của xã hội, của hàng nghìn, nhà nước, nhất là trong điều kiện Nhà nước nắm giữ phần lớn những nguồn lực kinh tế, thì không hy vọng gì ở sự hình thành những cá nhân độc lập một cách lành mạnh và nhanh chóng. Nhà nước phải coi công việc đó như một nhiệm vụ hàng đầu của mình nếu thật sự muốn thúc đẩy quá trình chuyển nếp từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Vì một lý do rất đơn giản: không có các cá nhân độc lập, không thể có xã hội hiện đại, hoặc nhiều lắm chỉ có một khu vực kinh tế hiện đại nào đó, cho một bộ phận xã hội nào đó, một xã hội "nhị nguyên” (dualiste), phân đôi, trong đó một số người hưởng thụ những thành quả của hiện đại hoá về kinh tế và khoa học - công nghệ, còn đại đa số dân cư bị gạt ra ngoài lề hiện đại hoá.
Sự hình thành và phát triển của các cá nhân độc lập đòi hỏi những định chế thông thoáng về luật pháp, đòi hỏi một Nhà nước phápquyền thật sự bảo đảm các quyền công dân một cách đầy đủ, xoá bỏ triệt để cách làm (và tâm lý) "xin- cho" của một Nhà nước gia trưởng, để mỗi công dân có thể tự do làm tất cả những gì không bị luật pháp ngăn cấm. Điều đó cũng đòi hỏi xã hội và Nhà nước thực hiện những biện pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất, tín dụng, thông tin, liên hệ với bên ngoài cho các cá nhân.
Hãnh tiến- kẻ phá hoại tính độc lập
Trong khi số đông đang nằm trong sự giằng co giữa tính lệ thuộc và tính độc lập của cá nhân, dù một bộ phân xã hội có vẻ như đã đạt tới "tính độc lập cao”. Trên thực tế, đó là những kẻ hãnh tiến đang kìm hãm và phá hoạt tính độc lập vừa manh nha của số đông và cũng đang huỷ hoại nhân cách cá nhân của mình, đồng thời tạo ra hiện tượng loạn cương của xã hội. Từ điển xã hội học,(Nguyễn Khắc Viện chủ biên, Nxb Thế giới, 1994) định nghĩa loạn cương (anomie) như "một xã hội không có quy tắc đạo đức và pháp lý để tổ chức nền kinh tế của mình, một trạng thái khủng hoảng về mối liên hệ của cá nhân với hệ thống giá trị, khiến cho xã hội mất tính cố kết. Những kẻ hãnh tiến này không phải "tiến thân một cách may mắn” như một cuốn từ điển định nghĩa, mà là hững kẻ thành đạt trong cuộc sống cá nhân bằng bất cứ phương tiện nào, không một chút ngại ngùng, như Từ điển
Nhóm hãnh tiến chính là cái ổ gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với đời sống xã hội hiện nay. Vấn đề không chỉ là sự đánh mất cá nhân và nhân cách của họ, đó còn là một sức mạnh tác động tai hại tới tâm lý con người nói
Con người cá nhân trong xã hội hiện đại?
Trên thế giới và ngay ở nước ta, đang diễn ra những chuyển đổi giá trị rất phức tạp, không
Gần đây, trong các cuộc thảo luận về "kinh tế tri thức", tức là kinh tế hậu hiện đại, có ý kiến đề xướng những bước "đi tắt, đón đầu” để nước ta có thể nhảy ngay lên trình độ này. Không coi nhẹ và phủ nhận những khả năng "nhảy cóc" nào đó trong một vài lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nào đó (quá trình toàn cầu hoá cũng đang đòi hỏi phải làm như vậy), nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trình tự chuyển đổi theo những nấc kế tiếp nhau là trình tự bắt buộc. Có thể rút ngắn thời gian cho từng nấc, nhưng không thể bỏ qua một nấc cơ bản nào cả.
Và ngay cả khi đạt tới trình độ hậu hiện đại, cũng không nên nghĩ rằng, đến đó, mọi vấn đề của con người sẽ được giải quyết trọn vẹn. Hậu hiện đại, cũng như hiện đại, đem lại cho sự phát triển cá nhân những khả năng mới, nhưng cũng đẻ ra không ít vấn đề của cá nhân con người ở những trình độ cao hơn, phức tạp hơn và cũng làm nảy sinh những nguy cơ lớn hơn cho sự phát triển cá nhân con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt