Cô gái lái công nông, chàng trai đi Wave Tàu...

10:08 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Giêng, 2018

“Kiều nữ lái xế hộp đâm sập cửa hàng nội thất”, “Nam thanh niên đi SH ném đá vào cảnh sát”... Sáng nay như thường lệ, vừa mở mấy trang báo mạng ra để cập nhật tin tức hằng ngày là tôi đã thấy đập vào mắt mình những cái tít như vậy. Nội dung không có gì mới lạ (không biết nên vui hay buồn khi buộc phải công nhận một câu như vậy), nhưng một ý nghĩ chợt nảy ra trong tôi: Nếu như từ “xế hộp” trong cái tít đầu tiên được thay bằng... “công nông”, và “SH” trong cái tít thứ hai được thay bằng... “Wave Tàu” thì sao nhỉ?

Theo nội dung của bài báo, “kiều nữ” lái xế hộp là một cô gái trẻ tóc nhuộm vàng hoe, đã chạy xe với tốc độ cao đâm thẳng vào nhà dân. Còn “nam thanh niên” đi SH thì vì bị cảnh sát giao thông dừng xe do không đội mũ bảo hiểm mà cầm đá ném vào người thi hành công vụ. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những người trẻ tuổi với mức sống cao (nếu không cao có lẽ đã chẳng có xế hộp với SH để đi) mà lại hành xử như vậy?Nếu như trong ngôi nhà mà “kiều nữ” kia đâm vào có người đang sinh hoạt thì sao? Và nếu một trong hai viên gạch mà “nam thanh niên” kia ném ra trúng phải một ai đó trong số các chiến sĩ cảnh sát đang làm nhiệm vụ? Mái tóc nhuộm xanh đỏ tím vàng, những bộ quần áo đắt tiền họ mặc, chiếc xe sang trọng họ đi,... dường như càng đào sâu cái hố khoảng cách giữa mức sống và cách xử sự của họ. Xe mất lái gây tai nạn là điều không may có thể xảy ra, nhưng mất lái khi chạy với tốc độ cao thì lại là điều đáng bàn. Nếu như “kiều nữ” đó được học hành và chấp hành nghiêm túc những điều đã được học khi thi lấy bằng lái xe, cũng như có trách nhiệm với chiếc xe mà mình đang điều khiển thì có lẽ điều đáng tiếc đã không xảy ra. Cũng tương tự như vậy, hành động ném đá vào người thi hành công vụ chắc chắn đã không xảy ra nếu như đó không phải là một “nam thanh niên” khinh thường pháp luật, chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những việc mình đã gây ra.

Quay lại với điều giả sử ban đầu, nếu như đọc một cái tít như là “Cô gái lái công nông đâm sập cửa hàng nội thất”, hay “Nam thanh niên đi Wave Tàu ném đá vào cảnh sát”, có lẽ người đọc sẽ thoáng có một sự thông cảm với suy đoán rằng đó là do trình độ dân trí thấp nên những người trẻ tuổi kia mới có lối hành xử như thế.

Điều cuối cùng khiến tôi suy nghĩ là cái cách dùng từ “kiều nữ lái xế hộp”. Nghe cái tên đó, trong đầu tôi nảy ra vô vàn những hình ảnh của các cô nàng “siêu sao, siêu quậy” bên Mỹ như Paris Hilton hay Lindsay Lohan... và những vụ lùm xùm họ gây ra trên mặt báo là một cách tạo scandal để đánh bóng tên tuổi của họ. Liệu có nên dùng những từ ngữ đầy vẻ “ngưỡng mộ” cho những người gây tai họa như vậy không?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lạc giữa mê cung

    02/10/2019Nguyễn NgọcMai sau cháu ước làm gì? Cô cháu gái tôi hồn nhiên trả lời: “Cháu muốn làm hot girl. Hot girl hay được lên báo”. Khổ thân cháu tôi nố không hiểu Hot girl đâu phải là một nghề mà chỉ là từ do những nhà báo sáng chế và nhồi nhét vào đầu lũ trẻ.
  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Web cho giới trẻ: có một đống rác!

    09/03/2017Phạm Thành NhânSự bùng nổ của các trang thông tin điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra, mổ xẻ với nhiều lo ngại...
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Tình là cái tình chát

    24/02/2016Tạp văn Nguyễn Trương QuýYêu qua mạng thì có gì mà phải rộn? Mười năm qua, tiến bộ về Internet và các dịch vụ trên mạng đã phát triển không ngừng. Hãng Yahoo lừng danh với phần mềm chất của mình đã làm lễ kỷ niệm 10 năm với nỗi lo bị các hãng khác cạnh tranh. Chát chít với hẹn hò nhau trên cõi ảo đã thành miếng đất hấp dẫn các nhà lập trình. Còn với dân văn phòng, đường yêu đương đã được mở rộng với những kênh thông tin hơn hẳn các cách thức cổ truyền...
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Bồ nhí - vui tý mất gì?

    12/04/2014Thế PhanCùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của một bộ phận quan chức không còn là chuyện "ba cọc ba đồng” mà còn lộc rơi lộc vãi do chức sắc mang lại. Một hiện tượng đang phát triển ngoài sự mong đợi của xã hội - bồ nhí đang ngày càng trở nên phổ biến và đang tác động sâu sắc vào đạo đức truyền thống và các mối quan hệ xã hội...
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • Hãy tiếp cận thông tin truyền thông như đọc một quyển sách!

    15/08/2010Phạm Xuân Loan thực hiệnLàm thế nào giới trẻ có sự chọn lựa khôn ngoan để có thể sống trong thời đại truyền thông mà không bị nhầm lẫn giữa những giá trị vật chất với hạnh phúc? TTCT trò chuyện với bà Marcia Ladendroff - giảng viên đang dạy môn nhận thức truyền thông tại Đại học North Florida - và với thạc sĩ công nghệ thông tin Jeff Drake ở Đại học Findlay (Ohio)...
  • Tình dục tuổi sinh viên: Nên nghĩ thoáng và rộng lượng?

    03/07/2010Mình thấy chuyện quan hệ trước hôn nhân là vấn đề nhạy cảm và là chuyện riêng tư của mỗi người sao lại có nhiều bạn phê phán kịch liệt đến như vậy nhỉ! Đâu phải ai quan hệ trước hôn nhân đều tan vỡ, bất hạnh, buông thả. Xin đừng vơ đũa cả nắm như vậy...
  • Đừng coi thường tính mạng kiểu ấy!

    16/06/2010Tú Anh - Việt AnhChoáng váng là cảm giác của nhiều người khi xem những đoạn phim ngắn cảnh các "quái xế" giỡn mặt tử thần bằng những "pha" chết người như điều khiển xe máy bằng chân, bay nhảy trên xe máy và ông bố cổ xúy cậu con trai 3 tuổi tập làm "hung thần" trên phố nườm nượp người xe qua lại. Sau khi tung lên mạng, những clip này cũng đã nằm trong top những sự kiện được truy cập nhiều nhất tuần qua.
  • 20 sự kiện khôi hài

    13/02/2010Thiên Thổ chọn và bìnhMột số cán bộ địa phương chấm mút tiền Chính phủ trợ giúp dân nghèo đón Tết Canh Dần. Khi bị “túm” thì “biện hộ” rằng sợ phát ra thì người nghèo... xài hết!
  • Mờ mắt vì yêu

    12/02/2010Nguyên PhongNgày cuối tuần hôm đó, tôi đến rủ Ngọc, cô bạn thân cùng lớp, đi chùa cầu may. Theo thói quen, tôi đứng dưới nhà gọi với lên thì bác Liên, mẹ Ngọc, ra mở cửa: “Cháu gọi làm gì cho phí sức, nó không chịu thò đầu ra đâu. Dạo này đi học về là nó giam mình trong phòng...
  • Tự teen sải bước vào đời

    28/11/2009Làm thế nào để giúp con bạn tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dậy thì của chúng? Bạn luôn mong muốn con mình đạt được thành công trong học tập, trong thể thao, trong âm nhạc, trong công việc, nhưng bạn đã bao giờ lên kế hoạch đào tạo để con mình thành công chưa? Liệu bạn có đang đi theo theo lối mòn trong cách dạy con trẻ?
  • Những thói quen bị giết chết vì Internet

    10/09/2009Thanh HuyềnDưới đây là trích lược danh sách 50 thứ mà tờ Telegraph (Anh) cho rằng đang dần biến mất bởi sự xâm nhập của mạng , từ các sản phẩm cho tới mô hình kinh doanh, từ những kinh nghiệm cho đến các thói quen trong cuộc sống con người. Danh sách này cũng được xen thêm một số thứ phải chịu tác động của những cải tiến hệ thống mạng hiện đại khác, đặc biệt là điện thoại di động và hệ thống GPS.
  • Văn hóa comment

    06/08/2009Comment - một hình thức bình luận, chia sẻ cảm xúc của bạn - được khai sinh đồng thời cùng với blog và đã trở thành thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng teen. Hơn lúc nào hết, văn hóa comment đang cần được quan tâm...
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Chân dung người tiêu dùng thời @

    17/07/2009Thanh BìnhTự tin và năng động, rành vi tính hơn thuộc thơ, thích lướt net hơn đọc sách, quan niệm thoáng hơn về tình dục so với những người đi trước… đấy chỉ là một vài nét chấm phá phác họa chân dung của những người tiêu dùng 2.0. Một thế hệ năng động, thế hệ bứt phá, thế hệ của những trào lưu mới… đang dần được hình thành. Nắm bắt được sự đổi thay và tiên liệu được các xu hướng tiêu dùng của những người trẻ, các doanh nghiệp đã có thể tự tin chinh phục hơn một nửa dân số người Việt.
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Buôn dưa lê toàn cầu?

    21/06/2009Nhóm phóng viên Thể thao Văn hóa cuối tuầnCỗ máy khổng lồ có tên Internet đã tạo điều kiện để cả thế giới xích lại gần nhau hơn, nhưng thay vì để trao đổi giao lưu văn hóa với nhau, thì người ta lại sa vào buôn dưa lê toàn cầu, đến mức bị những ảo giác về thế giới thật...
  • Thế giới ảo GO @

    01/06/2009Linh LinhCon người ta lắm khi không thể biết được mình đang sống trong mơ hay sống thực bởi những chuyện ập đến quá bất ngờ, hoặc hạnh phúc quá đỗi, hoặc đau thương tột cùng. Một phương pháp dân gian hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém nhất là cấu tai, cắn tay hoặc tự véo mình để kiểm tra, nếu thấy đau tức là thật, còn nếu sực tỉnh tức là giấc mơ.
  • Tiếng Tây-Tiếng ta

    19/05/2009Lê Trường- Tri NiênĐất nước ta đang ở thời kỳ mở rộng giao lưu với các nước đã khiến tiếng Việt tiếp nhận ồ ạt nhiều khái niệm mới bao hàm những nội dung ngữ nghĩa mới của những từ ngữ đang dùng hoặc từ ngữ mới . Điều nhận ra trước tiên là sự xuất hiện của những từ nước ngoài, những tên riêng nước ngoài không gì cản nổi trên các trang báo, trên các kênh truyền hình, các văn bản viết và trên các bảng hiệu quảng cáo...
  • Sách dạy thành công: Teen chớ ảo tưởng!

    07/05/2009K.VRất nhiều những cuốn sách về việc làm sao để đạt đến những thành công chói lọi đang thu hút các bạn trẻ. Bên cạnh những mặt tích cực, nếu không biết tiếp thu một cách hợp lý, những cuốn sách dạng này rất có thể sẽ reo rắc những ảo tưởng nguy hại cho con đường sự nghiệp của teen...
  • Bất phương trình trong teen Việt

    24/01/2009Huỳnh Văn SơnNhìn một cách khái quát thì bây giờ teen Việt đã làm được nhiều điều đáng khâm phục và ngưỡng mộ, thế nhưng xem xét một cách chi tiết thì có quá nhiều điều cần phải quan tâm và suy ngẫm. Nếu như mọi góc nhìn đều có cái tích cực và tiêu cực thì teen Việt cũng không ngoại lệ. Rõ ràng là không vơ đũa cả nắm nhưng điều mà nhiều người quan tâm là trong đời sống của thế giới teen có quá nhiều điều cần phải nói…
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • Kết hôn sớm và định dạng gia đình kiểu mới

    21/09/2008Có vẻ như đang có một xu hướng kết hôn sớm trong giới trẻ hiện nay. đây là một trào lưu nhất thời, hay là kết quả của một quá trình “chín sớm” trong con đường trưởng thành của người trẻ?
  • V.I.P tự phong - Ảo tưởng của những cô gái trẻ

    28/01/2008Nguyễn TrangGiờ đây, cụm từ Vip được dùng nhiều hơn cả cho những cô gái mới lớn, có chút nhan sắc, thành tích và tự phong mình "cao hơn người thường một bậc".
  • Đến với “thế giới số” – ai là ai?

    23/01/2008“Giỡn với số” là tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Một cuộc sống số được đặt ra để bàn thảo ở nhiều góc độ. Giọng văn của anh làm người ta hứng thú, say sưa và thậm chí tạo xúc cảm cho nhiều người muốn cầm viết viết theo.Người ta trước thời đại công nghệ thông tin, chỉ sống một đời sống (nếu coi đời sống tâm linh cũng chỉ là một phần của đời sống). Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, người ta tự khai sinh cho mình, nhiều hơn một đời sống. Cứ tạm chia, thời đại @, công dân @ sống hai đời sống ảo – thực.
  • Nhìn thẳng

    17/10/2007Tạp bút của Nguyễn Việt HàTrong giáo lý của một vài tôn giáo lớn, chủ đề về những chuyện vấp ngã đạo đức ở con người thường hay được quan tâm soi xét. Và như tất nhiên, những soi xét ấy luôn được nhìn từ một tình thương nồng hậu không ồn ào đẫm đầy tinh thần bao dung vị tha...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • Rỗi hơi!

    17/05/2007Linh LinhNhà nông mình chăm cấy cày đến mấy vẫn có những khoảng thời gian trống giữa hai vụ gọi là nông nhàn,từ cái truyền thống ấy mới sinh ra nhiều chuyện cãi vã trên trời dưới biển chẳng ra ngô khoai gì. Cổ họcchép, có hai chàng tranh luận khoa học (chắc hẳn lúc đợi lúa chín), Giáp hỏi Quý lấy đồng đúc thành chuông, đẽo gỗ làm dùi, dùng dùi đánh chuông thì chuông kêu boong boong, vậy tiếng kêu ấy của gỗ hay đồng?
  • xem toàn bộ