Hãy tiếp cận thông tin truyền thông như đọc một quyển sách!

10:00 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Tám, 2010
Làm thế nào giới trẻ có sự chọn lựa khôn ngoan để có thể sống trong thời đại truyền thông mà không bị nhầm lẫn giữa những giá trị vật chất với hạnh phúc? TTCT trò chuyện với bà Marcia Ladendroff - giảng viên đang dạy môn nhận thức truyền thông tại Đại học North Florida - và với thạc sĩ công nghệ thông tin Jeff Drake ở Đại học Findlay (Ohio).



*Bà đang dạy một môn học rất mới: media literacy (tạm dịch: nhận thức truyền thông). Theo bà, có phải giới trẻ hiện nay đang là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết khi tiếp cận hệ thống truyền thông không?

- Một thực tế là giới trẻ hiện nay luôn khao khát nổi tiếng. Tôi cho rằng những ham muốn ấy là hậu quả của ảnh hưởng từ thị trường quảng cáo và tiến bộ của công nghệ thông tin. Tiếc thay, đó là bản chất của tuổi teen: sống cho hôm nay và không quan tâm đến hậu quả của ngày mai. Tôi tin giới trẻ không thể hiểu hết những ẩn ý của truyền thông, chúng làm méo mó nhận thức của họ về cuộc sống.

* Từng là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông nhưng chuyển sang giảng dạy, hẳn bà có những nhận định riêng về tác động của truyền thông đối với giới trẻ?

- Tôi đã có 22 năm làm việc trong sản xuất truyền hình và báo chí. Tôi từ bỏ công việc này để bắt tay vào sự nghiệp giảng dạy năm 1993, bởi tôi nản lòng trước hướng đi lệch lạc của báo chí điện tử. Tôi thấy sự “tiếp thị” tin tức đang lèo lái chúng ta đi lạc khỏi báo chí chuyên nghiệp và sa đà vào xu hướng giải trí. Tôi cũng thấy tin tức trên báo chí Mỹ có vai trò tiêu khiển nhiều hơn là cung cấp thông tin. Hệ thống giải trí này đang làm tổn hại nền văn hóa của chúng tôi.

Từ năm 1993, tôi bắt đầu dạy ở Đại học North Florida, nhắm vào việc chỉ ra cho giới trẻ những hiểm họa của truyền thông cũng như thực hành những bài tập giúp sinh viên có cách tiếp cận truyền thông như cách tiếp cận một quyển sách.


Bà Marcia Ladendroff (đứng) cùng sinh viên Đại học North Florida tronggiờ học môn nhận thức truyền thông - Ảnh: Đại học North Florida cung cấp

“Phải đảm bảo rằng chúng ta không đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con em cho công nghệ truyền thông. Bài học luôn phải bắt đầu từ chính ngôi nhà mình”

MARCIA LADENDROFF

* Bằng cách nào bà chỉ ra cho sinh viên của mình đâu là những giá trị thật và đâu là những giá trị ảo, khi hầu hết cuộc sống của họ hiện nay bị chi phối bởi truyền hình, Internet, mạng xã hội, những trang web cá nhân...?

- Tiếc là giới trẻ hiện nay sinh ra trong thế giới công nghệ cao nên họ khó có thể hiểu hậu quả mà công nghệ thông tin mang tới cho cuộc sống của họ. Bởi họ chưa từng sống trong một thế giới không bị chi phối quá nhiều bởi công nghệ thông tin như thời của chúng tôi. Họ quá gắn với điện thoại di động, máy tính và tivi, điều đó làm thui chột kỹ năng xã hội của họ. Nhiều người rất sợ sống thiếu những công cụ này. Tôi chọn hai phương pháp cơ bản để dạy sinh viên cách tiếp nhận những thông tin này một cách khôn ngoan và có chọn lọc.

Đầu tiên tôi cho họ bài tập: từ bỏ tivi, điện thoại di động, trò chơi điện tử hay những trang web cá nhân như Facebook trong một tháng. Tôi giải thích đây là một bài tập trong chương trình học để giúp họ hiểu họ đã sử dụng những công cụ này như thế nào và chúng tác động đến cuộc sống của họ ra sao. Tôi so sánh bài tập này với việc bỏ dùng đường hay cà phê trong các bữa ăn như một cách ăn kiêng, để họ nhìn thấy được những tác động lên con người mình.

Sau đó tôi yêu cầu họ viết báo cáo hằng tuần miêu tả những thay đổi trong cuộc sống của họ khi phải loại bỏ một trong những thói quen trên. Một số sinh viên tỏ ra vật vã và đôi khi còn bịa ra báo cáo giả. Tôi bảo họ tôi sẽ không phạt những ai nói dối, nhưng họ phải thú nhận và giải thích vì sao họ không thể làm bài tập này. Rồi chúng tôi có thảo luận lớp về những gì sinh viên phát hiện suốt thời gian đó. Ban đầu đó là một sự khổ sở. Một số sinh viên thà bỏ lớp còn hơn là từ bỏ những thói quen trên. Điều đó cho thấy rõ rất nhiều người trước đó đã không nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ truyền thông đối với họ ra sao.

Tiếp theo, tôi hướng dẫn họ phân tích những thông điệp truyền thông mà họ được tiếp xúc. Trong suốt khóa học, tôi đưa ra những bài tập đòi hỏi sinh viên phân tích nhiều loại thông tin khác nhau từ những chương trình quảng cáo, các chương trình và tin tức truyền hình, các trang web, ngay cả phim ảnh và poster quảng cáo... tức là bất cứ hình thái truyền thông nào có thể đưa ra các thông tin. Kết quả là nhiều sinh viên trở nên thuần thục trong việc nhận dạng các ẩn ý từ những phương tiện truyền thông này, cũng như chỉ ra được những kỹ thuật được sử dụng để thuyết phục chúng ta tin tưởng, chấp nhận một ý tưởng và sản phẩm tinh thần nào đó.

Cuối cùng và là thách thức lớn nhất, tôi có được một số sinh viên bắt đầu tin rằng các thông điệp của truyền thông không chỉ tồn tại như một sản phẩm của thông tin hay giải trí, mà chúng còn giới thiệu với chúng ta một cách nhìn cuộc sống đã bị bóp méo. Hậu quả là rất nhiều người trở nên tin tưởng và chấp nhận những giá trị tinh thần có thể làm tổn hại mục tiêu sống lành mạnh của chúng ta.

* Sau đó những sinh viên này đã nói gì?

- Họ hiểu rằng những gì họ viết trên Facebook có thể quay lại làm tổn thương họ một ngày nào đó vì đơn giản chúng chẳng biến đi đâu cả. Họ cũng hiểu rằng ở Mỹ, nền văn hóa của chúng tôi đòi hỏi họ phải trở thành những người tiêu dùng tốt, ngay cả khi đó không phải là cách sống lành mạnh nhất.

* Theo như bà nói, để không trở thành nạn nhân của truyền thông, người ta phải học cách đọc những gì ẩn chứa sau nó?

- Điều quan trọng nhất với tôi là các sinh viên dần nhận ra sự hiểu biết truyền thông cũng tương tự như ý tưởng xóa mù chữ vậy. Giáo dục xóa mù chữ đem đến kỹ năng nhận dạng mặt chữ, phân tích thông tin một cách sâu sắc và sau đó tạo ra được một hệ thống giao tiếp bằng chữ viết. Vậy nên hiện tại khi chúng ta sống trong một thế giới mà hình ảnh hiện diện nhiều hơn chữ viết, chúng ta phải biết tiếp nhận có sàng lọc những thông tin đến từ truyền thông. Tôi từng phát biểu rằng nhà trường của chúng tôi phải đưa môn nhận thức truyền thông vào giảng dạy một cách cấp thiết như môn đọc và viết vậy.

Và việc giảng dạy này phải bắt đầu từ lúc đứa trẻ đi học và xuyên suốt quá trình học tập của học sinh, từ nhà trẻ đến đại học. Tôi có thể gợi ý một trang web nói về nhận thức truyền thông tên là Đề án nhận thức truyền thông của bang New Mexico (nmmlp.org). Đối với các nước trên thế giới, Canada là nước có hệ thống “xóa mù truyền thông” rất phát triển ở các trường học.

Tóm lại, đây là cuộc đối thoại cần được thực hiện không chỉ với trẻ em mà là ở tất cả tầng nấc của xã hội. Người trưởng thành cần có kỹ năng để tiếp cận những công nghệ mới này sao cho họ hiểu được cuộc sống của con em họ đang bị ảnh hưởng như thế nào. Cuối cùng, mọi người cần phải tiếp cận vấn đề này một cách nghiêm túc để đảm bảo rằng chúng ta không đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con em cho công nghệ truyền thông. Bài học luôn phải bắt đầu từ chính ngôi nhà mình.

* Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi.


Ảnh: Công Nhật

Cần giáo dục công dân kỹ thuật số

Thạc sĩ công nghệ thông tin Jeff Drake - chuyên gia về công nghệ giáo dục, giảng viên Đại học Findlay (Ohio, Mỹ) vừa bảo vệ xong luận án tiến sĩ - đã đề xuất đưa vào chương trình giáo dục của Mỹ môn học mang tên “Giáo dục công dân kỹ thuật số” (digital education citizenship). Trò chuyện với TTCT về việc này, ông nói:

“Truyền thông xã hội đang thay đổi mọi khía cạnh của văn hóa chúng ta, từ cách chúng ta nói chuyện, liên hệ với nhau đến cách học tập... nên nó cũng đã thay đổi nhiều hành vi xã hội. Nghiên cứu tôi đã thực hiện trong luận án tiến sĩ cho thấy phần lớn người Mỹ đã dành tới 6,5 giờ mỗi ngày để sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. 33% thiếu niên nhắn cho nhau hàng trăm tin nhắn mỗi ngày. 77% thường giao tiếp bằng chat hoặc nhắn tin cho nhau hơn là gặp trực tiếp. Các thế hệ thay đổi rất nhanh và chưa biết nó có tốt hay không.

Giờ đây, mỗi cá nhân đều đang tự tạo thương hiệu cho mình, đặc biệt là những người trẻ. YouTube mới chỉ xuất hiện được vài năm, nhưng chúng ta có cảm giác nó đã ở đây lâu lắm. Twitter, email được sử dụng phổ biến từ năm 2005. Twitter giúp con người trên thế giới liên lạc với nhau nhanh nhất, những ngôi sao cập nhật thông tin rất nhanh. Facebook cũng là một hiện tượng rất nổi bật, lần đầu tiên trong hàng trăm năm qua cho phép mọi người có thể liên kết được theo quy mô như hiện nay. Internet cũng đang cho chúng ta chứng kiến cách mà người trẻ được trao quyền, khiến họ trở nên khác biệt và nổi bật.

Tôi e rằng nếu nhà trường tránh không dạy học trò cách sử dụng truyền thông xã hội hiệu quả, để xây dựng các mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn thì có thể các em sẽ sử dụng phương tiện này không đúng”.

K.LOAN ghi
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Niêu Thạch Sanh thời công nghệ

    05/07/2016Minh ĐoànCó lẽ không sai nếu người ta ví von Internet là cái “niêu” không đáy của thế giới, hàng tỉ thông tin được “ủn” lên mỗi ngày chưa bao giờ làm nó bội thực. Tuy nhiên, cái niêu tập thể này đăng gặp phải nhiều tranh cãi…
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Cấu trúc não người thay đổi trong xã hội thông tin

    31/08/2017Khi số lượng từ và hình ảnh mà bộ óc con người thu nhận và xử lý hàng ngày tăng lên gấp nhiều lần có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc bộ não người...
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Quản lý thông tin hay Nghệ thuật chắt lọc giá trị từ những nguồn thông tin khổng lồ!

    22/09/2015Nguyễn Tuyết Mai (tổng hợp)Hàng ngày, có biết bao luồng thông tin mạnh mẽ và dồn dập đưa vô vàn các dữ liệu vào máy tính, điện thoại và bàn làm việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó có thể chứa đựng những bí quyết giúp đem lại ưu thế cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng có thể đem lại những bước đi sai lầm nếu sa đà vào những dữ liệu chẳng có liên quan mà đánh mất đi những chi tiết quý giá...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Giữa thời đại thông tin

    26/08/2015Đỗ Hoàng LinhCứ tưởng rằng phép xã giao chỉ cần lúc sử dụng trực tiếp thôi nhưng thật ra ngay cả khi liên hệ gián tiếp với nhau qua khâu trung gian vẫn phải thể hiện nét văn hoá nhằm chứng minh rằng trên cơ sở đánh giá tổng quan, chúng ta vẫn giữ lịch sự một cách hoàn hảo và trọn vẹn.
  • 800Mb thông tin cho mỗi người/năm

    22/05/2015Phan Khương (theo BBC, InfoTech)Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
  • Internet làm chúng ta ngu đi?

    18/04/2014Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook...
  • Báo động các trang tin online “giật gân, câu khách”

    19/06/2010Tử YếnHiện Việt Nam đã có hơn 23,3 triệu người sử dụng internet, chiếm tới 27,1% dân số, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á. Để kiểm soát được thông tin trên báo điện tử, trang tin online và game online trong thời điểm internet đang bùng nổ như hiện nay, biện pháp đang còn… bỏ ngỏ.
  • Sức hút của Internet và Web

    30/11/2009Hoàng GiápVới sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

    26/11/2005Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng...
  • Kênh thông tin đang bị lãng phí

    20/11/2005Đoàn MinhĐược coi là một phần bộ mặt của nhà trường, nhưng những website của các trường đại học lại là một vật thể hoàn toàn xa lạ với những sv trong chính ngôi trường đó.
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin

    30/11/2006Khi đọc cái gì, cũng không nên quá để ý đến chuyện tác giả "thực sự nghĩ gì", mà cần quan tâm chủ yếu đến cái thông tin mình đọc được hay thu nhận được, sao cho mình có thể khai thác tối đa từ đó để rồi vận dụng. Tôi cho rằng, thế giới xung quanh là một "thế giới của thông tin", thậm chí là thông tin ngẫu nhiên, vấn đề là mình lấy nó thế nào...
  • Nắm bắt thông tin- điều cốt tử với doanh nghiệp

    02/07/2005Để kinh doanh thành công trong những năm tới, bạn cần làm cho hoạt động kinh doanh của bạn thích ứng kịp thời với thị trường, với thực tế mới để đón bắt những xu hướng mới trong tương lai. Điều kiện then chốt đảm bảo cho thành công đó là nguồn thông tin mới có giá trị.
  • "Thông tin trên đầu ngón tay"

    15/03/2004"Information at your Fingertips" - đó là tiêu đề bài nói chuyện của Bill Gates trong buổi khai mạc hội chợ máy tính COMDEX tại Las Vegas, USA vào ngày 14/11/1994...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Lụt thông tin

    07/12/2003Kiều DiễmThông tin đã tràn ngập làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, có thể gây ra stress...
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • Cần phân tích mọi thông tin

    29/06/2003Có thể khẳng định rằng, thông tin do hoạt động marketing thu được chắc chắn sẽ giúp cho công ty thích ứng và vượt qua mọi biến động của thị trường. Tuy nhiên, khả năng sử dụng lợi thế này còn phụ thuộc vào chất lượng của những tin tức, vào sự phân tích sàng lọc chúng, có nghĩa là còn phụ thuộc vào công nghệ xử lý thông tin. Ở đây, việc phân tích cho được các thông tin có trong tay là rất quan trọng.
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ