Văn hóa comment

07:21 SA @ Thứ Năm - 06 Tháng Tám, 2009

Comment - một hình thức bình luận, chia sẻ cảm xúc của bạn - được khai sinh đồng thời cùng với blog và đã trở thành thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng teen. Hơn lúc nào hết, văn hóa comment đang cần được quan tâm...

Từ “póc tem”…

Đây là hình thức phổ biến nhất, thậm chí trở thành sở thích của đa số teen. “Póc tem” được hiểu là người đầu tiên đọc blog, người đầu tiên comment, bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng mấy ai trong số những người để lại cụm từ ấy đã đọc những dòng tâm sự của khổ chủ. “Họ chỉ rình rập, chờ mình post bài lên để được để lại dòng chữ khó chịu đó thôi…” - X.Trang (12, THPT TCV, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) khó chịu. “Ban đầu chỉ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng càng ngày nhiều người như vậy làm mình bực tức lắm. Có người còn để lại dòng comment như thế này Chưa đọc nhưng cứ póc tem đã…” - Trang tiếp tục. Và kể từ đó cô bạn này chỉ cho bạn bè thân thiết của mình đọc và comment đồng thời thanh lọc lại danh sách bạn bè của mình…

Không riêng gì Trang mấ bất kì ai đang sở hữu một trang blog đều bắt gặp tình trạng như vậy trong những năm gần đây. Càng ngày, dòng chữ “póc tem” hay ngắn gọn hơn là “tem” xuất hiện với tần số dày đặc hơn. Ghé qua bất kì trang blog nào, ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy dòng chữ ấy…Nhưng nó không chỉ dừng lại ở blog..

…đến spam

Nạn nhân kế tiếp chính là những trang nghe nhạc, video trực tuyến, có hình thức tương tác trực tiếp với người nghe bằng cách cho comment dưới mỗi bài hát, clip. Và cũng từ đây, những trận khẩu chiến bắt đầu nổ ra. Hãy xem họ bàn tán gì về bài hát của cô ca sỹ T trên trang web nghe nhạc trực tuyến mp…:

Hay wa

dở wá,cái mỏ chj hơi bị dảnh,chj nên đi sửa lại nhák

nhung~ng hok bik nghe nhac, ko koa tinh` cum, hok koa nhung~cam xuc that la, moi noi nhac cua … (*)

nhạc người ta hay vậy mà chê dỡ.Không biết thưởng thức gì hết.ý!mà sao có chửi tục ở đâuy(người không văn hoá=">ngu)
….

Và ngay dưới bài hát này có đến 4 trang comment, bênh vực có, phê phán có, thậm chí là mắng nhau.

Một trang comment của giới trẻ hiện nay.

Chưa hết, trận khẩu chiến với bài hát của cố nhạc sỹ S cũng tại trang web này càng dữ dội hơn:

uổng cho nhạc … quá

nghe di oai die di dum tui:((:((

ma^y' )u*a' ma^t' lich. su*.

may tui bay la do oc ba dau,bai hat vay ma che.

Mot lu vo hoc , nhac … hay hay khong cung khong den lu chug may binh pham . ve di hoc lai thoi lich su di

Kết quả của trận chiến commet này là 3 trang comment…

Tình trạng comment xấu như vậy được cư dân mạng gọi là spam. Nhiều trang web đã lên tiếng nhắc nhở người nghe, người xem trong việc bình luận. Chẳng hạn như trang web http://www.nhaccuatui.com/ đã để dòng thông báo: Riêng chức năng comment cho phép các bạn chia sẻ cảm xúc âm nhạc với nhau. Do vậy "Hãy là người văn minh khi comment". Các trường hợp spam, nói tục, chửi bậy...vi phạm các quy định của NCT sẽ bị khóa tài khoản vĩnh viễn.

***

Việc bày tỏ ý kiến, cho rằng chưa được hay, thậm chí tồi tệ là quyền của mỗi người nhưng comment như thế nào, nhận xét như thế nào…cũng thể hiện bạn là một con người văn minh hay không dù đó chỉ là gõ phím. Hãy thật tỉnh táo, bình tĩnh và cẩn thận khi comment bạn nhé, vì nó sẽ ảnh hưởng đến người đọc, cũng như người nhận được, dù ít hay nhiều đấy!

Nguồn:VTC News
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Blog lực

    04/07/2009Nguyễn Thế Hoàng LinhChiều nọ, sau khi dán tay lên bàn phím hồi lâu, ông chợt thấy mình đã bị bất blog lực.
    Blog - trong một giai đoạn, đã đưa ông khỏi cảm giác vô nghĩa. Ông đã nghiêm trang kể chuyện. Đã rụt rè cởi mở. Đã rón rén bông đùa. Đã quá hưng phấn mà cợt nhả hay sỉ vả. Để rồi âm thầm xấu hổ song song với gặm nhấm khoái cảm nhận ra loài thú tưởng như tuyệt chủng mang tên xấu hổ đã trở lại khu rừng của lòng ông.
  • Tương lai mới của thế giới blog

    08/04/2009Phùng Hồng MinhKết hợp với nguyên tắc blog của Facebook, website “blog vi mô” (microblogging) đang dần chiếm ưu thế, hứa hẹn một tương lai rạng rỡ.
  • Lẻ loi như…hot blogger

    20/01/2009Trang HạCứ tưởng rằng chủ nhân các hot blog là những người tràn ngập niềm vui và hạnh phúc bởi luôn có rất đông blogger đồng hành. Nhưng không, họ là những blogger rất…cô đơn. “Hiệu ứng cô đơn trên blog đã không còn ảo như người ta tưởng” – Trang Hạ, một hot blogger, đã thừa nhận như vậy.
  • Sức mạnh của thế giới ảo

    31/10/2008PVPhát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn có một thế giới khác vô cùng quan trọng, nơi đó chúng ta không sống mà là chúng ta tồn tại nhưng lại có một sức mạnh và tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm: thế giới ảo.
  • Cách mạng truyền thông đi theo hướng 'web hóa'

    17/03/2006P.T. (theo BBC, Forbes)Không gây chấn động như một mảnh thiên thạch lao vào trái đất, nhưng sự "va chạm" của công nghệ nghe nhìn thế hệ mới cũng đã tạo nên những tác động sâu sắc đến thế giới truyền thông hiện đại...
  • Sức mạnh của nhật ký... online

    28/01/2006Hồng NgọcĐã qua cái thời người ta dấm dúi viết, dấm dúi giữ cho riêng mình những trang nhật ký. Thời đại @, đến quyển nhật ký cũng trở thành hàng ảo và được sản xuất... đại trà, được công bố rộng rãi, công khai.
  • xem toàn bộ