Chân dung người tiêu dùng thời @

12:44 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Bảy, 2009

Tự tin và năng động, rành vi tính hơn thuộc thơ, thích lướt net hơn đọc sách, quan niệm thoáng hơn về tình dục so với những người đi trước… đấy chỉ là một vài nét chấm phá phác họa chân dung của những người tiêu dùng 2.0. Một thế hệ năng động, thế hệ bứt phá, thế hệ của những trào lưu mới… đang dần được hình thành. Nắm bắt được sự đổi thay và tiên liệu được các xu hướng tiêu dùng của những người trẻ, các doanh nghiệp đã có thể tự tin chinh phục hơn một nửa dân số người Việt.

Dám nghĩ, dám làm

Thế hệ 8X, 9X không trải qua những năm tháng chiến tranh hay khó khăn của thời bao cấp, thêm vào đó, họ thường xuyên chứng kiến nhiều trường hợp thành công trong cuộc sống khiến họ thấy cuộc sống trở nên đơn giản hơn. Được sự hậu thuẫn rất lớn từ kinh tế gia đình, những người trẻ càng trở nên quyết đoán và liều lĩnh. Họ có tư duy rõ ràng, mạnh mẽ trong việc đưa ra quyết định. Không thích học ngành này thì chuyển sang ngành khác. Có ý tưởng thì chẳng ngần ngại bắt tay vào kinh doanh… Cho dù có bị xem là điên rồ hay ngược đời vẫn không làm họ chùn bước mà còn xem là cơ hội để tạo ra sự khác biệt. Không sợ sai, không sợ thất bại, dám chấp nhận đương đầu với thử thách, thậm chí thất bại để vươn lên và sống hết mình cho ước mơ, hoài bão.

Chìa khóa: Để tận dụng được xu hướng này, doanh nghiệp cần tạo ra những sân chơi mang tính thử thách cho giới trẻ. Các cuộc thi như “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, “Nhà doanh nghiệp tương lai”… đã và sẽ tiếp tục cơ hội để các doanh nghiệp lựa chọn những nhân tài cho mình.

Năng động, sáng tạo

Được nuôi dưỡng tốt hơn, phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, lại có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và các nền văn hóa, xã hội khác nhau đã giúp giới trẻ trở nên năng động và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực hoạt động. “Nước mía siêu sạch”, “Dịch vụ tình yêu”, “Áo tự thiết kế”…là những phát minh tiêu biểu cho những bộ óc tuổi teen. Những giám đốc thành đạt ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi ngày nay không phải là chuyện hiếm có.

Niềm đam mê và khát vọng khiến những người trẻ không dễ bằng lòng với những gì sẵn có và luôn khám phá bỏ khuôn mẫu hay lối mòn để tìm tòi những điều mới mẻ hơn. Mong muốn hoàn thiện bản thân cộng thêm nhu cầu khẳng định cái tôi thôi thúc họ thể hiện sự sáng tạo với tất cả mọi người. Những câu như “Tôi muốn khác cả mình của ngày hôm qua”, “Sáng tạo không giới hạn”…được xem là tuyên ngôn của giới trẻ ngày nay.

Chìa khóa: Nhiều doanh nghiệp đã sớm tận dụng khuynh hướng này bằng cách tổ chức những cuộc thi như thiết kế logo, sáng tạo slogan, tìm đoạn kết cho một câu chuyện…để tạo sân chơi khẳng định mình cho giới trẻ.

Hồ hởi với cái mới

Microsoft vừa trình làng ứng dụng gì, laptop siêu mỏng vừa ra là của hãng nào, máy ảnh mới nhất là mấy chấm, tính năng mới nhất của điện thoại là gì…dường như chẳng có gì xuất hiện trên thế giới mà giới trẻ Việt Nam lại không biết. Giới trẻ tiếp cận và thích nghi với cái mới một cách nhanh chóng, dễ dàng. Việc tạo ra cái mới là cơ hội nhưng cũng chính là những thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, 8X,9X cũng là những thế hệ đầu tiên sinh ra trong nền kinh tế thị trường thực sự, được tiếp xúc với thương hiệu và quảng cáo. Họ chính là những người mang tin tức tiêu dùng đến cho gia đình và có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của cha mẹ nên việc thông tin và lôi cuốn họ là một điều cần thiết.

Chìa khóa: Đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sáng tạo hơn trong các chiến dịch quảng bá là những yêu cầu tất yếu với các doanh nghiệp hiện nay. Thêm nữa, do tâm lý chưa ổn định hay thay đổi nên đối tượng này dễ rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán” làm cho các doanh nghiệp lại càng phải quay cuồng hơn trong đổi mới.

Xa giá trị gia đình, thân với cộng đồng mạng

Trong một cuộc khảo sát của Cimigo năm 2008, có hơn 50% số người được hỏi rằng tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống và bảy trong mười tin rằng thành công được xác định bởi công việc. Người ta tìm mọi cách để thành công trong thời gian ngắn nhất và ngày càng ít có thời gian quan tâm tới gia đình. 65% số người được hỏi thậm chí không có thời gian đi ra ngoài với gia đình dù chỉ một lần trong tuần. Sự xa rời giữa các thành viên trong gia đình đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa các thế hệ. Giới trẻ ngày càng cảm thấy cô đơn và tìm kiếm chia sẻ qua việc kết bạn và tham gia vào các cộng đồng trên mạng.

Internet đã giúp giới trẻ tiếp cận với nhiều thông tin và xu hướng mới dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trong tư tưởng mà các bậc cha mẹ bận rộn khó có thể bắt kịp. Mối quan hệ gia đình lỏng lẻo thúc đẩy những giới trẻ tìm kiếm và tạo dựng những mối quan hệ bên ngoài nhiều hơn.

Chìa khóa: Đây là cơ hội cho ngành giáo dục và giải trí phát triển mạnh. Cơ hội du học và game online mới, mạng xã hội…đã và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa nếu đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm sự chia sẻ của giới trẻ.

Đòi hỏi cao và ích kỷ hơn

Không chỉ khao khát thành công, người Việt Nam còn thích thể hiện sự thành đạt của mình qua việc mua sắm các vật dụng đắt tiền chăm lo cho con cái. Theo số liệu của TNS, 75% người Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho những thứ con cái yêu cầu. Cho con hưởng những điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục và giải trí tốt nhất thể hiện niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ. Theo nghiên cứu của FTA năm 2007, 87% những người được khảo sát ở thế hệ 8X ở Hà Nội và TP.HCM có sử dụng điện thoại di động, 77% sở hữu xe máy, 69% có máy tính cá nhân, 21% có máy nghe nhạc MP3…cho thấy cuộc sống vật chất của giới trẻ ngày một đầy đú hơn.

Tuy vậy, sự sung túc lại khiến giới trẻ được nuông chiều và thích hưởng thụ hơn. Cuộc sống an nhàn trong sự bao bọc của gia đình làm không ít giới trẻ trở nên ích kỷ và có tâm lý tự mãn, ý lại.

Chìa khóa: Các đòi hỏi ngày một cao buộc các nhãn hàng phải quan tâm đến nhiều yếu tố hơn từ chất lượng, thẩm mỹ đến các giá trị cộng thêm như sự độc đáo, tiện lợi, khẳng định cá tính, đẳng cấp… mới mong đáp ứng được người tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp và khó tính này.

Sống theo trào lưu và dễ bị tác động

Phim Hàn Quốc chiếu trên tivi, nhân vật chính mặc một chiếc quần độc đáo, hay có mái tóc khác lạ chỉ ngày hôm sau, trên đường phố Sài Gòn hay Hà Nội đã xuất hiện những hình mẫu y chang. Sự phát triển của truyền thông đã xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa các quốc gia và giữa các vùng miền trong một lãnh thổ, khiến cho đời sống của giới trẻ Việt rất gần với thế giới. Tâm lý đám đông cộng với sự chưa chín chắn trong suy nghĩ khiến giới trẻ dễ bị tác động, lôi kéo. Nỗi lo sợ bị “tụt hậu” so với bạn bè cùng với định hướng thẩm mỹ lệch lạc khiến nhiều trào lưu đã được thổi phồng thành “nghệ thuật”, từ thú nuôi chuột Hamster, nhảy dù, đến đua thuyền hay độ xe… Sự nông nổi và lối sống đơn giản, ngại suy nghĩ phân tích vấn đề dẫn đến làn sóng tiêu cực, đi ngược với văn hóa và giá trị sống. Tuy nhiên, sành điệu, cá tính, thời thượng… là những phong cách sống đang được nhiều bạn bè theo đuổi. Theo nghiên cứu mới nhất của TNS Vietcycle, 62% người trẻ tuổi (15-25) thích sắm hàng hiệu, con số này cao hơn nhiều so với những người trưởng thành .

Chìa khóa: Tranh thủ những trào lưu hiện có là cách phổ biến được các nhãn hàng áp dụng để tiếp cận giới trẻ. Xu hướng quảng bá sản phẩm hướng đến cái tôi của mỗi cá nhân thời gian qua là một minh chứng rõ nét. Khó khăn hơn, nhưng cũng thành công nổi trội hơn là những nhãn hàng mạnh dạn tạo ra trào lưu mới được xã hội ủng hộ và giới trẻ quan tâm.

Khẳng định cái tôi

Nhu cầu thể hiện bản thân khiến người trẻ tìm muôn vàng cách để trở nên nổi tiếng. Tích cực thì dựa vào tài năng, phong cách, cá tính. Những người không có bản lĩnh thì săn hàng độc, chạy theo mốt mới…Liều lĩnh hơn thì viết blog giật gân, tuyên ngôn gây shock, lan truyền clip nóng trên mạng, tự làm hại thân thể mình… Do thiếu những kỹ năng chọn lựa giá trị và ánh hào quang từ sự nổi tiếng khiến giới trẻ mù quáng làm mọi cách trở nên nổi bật. Rất nhiều người trẻ sẵn sàng trả mọi giá trở thành “hot boy, hot girl”.

Chìa khóa: Để tránh rủi ro và nhận được sự ủng hộ của xã hội, doanh nghiệp nên khuyến khích những hoạt động thể hiện cái tôi gắn với cộng đồng, với những hoạt động ý nghĩa.

Cởi mở hơn về tình dục

Đón nhận một luồng gió mới, ào ạt như vụ bão khiến giới trẻ mang ý tưởng tự do, phóng khoáng về tất cả mọi thứ, nhất là tình dục. Họ không ngừng tìm kiếm thông tin để giải tỏa “cơn khát” khám phá giới tính. Những tin tức, chủ đề về sex có khi còn được quan tâm hơn những vấn đề thời sự nóng bỏng khác. Các trào lưu như ăn mặc thiếu vải, chụp hình tự sướng, hẹn hò qua mạng, viết blog kể chuyện tình dục, tình yêu, sống thử… nhanh chóng trở thành “mốt” và lan truyền mạnh mẽ nhờ dự góp sức của công nghệ và các phương tiện truyền thông.

Chìa khóa: Đây là một xu hướng rất hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro để các doanh nghiệp tiếp cận giới trẻ. Thực tế, đã có không ít nhãn hàng thành công trong việc khai thác chủ đề về tình yêu cũng như sự hấp dẫn về giới tính qua những hình ảnh gợi cảm nhưng ở mức độ có chừng mực và được xã hội chấp nhận. Cũng có doanh nghiệp đi xa hơn khi thực hiện những chiến dịch để tuyên truyền và giáo dục lối sống lành mạnh cho giới trẻ, giúp giới trẻ hiểu đúng về vấn đề giới tính.

Teen 2.0 là ai?

Những tính cách chung:

Ý thức sâu sắc về bản thân (luôn biết rất rõ mình thích và ghét gì)
Nhận thức mạnh mẽ về cái đúng và cái sai
Có thái độ rõ ràng về tôn giáo, đạo đức và các giá trị quan trọng khác
Việc được chấp nhận vào một nhóm nào đó là hết sức quan trọng
Khả năng làm nhiều việc trong một thời gian nhất định
Sáng tạo bùng nổ
Không thích sự phân chia cấp bậc, giai tầng
Có tinh thần phản biện, tranh luận cao
Nhiệt tình, biết sẻ chia, quan tâm
Luôn luôn đặt câu hỏi nghi vấn
Rất muốn được tôn trọng đúng mực
Thích làm trung tâm của vũ trụ
Lướt bàn phím siêu thành thạo
Luôn luôn muốn được lắng nghe và thấu hiểu
Rất thích cảm giác sở hữu quyền lực

Những tích cách bộc phát

Luôn lên tiếng khi có nhu cầu (la to hoặc tỏ ra hết sức giận dữ)
Tỏ ra mình rất quan trọng và có thái độ ta đây “biết tuốt”
Rất lo lắng nếu không được chấp nhận trong bất kỳ nhóm nào
Khao khát cảm giác tự do
Rất quan tâm đến ngoại hình
Nhạy cảm cực kỳ với các vấn đề giới tính
Vui buồn vu vơ

Nhu cầu thiết yếu nhất

Được bạn bè chào đón
Được người lớn coi trọng
Sự hướng dẫn đúng mức của người lớn
Sự tự do thể hiện bản thân

(Thế hệ “Trong đó có tôi, nhưng chúng tôi khác biệt”

“What in it for me?” Generation, BUT we aren’t ALL !)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ dâu tây

    26/02/2020Đàm Quang MinhKhái niệm “Thế hệ dâu tây” xuất hiện phổ biến tại Đài Loan nhằm vào thế hệ sinh ra những năm 1981-1991. Thế hệ này được mang tên “dâu tây” bởi hai lý do: thứ nhất thế hệ trẻ này được lớn lên trong một môi trường tốt hơn, giống như những trái dâu tây được chăm sóc cẩn thận trong nhà kính, thứ hai là họ giống trái dâu tây...
  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y

    12/11/2019Phùng Hồng Minh (Dịch từ The Washington Post)Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”...
  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Đôi lời nhắn nhủ thế hệ 8X, 9X Việt về hạnh phúc

    01/07/2018Đinh Gia HưngNhân đọc bài viết về nỗi buồn của một bộ phận bạn trẻ 8&9X, tôi có một số suy nghĩ sau muốn bày tỏ cùng các bạn với tư cách là một người anh 7X trong xã hội với những trải nghiệm và độ dày thâm nhập “ý thức sống” với hy vọng chia sẻ tầm nhìn và định hướng phần nào cho các bạn trên bước đường đầy hoa hồng và gai nhọn cuộc đời...
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Lời thơ nhắn nhủ gửi tới thế hệ trẻ

    14/07/2014" 10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận". Chúng ta không thể phủ nhận điều đó! Thời gian chúng ta có không nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không lấy lại được...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • A còng, A móc, những thành viên ưu tú và tính ì của cả một thế hệ

    21/09/2013Lê Đa NguyênChúng ta có thể không đủ tiền để mua một chiếc @, nhưng chúng ta có dư khả năng để tiếp nhận những bài học cơ bản về cung cách thể hiện là người có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm với chính mình, với Quê  hương, Đất nước. Chúng ta có thể học để biết cổ xuý những giá trị như  Nhân ái, Can đảm và Trí tuệ đồng thời tiễu trừ những bất công, những lừa phỉnh, những cố bám vì tư lợi...
  • Tám mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite

    06/05/2009Nhạc sĩ Dương Thụ. Minh họa: Ziga Aljaz Zek Crew Troy SizerGiới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa.
  • Thế hệ @

    19/02/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngThế hệ trẻ hôm nay đang được nhiều người gọi là thế hệ @, một thế hệ của thực tại ảo và những lo toan rất thực.
  • Thế hệ 9x: Chỉ biết Google, không giỏi phân tích?

    31/01/2008Trọng Cầm (Theo Infoworld)Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được...
  • Yêu người tám-ít-xì!

    23/11/2007Nguyễn Vĩnh Nguyên8X đang là một tính từ chỉ sự năng động của những người trẻ thế hệ mới nói chung, nó vượt ra ngoài cái khung thời gian những năm 80 của thế kỷ trước những tiền lệ. Vì nói rằng đấy là những người sinh những năm 80 của thế kỷ trước thì cũng có gì đó đã rất… xưa và quá khứ rồi. Khốn thay cho những kẻ sống vắt ngang qua hai thế kỷ, hai thế hệ sau sẽ nhắc đến lý lịch trưởng thành của họ nghe cứ như xa lăng lắc!
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • xem toàn bộ