Sách dạy thành công: Teen chớ ảo tưởng!
Rất nhiều những cuốn sách về việc làm sao để đạt đến những thành công chói lọi đang thu hút các bạn trẻ. Bên cạnh những mặt tích cực, nếu không biết tiếp thu một cách hợp lý, những cuốn sách dạng này rất có thể sẽ reo rắc những ảo tưởng nguy hại cho con đường sự nghiệp của teen.
Thành công cũng có …công thức ?!
Bạn rất dễ dàng tìm được những đầu sách với cái tên rất ấn tượng, kiểu như: Nguyên tắc để thành công, Phép màu để đạt đến đỉnh cao, Bí quyết trở thành doanh nhân vĩ đại, Bản đồ tư duy cho người thống lĩnh, Các nguyên tắc dẫn đầu…
Tuổi trẻ chưa có cái nhìn sắc sảo về cuộc sống nên rất có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng: cứ theo những nguyên tắc trong sách mà hành động thì sẽ thành công! Từ đó các bạn xem nhẹ chuyện học hành, chểnh mảng rèn luyện bản thân. Đây là thái độ giáo điều, lệ thuộc vào sách vở đến mức mù quáng.
Các cuốn sách dạng này cũng chỉ toàn nhấn mạnh đến thành công chói lọi, đỉnh cao, vĩ đại, rực rỡ…Ngoài khả năng khơi dậy động lực dấn thân thì đây cũng rất có thể là nguyên nhân gây nên chứng “vĩ cuồng”. Bạn luôn tưởng rằng mình là người giỏi nhất, là số một, sinh ra kiêu ngạo, xa cách bạn bè. Một người bình thường cũng hiểu rằng thành công không nhất thiết phải vượt lên trên mọi đối thủ cạnh tranh, không nhất thiết phải là thống soái. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì ai sẽ trực tiếp lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội?! Thành công là một khái niệm rất rộng, ngoài tiền bạc còn phải kể đến uy tín, hạnh phúc gia đình, đóng góp cho xã hội…
Đồng thời, cái gọi là “công thức” thành công mà các cuốn sách dạng này đưa ra thường cũng rất chung chung, trừu tượng, ví dụ: đi tắt đón đầu, đi trước đối thủ một bước, phải có tầm nhìn xa, quyết định táo bạo…Đây là những kinh nghiệm cuộc sống mà bạn dễ dàng tìm thấy ở bất kể một phương tiện truyền thông nào, từ báo chí đến truyền hình, phát thanh…không có gì mới mẻ, không có điểm riêng.
Thu Vân, một 9x còn phàn nàn với tôi: “Sách dạy thành công hay dạy mánh khóe? Có những cuốn sách còn dạy chúng ta phải có “mặt dày”, “mượn gươm giết người”, “cảnh giác với tất cả mọi người”…em thật không hiểu nổi!”.
Hãy tự tìm đường đi cho mình
Sách dậy thành công đa phần do những người lấy viết lách làm nghiệp nên đa phần nặng về lý thuyết. Để thực sự thấm thía các câu chuyện về thành công, bạn nên tìm sách của chính những người đã làm nên thành công viết ra: Donald Trump – nhà đầu tư bất động sản hàng đầu nước Mỹ, Lý Gia Thành – tỉ phú siêu nhân của Hồng Kông, Chung Ju Yung – người sáng lập tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc), Inamori Kazuo – người sáng lập tập đoàn Kyocera (Nhật Bản), Đặng Lê Nguyên Vũ – gây dựng thương hiệu café Trung Nguyên…
Con đường dẫn đến thành công của họ rất đa dạng, sinh động, không ai giống ai và đều có dấu ấn của những nỗ lực phi thường. Họ phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã nhất. Họ làm việc bằng tất cả sức lực và trí tuệ, lấy công việc làm niềm vui. Họ giàu lòng tự trọng và nhân ái…
Như vậy, chắc chắn không thể có một “công thức vàng” hay “bản đồ kim cương” nào để bạn đạt đến thành công. Nếu cứ theo một công thức nhất định thì thế giới này ai cũng thành tỷ phú cả rồi, đâu có chuyện chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng quá lớn như hiện nay. Mỗi người sẽ phải tự ý thức bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để xác lập con đường đi nào thích hợp nhất với mình.
Sách chỉ là một “kênh” tham khảo. Thực tế cuộc sống mới chính là trường học rộng lớn. Học tập, lao động và biết nhìn nhận cuộc sống đa chiều sẽ dần tạo ra nền tảng tốt đưa các bạn đến những chân trời tươi sáng trong tương lai.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh