Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

01:59 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Bảy, 2009

Giới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".

Thể hiện "cái tôi" bằng mọi cách

Trên chương trình truyền hình dành cho giới trẻ hiện nay là VTV6 có hẳn một chuyên mục "I'me", nôm na có thể hiểu "là chính mình". Thuỷ Top - một "thần tượng" của giới trẻ hiện nay cũng có slogan mà cô khá tâm đắc, coi như cách sống của mình: "Be yourself" (hãy là chính mình).

Rồi những cụm từ như "cá tính teen", "phong cách teen" cũng thường được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng chứng tỏ giới trẻ hiện nay hết sức đề cao "cái tôi". Thật mừng khi thấy các bạn trẻ ngày nay tự tin hơn, năng động hơn trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ.

Thể hiện "cái tôi", trước hết là phải cho mọi người thấy "cái tôi" đó khác với mọi người, không "đụng hàng" với bất cứ một ai khác. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã loay hoay tìm cách thể hiện được "cái tôi" của mình rõ nét nhất. Trong khi đa phần bạn trẻ tìm cách thể hiện "cái tôi" bằng khả năng học tập, bằng những năng khiếu như ca hát, nhảy múa, kinh doanh..., bằng nghị lực và bản lĩnh của những người trẻ thì không ít bạn lại thể hiện theo những cách tiêu cực.

Đơn giản, có thể chỉ là những nét chữ vẽ bậy, viết bậy nguệch ngoạc lên bức tường sơn trắng mới tinh trong đường hầm Kim Liên vừa mới khai trương và lên blog khoe nhăng nhít. Đây là sự thể hiện "cái tôi" một cách thiếu suy nghĩ.

Có những bạn trẻ theo trào lưu emo (một trào lưu ăn mặc khác người, trang điểm đậm nét) thì chỉ thích hò hét, đập phá tại những buổi party đông người. Có những bạn nữ lại thích post lên mạng những clip múa khêu gợi của chính mình, cũng chỉ vì "cái tôi". Rồi dường như có cả một "phong trào" post clip ẩu đả giữa nữ sinh trong các trường học lên mạng, vô tình "cổ xuý" cho những hành động bạo lực học đường.

Có những người thể hiện "cái tôi" bằng cách tiêu tiền như nước tại những vũ trường, quán bar... sang trọng. Và tất nhiên, đó không phải là những đồng tiền do họ kiếm ra. Cao hơn nữa, "cái tôi" được thể hiện khi những băng nhóm tội phạm trẻ ngày càng nhiều, hành động càng ngày càng hung tợn và manh động, đem lại nỗi kinh hoàng và lo sợ cho người lớn.

Khi "cái tôi" lấn át "chúng ta"

Khi đam mê thể hiện "cái tôi" đã quá lớn, dường như những bạn trẻ này quên mất họ đang sống trong một cộng đồng mà mỗi cá nhân là một thành tố tạo nên cộng đồng đó. Với quan niệm "ta là một, là riêng là tất cả", họ đã quên trách nhiệm của mình với cộng đồng. Sự ích kỷ, lối sống vì bản thân, không biết hy sinh thể hiện khá rõ ở nhiều bạn trẻ ngày nay.

Một cảnh thường gặp trên đường là hình ảnh một đám người xúm xít quanh một vụ tai nạn. Không ít nam thanh nữ tú đứng chỉ trỏ, bàn luận hoặc hờ hững bỏ đi mặc cho người bị nạn (nhiều khi là người lớn tuổi) đau đớn nằm dưới đường. Không có những hành động giúp đỡ kịp thời như gọi xe cứu thương, đỡ người bị nạn dậy ở những bạn trẻ vô tình kia.

Một tiếng kêu "ăn cắp, ăn cắp" vang lên lạc lõng giữa phố đông. Những khuôn mặt vô cảm (trong đó có không ít bạn trẻ) nhìn người phụ nữ với con mắt thương hại, nhưng không ai có một hành động khả dĩ nào để ngăn chặn tên tội phạm hoặc giúp đỡ người phụ nữ. Hay chỉ đơn giản là sự quan tâm, chăm sóc gia đình, những người thân quanh mình, không ít bạn trẻ cũng không làm nổi.

Có người giải thích sự vị kỷ của giới trẻ ngày nay cũng là do lỗi từ người lớn. Khi đất nước phát triển, những đứa trẻ đều trở thành trung tâm của gia đình, trở thành "cái rốn của vũ trụ", được bố mẹ, ông bà nuông chiều hết mực. Và chính những điều đó tạo cho chúng sự no đủ, thỏa mãn trong tinh thần và sự ích kỷ trong suy nghĩ.

Nhưng rất may, những hình ảnh ấn tượng như một nhóm bạn trẻ tự kêu gọi nhau sơn trắng lại bức tường bị vấy bẩn ở đường hầm Kim Liên, hay những bạn trong màu áo xanh tình nguyện xuống đường phân luồng giao thông, giúp đỡ các thí sinh đi thi ngày một phổ biến hơn. Họ không lạc lõng, vì họ là "chúng ta".

Giới trẻ ngày nay nhiều khi quá quyết đoán và tự cho mình quyền quyết định nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Họ dám làm, nhưng đôi khi lại quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Họ dám nghĩ, nhưng nhiều lúc lại quá bồng bột và non nớt.

Vì thế, không thể tránh khỏi những quyết định sai lầm khiến họ phải trả giá quá đắt mà nếu như, chịu khó lắng nghe lời khuyên của người lớn, bạn bè, họ đã không mắc phải. Họ yêu "cái tôi" đến mức tự cho mình quyền bỏ qua, coi thường sự đánh giá, nhìn nhận của XH. Họ tự đo mình bằng những thang giá trị mà XH chưa từng và có lẽ không bao giờ chấp nhận.

Nguồn:Lao động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Đất nước đặt hàng người trẻ

    07/06/2016Phương LoanNgày 26/3 là dịp người trẻ tự soi mình, soi vào tổ chức của mình, và người không trẻ nhìn lại, để tin yêu, kì vọng và trao trọng trách.
  • Thư cho một bạn trẻ

    28/01/2016Trần Hữu DũngBạn quý mến, rất tiếc là tôi chưa được quen thân với bạn, nhưng tôi đã thấy bạn từ bục giảng của tôi, nghe bạn tâm tình qua những bức thư đầy bức xúc về đất nước, về tương lai, và về nhân loại nữa...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Biết tự lo lấy

    04/02/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhông cần phải ai chỉ bảo, các bạn trẻ VN đang tập hợp nhau lại để sáng tạo, chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết và cơ hội thành đạt bằng cách sử dụng môi trường Internet và công nghệ số. Không gian thực tế ảo đang giúp việc tập hợp nói trên của các bạn trẻ diễn ra một cách rất nhanh chóng và dễ dàng...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ