Phẩm chất vĩ đại trong con người
Thưa tiến sĩ Adler,
Con người vĩ đại là gì? Có phải sự vĩ đại của anh ta nằm ở trí tuệ, tính cách, hay thành tích của anh ta? Hay nó ở trong phẩm chất chung bí ẩn nào đó của nhân cách?Tại sao chúng ta gọi một người vĩ đại là “vĩ đại”?
N.B.
N.B. thân mến,
Từ “vĩ đại” nghĩa gốc là to lớn, như trong thuật ngữ “chòm sao Đại Hùng tinh” (Great Dipper) và “Ngũ Đại hồ” (
Việc liên kết sự to lớn và tính ưu việt áp dụng cho những phẩm chất và hành vi con người cũng như cho những chiều kích vật lý. “Người vĩ đại”, trong nghĩa nguyên thủy này, là người nổi bật, vượt hơn hẳn những người khác về một mặt rõ ràng nào đó. Những người vĩ đại của lịch sử thường là những con người hành động, mà thành tích của họ được nhiều người biết đến. Do vậy, những con người như thế nổi tiếng, trong nguyên nghĩa của từ “ tiếng tăm”. (Nó có nghĩa gốc là châm ngôn hoặc tin đồn.) Nổi tiếng hay lừng danh có nghĩa là được khắp nơi nói tới.
Những gì mà sự vĩ đại của con người hàm chứa có thể được biểu lộ đầy đủ nhất bằng cách đối chiếu nó với khái niệm thánh nhân trong tôn giáo. Tiên tri Isaiah nói về con người được Chúa chọn một cách đặc biệt, nhưng đó là người Chúa giấu kín không cho ai biết, như mũi tên nằm trong ống tên. Một truyền thuyết xưa của người Do Thái kể về ba mươi sáu vị thánh, hoàn toàn không được người thường biết tới, nhưng họ giữ vững vũ trụ vạn vật này thông qua sự công chính của họ. Các trước tác ngoại giáo cùng thời không đề cập đến các vị tiên tri Do Thái và các vị tông đồ Cơ Đốc giáo, bởi vì các vị ấy không phải là những con người có tầm quan trọng thế tục.
Tuy nhiên, các tác gia ngoại giáo thời cổ đại khẳng định rằng sự vĩ đại của con người đòi hỏi một cái gì hơn là sự ưu trội thể chất hay xã hội đơn thuần. Đối với Aristotle, người cao thượng, hay đại lượng, xứng đáng với danh dự mà họ tìm kiếm vàgiành được. Trong quan điểm này, một người vĩ đại tỏ ra nổi bật trong đức hạnh, trong sự xuất sắc của con người. “Người anh hùng” là người vĩ đại hơn về đức hạnh, và do vậy lớn lao hơn người bình thường.
Nhưng con người có thể ưu trội mà không đáng kính trọng. Tác phẩm Lives of the Noble Grecians and Romans(“Cuộc đời của những Người Hy Lạp và La Mã cao quí”) của Plutarch đưa ra một bằng chứng cụ thể cho thấy những người xuất sắc có thể không nổi bật về đức hạnh. Những Cuộc đời đócó cả tên vô lại láu lỉnh và phóng đãng Alcibiades, và những kẻ tìm kiếm quyền lực độc ác và vô lương tâm như Marius và Sulla. Nó cho thấy những nhược điểm và tội lỗi của Alexander Đại Đế(1), Julius Caesar(2), và anh em Gracch. Tuy nhiên đây là những con người “lừng lẫy”, vì họ nổi bật ở thời họ sống.
Trong kỷ nguyên hiện đại, bàn luận về sự vĩ đại xoay quanh vai trò của con người vĩ đại trong lịch sử. Thomas Carlyle(3), trong tác phẩm Heroes and Hero-Worship(“Anh hùng và sự sùng bái anh hùng”) của ông, khẳng định rằng những người vĩ đại ảnh hưởng lớn đến lịch sử và chi phối số phận của loài người. Trong số những người vĩ đại, ông tính cả các nhà thơ và các lãnh tụ tôn giáo cũng như các chính khách và các nhà lãnh đạo quân sự - Dantevà Luthercũng như Cromwell(4)và Napoleon(5). Tất cả những người này đều là những người làm ra thế giới con người, và những người không vĩ đại như chúng ta, Carlyle nói, phải chọn một người vĩ đại, một “anh hùng”, làm người lãnh đạo của chúng ta. Một dân tộc hay một thời đại không ngưỡng mộ những anh hùng thì chắc chắn sẽ không ra gì.
Tolstoy(6)là đối thủ thời hiện đại hùng biện nhất của học thuyết lịch sử “con người vĩ đại” này. Một trong những mục đích của bộ tiểu thuyết hoành tráng War and Peace(“Chiến tranh và hòa bình”) của ông là chứng minh cho thấy những ước muốn và hành vi của cá nhân không mấy đáng kể trong việc quyết định cái gì xảy ra trong lịch sử. Tolstoyso sánh những biến cố lịch sửvới sự di chuyển của một đàn gia súc, chúng bị quyết định bởi đồng cỏ mênh mông sẵn có, chứ không bởi một con vật đầu đàn hay những người chăn dắt. Những người vĩ đại chỉ là những con rối nổi bật, chúng cựa quậy tới lui do những tác lực lịch sử vượt quá hiểu biết của chúng. Không có gì khác thường hay hùng mạnh, chúng là những con người nhỏ bé, bình thường ngẫu nhiên có mặt giữa sân khấu trong một vở kịch rộng lớn. Tolstoylấy người anh hùng của Carlyle, Napoleon, làm ví dụ chính để chỉ kẻ anh hùng giả danh – một người lùn nhỏ nhen, tự phụ, tầm thường bị phong trào lịch sử của quần chúng làm cho còi cọc đi.
(1)Alexander Đại Đế(Alexander the Great) (356 – 323 tr. CN): Hoàng đế xứ
(2)Julius Caesar(100 tr. CN – 44 tr. CN): vị tướng và chính khách La Mã, nổi lên từ cuộc nội chiến với tư cách là nhà độc tài của thành
(3)Thomas Carlyle(1795 – 1881): sử gia, tiểu luận gia người
(4)Oliver Cromwell(1599 – 1658): nhà quân sự và chính khách người Anh.
(5)NapoleonI (1769 – 1821): hoàng đế nước Pháp (lên ngôi năm 1804). Sau khi chinh phục hầu hết châu Âu, và thua trận
(6)Leo Nikolayevich Tolstoy(1828 – 1910): văn hào Nga. Ông viết hai tiểu thuyết sử thi War and Peace(1865 – 1869) và Anna Karenina(1875 – 1877). Là nhà tư tưởng và nhà đạo đức xã hội sâu sắc, ông bị rút phép thông công bởi Giáo hội Chính thống Nga vì những quan điểm cấp tiến của ông về quyền lực của Giáo Hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường