Yếu tố cơ hội trong đời người
Thưa tiến sĩ Adler,
Những người đạt được sự nổi trội thường thừa nhận rằng yếu tố vận may hoặc cơ hội góp phần rất lớn vào thành công của họ. Và tất cả chúng ta đều biết rằng có vận may cũng như vận rủi. Những cuộc gặp gỡ tình cờ thường quyết định các cuộc hôn nhân và tình bạn cả đời. Tiến trình lịch sử cũng có thể bị thay đổi bởi những sự kiện tình cờ. Việc bắn rơi tình cờ một chiếc máy bay trinh sát chụp ảnh có thể phá vỡ một hội nghị “thượng đỉnh” đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Các tư tưởng gia vĩ đại nói gì vềvai trò của cơ hội hay vận may trong các vấn đề về con người?
S.T.
S.T. thân mến,
Các tư tưởng gia vĩ đại trong quá khứ có nhiều ý khiến rất khác nhau về vấn đề cơ hội là gì và thậm chí liệu có một điều như thế hay không. Nhưng có một điều họ đồng ý là: chúng ta không thể biết chắc về vận may của mình, mà cũng không thể điều khiển nó. “Tính may rủi” là cái gì không chắc chắn và không thể tiên đoán được.
Người xưa so sánh những gì xảy ra do tình cờ với những gì xảy ra một cách tự nhiên, một cách cần thiết, ít nhiều thường xuyên, hoặc như kết quả của mục đích có ý thức của con người. Con người, do bản chất, họ không thể sống mãi, nhất thiết phải chết. Nếu mặt trời chiếu trên một hồ nước, nó làm nước bốc hơi một cách bình thường. Những chuyện này không xảy ra do tình cờ; mà chúng xảy ra vì bản chất thực sự của các thứ có liên quan. Và chuyện tôi đến cửa hàng cũng không phải là tình cờ nếu tôi đến đó với mục đích rõ rệt. Nhưng nếu tình cờ tôi gặp một người bạn ở đó do sự trùng hợp ngẫu nhiênhoàn toàn mà con đường của chúng tôi giao nhau tại một thời điểm và nơi chốn nhất định, cuộc gặp gỡ đó, theo Aristotle, là một cái gì đó xảy ra tình cờ.
Người xưa cũng gọi sự tình cờ trong những vấn đề con người là “vận may”, nó có cùng gốc rễ với từ “trùng hợp ngẫu nhiên.” Họ xem những chuyện như sự giàu có, danh tiếng, danh dự, và quyền lực là những thứ của vận may. Có hay không có chúng phần lớn là do cơ hội, chứ không phải do việc lựa chọn có mục đích như trong trường hợp những thứ như kiến thức và đức tính. Tuy nhiên Aristotle nghĩ rằng những thứ của vận may là quan trọng đối với hạnh phúc con người. Mặt khác, những người khắc kỷ, thấy rằng phải biết thờ ơ với những điều nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng ta thì mới là danh giá.
Nhiều tư tưởng gia phủ nhận rằng thực tế không có cái thứ gọi là cơ hội. Theo họ thì những gì chúng ta gọi là cơ hội chỉ là biểu hiện sự không hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân của các sự kiện. Khi chúng ta không biết tại sao một việc xảy ra chúng ta bèn gán cho sự tình cờ. Spinoza vẫn giữ vững ý kiến rằng chẳng có gì xảy ra do tình cờ cả, tất cả mọi việc đều được ấn định. Hầu hết những nhà thần học Thiên chúa giáo, với ý niệm về sự quan phòng của thần thánh vốn ảnh hưởng cả tới việc một con chim sẻ lao xuống, đồng ý với Augustine rằng “trên thế giới này chẳng có cái gì xảy ra ngẫu nhiên cả.” Mọi thứ, cả những gì có vẻ là tình cờ, đều do Chúa định sẵn cả.
William James, người sợ hãi trước ý tưởng về vũ trụ được định sẵn hoàn toàn của Spinoza , lại cho rằng có những chọn lựa tối hậu nào đó trong đời người mà chúng ta không thể chỉ đơn thuần giải quyết dựa trên những lý lẽ hợp lý. Nếu những chọn lựa như thế là về các vấn đề liên quan sinh tử đến chúng ta, ông cảm thấy chúng ta phải quyết định bằng cách này hay cách khác và chấp nhận rủi ro là mình bị sai. Dĩ nhiên giải pháp thay thế sẽ là chờ đợi cho đến lúc mọi chuyện ngã ngũ, khi một sự xét đoán hợp lý nào đó có thể xảy ra. Nhưng, James nói, với những vấn đề như thế mọi chứng cứ đều không bao giờ hiện rõ; nó thực sự không hề xảy đến trừ khi bạn chấp nhận rủi ro.
Các nhà kinh tế học, những nhà nghiên cứu “khoa học buồn thảm”(1), có phần tỉnh táo về những điều như thế và có cái nhìn bi quan về việc đánh cá. John Maynard Keynes trong tác phẩm Treatise on Probability(“Luận thuyết về xác suất”),kết luận rằng thật khôn ngoan và hợp lý khi tránh những rủi ro lớn và được hướng dẫn bởi xác suất có tính tóan. Ông khuyên chúng ta không nên chơi trò may rủi, dù là với bài bạc hay Thị trường chứng khoán, trừ khi chúng ta đủ khả năng để mất một số tiền lớn.
Adam Smith trong tác phẩm The Wealth of Nations(“Sự Thịnh vượng của các Quốc gia”) thậm chí còn bi quan hơn về việc mạo hiểm. Ông chỉ ra, về chuyện xổ số, rằng tỉ lệ phần trăm luôn luôn nghiêng về phía nhà cái:
“Thế giới chưa bao giờ chứng kiến, mà cũng sẽ không bao giờ chứng kiến, một vụ xổ số hoàn toàn công bằng; hoặc một cuộc xố số mà trong đó toàn bộ phần thắng được bù đủ cho toàn bộ phần thua đi; bởi vì người tổ chức sẽ chẳng thu được lợi gì cả… Không có một định đề toán học nào chắc chắn hơn định đề nói rằng bạn càng mạo hiểm vào nhiều vé hơn, bạn càng có khả năng trở thành(1)Khoa học buồn thảm(Dismal science): thuật ngữ do Thomas Carlyle, nhà văn Scotland (1795-1881) đặt ra năm 1848 để gọi khoa kinh tế chính trị học vì ông phản bác trật tự kinh tế công nghiệp và ủng hộ tự do kinh tế.người mất nhiều hơn. Mạo hiểm vào tất cả các vé trong vụ xổ số, và bạn thua là cái chắc”.
Adam Smith không hề nói, “Bạn không thể thắng.” Một vé đánh cá vào con ngựa thắng trong cuộc đua ngựa có thể mang lại một số tiền to tát. Nhưng chắc chắn bạn càng cố giành lấy vận may chừng nào, thì có khả năng bạn chịu mất trắng chừng ấy. Tôi tự hỏi không biết toàn bộ các vé trong những cuộc đua ngựa trị giá bao nhiêu tiền.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh