Bất phương trình trong teen Việt

08:04 SA @ Thứ Bảy - 24 Tháng Giêng, 2009

Nhìn một cách khái quát thì bây giờ teen Việt đã làm được nhiều điều đáng khâm phục và ngưỡng mộ, thế nhưng xem xét một cách chi tiết thì có quá nhiều điều cần phải quan tâm và suy ngẫm. Nếu như mọi góc nhìn đều có cái tích cực và tiêu cực thì teen Việt cũng không ngoại lệ. Rõ ràng là không vơ đũa cả nắm nhưng điều mà nhiều người quan tâm là trong đời sống của thế giới teen có quá nhiều điều cần phải nói…

Bên cạnh những teen năng động, tự tin, biết chớp lấy thời cơ cũng như tạo ra nhiều cơ hội để thể hiện mình trong các lĩnh vực khoa học xã hội thì có không ít những teen đang lao mình vào những trò chơi cạm giác mạnh và vô cùng nguy hiểm

Giỏi thì có giỏi

Bốp bốp... “Hoan hô hay quá Ngân ơi” đó là lời khen tặng kèm theo một tràng pháo tay hoành tráng của các bạn lớp 11 ở một trường PTTH quận Bình Thạnh dành cho bạn của mình. Vì cô bạn vừa trình bày thuyết phục một bài thuyết trình hóa học bằng một đoạn video clip có sử dụng phần mềm PTT kết hợp với hình ảnh âm thanh thật chuyên nghiệp. Ngay cả cô giáo bộ môn cũng nở nụ cười khen tặng làm Ngân sướng ran cả người. Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão là một điều kiện giới trẻ có thể tiếp cận và chiếm lĩnh nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Cô Toàn – Giáo viên bộ môn hóa học trường THPT nhận xét: “Tụi trẻ bây giờ giỏi lắm, biết giúp thầy cô truyền tải ý tưởng của mình bằng những chương trình ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, điều mà các thầy cô lớn tuổi khó có thể theo kịp”. Ngoài ra, trong giao tiếp tuổi teen rất năng động, tự tin thể hiện mình trước đám đông, thiết lập các mối quan hệ rất tốt và đó cũng chính là những thế mạnh mà có lẽ teen bây giờ trội hơn so với thế hệ trước.

Dường như khi nhìn vào teen bây giờ, những người lớn thường có chung nhận xét: "Tụi trẻ bây giờ năng động quá, không giống như chúng ta hồi trước." Teen biết chủ động nắm lấy cơ hội, thời cơ, tạo cho mình thật nhiều cơ hội, tham gia tích các vào những phong trào tình nguyện như Mùa hè xanh, chiến dịch Hoa phượng đỏ. Có những bạn còn tham gia làm CTV cho một số tờ báo tuổi teen khi cho mới học lớp 7, lớp 8 tham gia làm quản trị cho các diễn đàn và nói chung teen đã biết chủ động để ghi dấu ấn của mình trong tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng chính vì ở lứa tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” với các đặc điểm tâm sinh là phá phức tạp nên teen có những hành động, cử chỉ không thể ngờ được, đặc biệt họ rất dễ bị lôi kéo vào những trò giải trí có một không hai…

Nhưng chơi quá liều

Cách đây không lâu, một nữ sinh trường THCS ở Q.3 đã phải nhập viện và nghi bị nhiễm trùng máu. Nguyên nhân được các bác sĩ chẩn đoán là bạn này đã dùng các vật nhọn như dao lam, đầu kéo tự rạch vào tay mình cho đến khi máu ứa ra nhiều lần trong một tháng. Đó không chỉ là một trường hợp cá biệt mà đã phát hiện hơn 15 bạn cùng trường ở các khối lớp đều tham gia trò chơi mạo hiểm và đầy cảm giác mạnh này. Có người rạch tay chân vì chán đời, và bị thầy cô, ba mẹ la mắng, có người thì rạch cho vui thấy chúng bạn rạch thì mình rạch theo. Phương Thảo (HS lớp 8) cho biết: “Mấy bạn em còn dùng dao lam rạch lên đùi tên của người yêu nó!”. Trong một diễn đàn trên mạng dành cho những người thích cảm giác mạnh, các “tín đồ” của trào lưu “cắt da thịt” còn đua nhau khoe những tác phẩm mới thực hiện xong trên cánh tay chằng chịt các vết cắt, trong đó có nhiều tác phẩm khắc tên, hình thú vật, in hoa văn... với những giọt máu còn tươi roi rói. Một điều hết sức quan trọng là những việc làm này có thể khiến đối tượng bị nghiện vì có cảm giác sờ sợ nhưng lại có cảm giác muốn tò mò để khám phá và chinh phục… đó là một đặc điểm khá đặc trưng ở các bạn teen. Tuy nhiên, đó không chỉ là một hành động sai lầm mà còn là một minh chứng sắc nét cho sự hủy hoại con người, cho sự lựa chọn hành vi thiếu cân nhắc và thiếu bản lĩnh cuộc sống.

Bên cạnh đó, do thời đại bùng nổ thông tin nên việc tiếp xúc với internet, với những trang web không lành mạnh hay với những blog đen… đã đưa tuổi teen bước vào thế giới sex lúc nào không hay biết. Những diễn đàn, những trag web đen ngày càng mọc ra như nấm mà chỉ cần một cú click chuột đơn giản sẽ hiện ra trước màn hình máy tính một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, các nhân vật hoat hình rất gần gũi như chuột Mickey cũng được dàn dựng thành “diễn viên” trong những thước phim nóng bỏng ấy. Nhu cầu khám phá và tìm tòi cái mới lại trỗi lên trong teen, từ phim ảnh đến việc thực hiện những hành vi giống trong phim chỉ cách nhau có một sợi chỉ. Anh Hậu - nhân viên của một quán karaoke khá bắt mắt ở khu vực Q.1 cho biết: "Tháng nào tôi cũng chứng kiến hơn 5 "phi vụ" tụi nhỏ mướn phòng không để hát mà làm cái vụ đó. Thật bất ngờ hơn khi có teen còn chủ động đưa tiền “bo” và nói với nhân viên phục vụ quán: “Cho tụi này vui vẻ tí nha”. Rõ ràng trưởng thành về tinh thần thì chưa thấy nhưng trưởng thành theo hướng lựa chọn giá trị "ảo" và giá trị "xôi thịt" thì tràn lan.

Không biết những teen sống theo hướng này liệu có an toàn để bước vào đời. Đển đây hai vế của bất phương trình mà chúng ta đề cập gần như hiện rõ. Bên cạnh những teen năng động, tự tin, biết chớp lấy thời cơ cũng như tạo ra nhiều cơ hội để thể hiện mình trong các lĩnh vực khoa học, xã hội thì có không ít teen đang lao mình vào những trò chơi “cảm giác mạnh và vô cùng nguy hiểm”. Điều quan trọng là teen lựa chọn cho mình thuộc vế nào của Bất phương trình. Đó mới thực sự là bản lĩnh và sự thông minh đích thực của một cá nhân – một con người trước cuộc sống hôm nay và mai sau.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Năm con trâu & lớp trẻ

    20/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm Kỷ Sửu 2009 là năm con trâu. Con trâu nhắc chúng ta nhớ đến nghề nông, nhớ đến câu thơ: "Ông lão dong trâu đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày". Thực ra, đó là một câu thơ đã được người đời cải biên đi một ít.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • 6 xu hướng của giới trẻ Việt năm 2008

    31/12/2008Lan HươngNăm 2008 khép lại không có những “scandal” hoành tráng nhưng cộng đồng giới trẻ Việt vẫn chứng kiến sự lên ngôi của một số xu thế, cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thật.
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • Khi @ "phun châu nhả ngọc"

    12/01/2008Việt TâyCó thể nói, cuộc sống của giới trẻ chưa bao giờ được xã hội tôn trọng, được quan tâm, được chia sẻ, thậm chí được ngưỡng mộ nhiều như ở thời điểm hiện nay!
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • Nhà trường trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện thông tin đại chúng

    10/02/2003Hệ thống nhà trường trên toàn thế giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao. Bởi vì gần với người học hơn cả trường học là truyền hình, Internet, video và các tạp chí chuyên ngành, các báo xã hội... Vậy nhà trường phải dạy cái gì, chương trình đào tạo nên như thế nào, trình độ của người thầy phải cao đến đâu để có thể hấp dẫn người học hơn các phương tiện nghe nhìn đang càng ngày càng hoàn hảo trong thế giới chúng ta đang sống?
  • xem toàn bộ