Điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình hiện nay ở thành thị

04:01 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Mười Hai, 2015

Trong sự phát triển mạnh mẽ phong trào hiện đại hóa cuộc sống muôn mặt, toàn đất nước, nhất là khu vực thành phố, có nhiều biến đổi tích cực. Đó là một sự thật lớn ai cũng thấy rõ. Xong cũng lại có một sự thật khác xuất hiện làm không ít người lo ngại; đó là một số nhân tố truyền thống vốn có trong dân ta đang bị phá vỡ hoặc bào mòn nghiêm trọng.

1. Một số kỷ cương nền nếp gia phong đang bị mất dần

Ai đi dâu cả nhà chẳng hay, chuyện thưa báo của con cái cháu chắt đối với cha mẹ, ông bà không còn giữ vững như trước, mỗi khi đi về. Ý kiến của người già, người lớn trong gia đình không còn được coi trọng. Phong cách sống tự do quá trớn đang thao túng nhiều người, hình thành một nếp sống vô tổ chức, không ai bảo được ai.

Có một quan niệm đang chi phối lớp trẻ ở những gia đình giàu có là muốn thoát khỏi sự ràng buộc của bố mẹ và coi đó là cách tốt nhất để tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời. Trong lúc đó, thì chúng vẫn tận hưởng những đồng tiền ưu ái của bố mẹ để sống thoải mái với người yêu, bạn bè. Ngay cả những gia đình không giàu, những cách sống phóng khoáng vượt ra ngoài những điều kiện cho phép. Buổi sáng, mỗi người điểm tâm một kiểu. Buổi trưa thì càng tùy tiện, ai nấy đều ăn tự do ở gần cơ quan mình hoặc gần nhà trường mình học. Buổi chiều may ra mới có khả năng ăn tập trung nhưng lại xảy ra hiện tượng về lỗ mỗ không cùng một lúc, phải ăn làm nhiều lần, thức ăn phải chia ba sẻ bốn, thật nhiêu khê, phiền toái. Muốn tổ chức một buổi sinh hoạt tập trung toàn gia đình lớn thật rất khó. Nhiều lúc muốn trao đổi giải quyết một vấn đề chung lại phải giải quyết bằng điện thoại di động với từng người.

Những cuộc cãi cọ giữa bố mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau thường diễn ra gay gắt. Lớp trẻ hay cho mình mới thức thời, nắm thời cuộc còn người nhiều tuổi là cũ kỹ, bảo thủ nên có thái độ xấc xược căng thẳng, không giữ được tôn ti trật tự. Người già ở thành thị thường được chăm sóc chu đáo hơn về vật chất nhưng đa số thường vẫn cảm thấy cô đơn lạnh lẽo, vẫn thấy tủi thân, luôn không hài lòng. Khái niệm về mái ấm gia đình đang bị mờ dần.

Việc yêu thương và kết hôn bây giờ dĩ nhiên là tự do hơn, nhưng điều đáng nói là quá thoáng, bất chấp mọi định hướng chỉ giáo của cha mẹ, bất chấp cả mọi tiêu chí thông thường. Họ yêu nhau, lấy nhau dễ dàng và do đó cũng ly thân, ly dị dễ dàng.


Cuộc sống tự do đã làm cho quy mô từng hộ gia đình bé lại. Nhiều người thích sống riêng, ở riêng. Quy mô sống chung gia đình ba, bốn thế hệ ít dần; cấu trúc nhỏ hơn nhưng lại lỏng lẻo hơn, thiếu sự bền chặt cần thiết.

2. Học tập, đọc sách kém đi; giải trí quá nhiều; lao động lười biếng

Từ ngày có máy vi tính và công nghệ thông tin, cuộc sống tinh thần của người dân, nhất là thanh thiếu niên được nâng cao hẳn. Song không ít trong lớp trẻ đã không tận dụng hết mọi ưu thế của nó mà bị các hình thức giải trí kéo sa đà tạo nên nhiều hậu quả tai hại. Ngay cả truyền hình, video cũng vậy, nhiều em đã bị mặt trái của nó quật lại.

Các trò chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… nhưng nhiều em đã không dừng lại đúng mức để cho nó tiêu hoa hết thời gian, sức lực làm ảnh hưởng xấu, rất xấu đến kết quả học tập, đọc sách, nghiên cứu trong thanh thiếu niên giao đoạn này sa sút hẳn.

Đã có một tờ báo kêu lên: “Hãy cứu văn hóa đọc”. Đã có một cuộc điều tra ở một khu tập thể về tình trạng đọc sách và tự học của lứa tuổi từ 15 đến hết 18 trong một tháng: 98% không đọc một cuốn sách nào, 70% không học và làm hết bài tập.

Còn về mặt lao động thì thật thảm hại. Thanh thiếu niên ở thành phố, nhất là con nhà tương đối khá giả trở lên thì hầu như không ưa và không biết lao động. Mọi thứ lao động chân tay, lao động kỹ thuật trong cuộc sống gia đình đều được bao thầu.

Hệ thống các công ty, các nhà hàng dịch vụ, hệ thống lao động tự do đã phát triển nhanh chóng chưa từng thấy. Có tiền là có hết, là mọi việc sẽ được hoàn tất. Ở trong nhà thì đã có Osin làm đủ mọi việc. Ngay khi đang ngồi ăn, cần cái gì, đôi đũa hay cái thìa, cũng đã có người lấy giúp, không cần phải tự mình đứng dậy. Các em không có việc gì để làm. Do đó, các em ngại lao động, ngại khó, ngại khổ, hầu hết trở thành cô chiêu cậu ấm là điều dễ hiểu.

3. Hoang phí, khái niệm tiết kiệm ít được nhắc tới.

Do điều kiện sống được nâng cao, mức thu nhập của nhiều hộ gia đình ở thành thị tăng lên rõ rệt, nhưng việc giáo dục ý thức tiết kiệm và văn hóa tiêu tiền thì lại thiếu quan tâm nên để xảy ra tình trạng lãng phí nặng nề, tiêu tiền xả láng.

Áo quần và những đồ dùng khác hơi cũ, hơi lạc mốt là liền thải ra, chất đống. Thấy cái gì mới hay là mua, bất chấp giá cả. Nhiều vật dụng thừa thãi, lắm thứ cùng một chức năng. Thức ăn ngày nào cũng để thừa bứa, phải đổ đi.

Không chỉ ở lớp trẻ mà cả ở những thành phần trung niên trong nhà cũng mắc bênh hoang phí, kể cả hoang phí về thời gian. Thời giờ chơi bời của họ thường nối liền sau lúc đi làm, đi họp hoặc đi học nên thời gian vắng nhà của họ là dài dằng dặc. Hiện tượng đi chơi lang thang, nhậu nhẹt lai rai, nồi tập trung tán ngẫu cứ diễn ra triền miên. Đường phố, siêu thị, các cửa hàng, CLB, sân vận động, công viên, rạp hát, vũ trường là nơi tụ hội của họ. Nhiều khi chẳng có chuyện gì để nói, trò gì để chơi họ cũng đến với nhau. Phong cách sống thoải mái về thời gian như thế trở thành thói quen, kéo dài cho đến khi đã có gia đình, đã làm bố, làm mẹ, đã là ông chủ lớn, đã có cả một gia thất. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, lãng phí thời gian là lãng phí tuyệt đối.

Từ cuộc sống hoang phí, không kiểm soát được việc tiêu tiền, không kiểm soát được thời gian buộc lòng những người chủ chốt lo việc kiếm tiền phải kiếm cho được tiền ngày càng nhiều với bất cứ cách nào, lúc nào. Từ đó sinh ra nhiều điều phức tạp xảy ra đối với an ninh xã hội, với phẩm cách con người, với hạnh phúc bền vững của gia đình.

Thực trạng trên đã làm cho những người có lương tri lo lắng, đáng báo động. Song cũng có không ít người tỏ thái độ mặc kệ nó hơi đâu mà lo, cuộc sống sẽ tự điều chỉnh.

Nếu không có kế hoạch toàn dân, kiềm chế và xóa bỏ mặt trái của sự phát triển nảy sinh thì bánh xe tiến hóa của lịch sử chậm lại, ta không thể làm chủ được tương lai.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Buổi cơm trong gia đình

    09/08/2019Thái Kim LanDù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?
  • Vai trò vợ & chồng trong gia đình thời @

    20/10/2018Thích Đức ThiệnĐức Thích - ca đề ra 6 nguyên tắc hoà hợp gọi là Lục hoà. Thế nào là hoà hợp? Nghĩa là đoàn kết và hoà thuận nhưng ý nghĩa cao hơn. Đoàn kết sau có thể chia rẽ, hoà thuận có thể lại bất hoà nhưng Phật ví hoà hợp như được pha sữa vĩnh viễn không thể tách rời...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Trong gia đình hạnh phúc thường có một người quên mình

    28/12/2015Trường GiangHạnh phúc gia đình không phải tự dưng mà có, không phải tạo hóa cho không mà chính do con người tạo nên, hoặc bằng lao động chân tay hay trí óc, bằng trí khôn. Trong những con người làm nên hạnh phúc đó, ta thấy ít nhất có một con người quên mình thực sự...
  • Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại

    15/09/2014Trường GiangCó một quan niệm sai lầm đang chi phối không ít trong lớp trẻ ở những gia đình quyền quý, sang trọng là cần nhanh chóng thoát ra khỏi một sự ràng buộc của gia đình và coi đó là một cách tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của nền nếp, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
  • Câu chuyện về cư xử trong gia đình

    12/07/2014Nguyễn Tất ThịnhXin gửi các bạn 3 mẩu chuyện tôi đã gặp trong cuộc sống. Sau từng câu chuyện này, tôi cũng muốn bạn đọc liên tưởng đến những gì có thể, tự đặt ra những câu hỏi với xã hội, con người, cuộc sống xung quanh mình. Bởi quan niệm, hành vi, phong cách, tư duy của mỗi người đều là sản phẩm tất yếu của xã hội chúng ta đang sống trong đó, và con người nào thì xã hội ấy. Những trăn trở, những câu hỏi, muôn thuở là sự khởi đầu của những thay đổi cho dù rất nhỏ...
  • Gia đình tân kỳ

    10/01/2014Lê HoàngSự hiện đại hóa và công nghiệp hóa của một quốc gia bắt đầu từ đâu? Xin thưa là không phải từ ngành sản xuất xe hơi, máy bay hay máy cày như thiên hạ vẫn tưởng mà là từ gia đình...
  • 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình

    20/09/2013Ths Bùi Quang VĩnhNhiều người cho rằng, đàn ông thành công trong sự nghiệp hơn phụ nữ vì họ không vướng bận việc tề gia nội trợ và làm mẹ. Điều này không hẳn đúng: Làm thế nào để vừa là một doanh nhân thành đạt vừa là một người cha, người chồng tốt, một "cái nóc" vững chắc cho ngôi nhà của mình là điều không phải ai cũng làm được. Các nhà tâm lý và quản trị đã đưa ra 10 bí quyết cân bằng giữa công việc và gia đình dành cho doanh nhân.
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • Gia đình và sự phát triển của trẻ

    24/09/2010LS Nguyễn Hữu Thế TrạchThời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo lực giới trẻ với tính chất nghiêm trọng… Điều đáng nói, những vụ án này xuất phát từ những mâu thuẫn đời thường và thậm chí rất nhỏ nhặt, nhưng gây ảnh hưởng xấu cho toàn xã hội và gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn...
  • “Sốc” văn hóa – những câu chuyện gia đình không cũ

    03/05/2010Thanh AnNói về văn hóa – một vấn đề rộng lớn mang tính nhân văn nhưng lại không hề lên gân kiểu đao to búa lớn, hay dạy dỗ, triết lý, mà là những câu chuyện có khi “cãi cọ” đời thường rất có duyên. Đó là một lối viết đặc biệt gây hứng thú cho người đọc, không bị nhàm chán bởi lối kể lể dài dòng thông thường...
  • Văn hóa gia đình

    04/02/2010Làm thế nào để xây dựng văn hoá gia đình, cổ suý cho văn hoá gia đình theo truyền thống hoặc những giá trị văn hoá rất tốt đẹp. Nhưng khái niệm kinh tế của gia đình, nền móng kinh tế của gia đình thì dường như là chưa được nói đến...
  • Văn hóa gia đình

    28/06/2009Phóng viên O2TV thực hiệnGia đình là một khái niệm động, gia đình không phải là những bữa ăn đầm ấm, gia đình không phải là những buổi picnic hấp dẫn đối với người xem. Nếu gia đình là một vở kịch để người khác xem cho đẹp mắt thì gia đình ấy chắc chắn không bền vững và không hữu ích.
  • "Ngày gia đình Việt Nam" nhìn từ góc... chuyển động!

    28/06/2009Lương Thị Bích Ngọc (thực hiện)Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình.
  • Kết hôn sớm và định dạng gia đình kiểu mới

    21/09/2008Có vẻ như đang có một xu hướng kết hôn sớm trong giới trẻ hiện nay. đây là một trào lưu nhất thời, hay là kết quả của một quá trình “chín sớm” trong con đường trưởng thành của người trẻ?
  • Để gia đình mãi mãi là nguồn hạnh phúc

    28/11/2007Văn TúCho dù công việc của bạn có bận đến đâu cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định cho gia đình của bạn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn đối với mọi người trong gia đình bằng những lời nói, cử chỉ cụ thể...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Bữa cơm gia đình Hà Nội

    01/01/1900Băng SơnPhải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ