Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

08:34 CH @ Thứ Bảy - 29 Tháng Bảy, 2006

Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam.

Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại đồng đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay cao hơn trước rất nhiều.

Theo số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm cho thấy, qui mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22% người/hộ năm 1979 xuống còn 4,61 người/hộ năm 1999 và đến thời điểm này còn có thể ít hơn nữa, tuy chưa có công bố kết quả điều tra mới.

Quy mô hộ gia đình ở các vùng miền cũng khác nhau, do ảnh hưởng của trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế xã hội, phong tục tập quán và đặc trưng văn hoá.

Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, quy mô hộ gia đình trung bình là 4,1 người, thấp nhất trong cả nước.

Vùng Tây Bắc có qui mô hộ gia đình trung bình cao nhất, trên 5 người/hộ, trong đó có một số dân tộc ở miền núi phía Bắc có quy mô hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với quy mô hộ trung bình của cả nước.

Theo phân tích của một số nhà xã hội học, sự thu nhỏ quy mô gia đình nói trên đang tạo thêm nhiều điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ.

Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình, cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn.

Tuy vậy, quy mô gia đình thu nhỏ cũng gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi và phát triển nhân cách trẻ em. Trong những gia đình quy mô nhỏ ở Hà Nội được điều tra, có tới hơn 30% số người sống ở nội thành cho biết họ không có thời gian hoặc rất ít thời gian để chăm sóc giáo dục con cái.

Sự thu nhỏ quy mô gia đình theo hướng con cái khi có gia đình riêng sống tách rời cha mẹ đã khiến người già có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cô đơn và khó khăn về kinh tế, nhất là ở nông thôn-nơi bảo hiểm xã hội đối với người già chưa phổ biến.

Ngoài ra, sự phát triển của xã hội theo hướng “mở” cũng đặt gia đình Việt Nam trước những nguy cơ bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, trẻ lang thang...

Những tác động này đang đặt ra nhiều thách thức về việc tổ chức cuộc sống cho người cao tuổi, các dịch vụ cho gia đình và chăm sóc trẻ em, sự cần thiết phải củng cố sự bền vững của gia đình.

Lường trước những vấn đề xã hội như vậy, các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội ở Việt Nam đã và đang có nhiều hình thức hoạt động để nâng cao ý thức của công dân về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, ý thức về việc xây dựng gia đình văn minh, bền vững.

Ngày “Gia đình Việt Nam” được chính thức ra đời từ năm 2001 với nhiều chủ đề, hình thức hoạt động phong phú, là một trong những giải pháp như vậy. Theo đó, ngày 28/6 hàng năm, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động cụ thể để tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình, vai trò của người cha, chăm sóc giáo dục trẻ em....

Như thường lệ, Ngày Gia đình Việt Nam năm nay, cùng với những chương trình như Ngày hội gia đình, Vì tình yêu trong mỗi gia đình thu hút sự tham gia của hàng ngàn gia đình, trên các phương tiện thông tin đại chúng hai chữ “gia đình” được nhắc đến nhiều hơn như để thêm một dịp tôn vinh giá trị của gia đình trong cuộc sống đang ngày càng phát triển hiện nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”

    18/03/2006Ba BêDù phụ nữ đã được coi là bình đẳng với nam giới và rất nhiều chị em thành đạt, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình"...
  • "Điều hòa nhiệt độ" gia đình

    13/03/2006Là đàn ông, bạn không những phải thành đạt ngoài xã hội mà còn phải học cách cai trị "vương quốc" nho nhỏ của bạn nữa. Vương quốc mà trong đó chỉ có hai người cai trị và hai nô lệ. Thế giới ấy có bình yên hay không cũng có 50% trách nhiệm thuộc về bạn.
  • Phương Tây cũng yêu chân thành nghiêm túc

    15/01/2006Bích Dậu thực hiệnTừ xứ sở sương mù, cô bạn Minh Lê, đã cùng Tuổi Trẻ Online trao đổi những suy ngẫm, nhận định rất riêng về tình yêu, về gia đình... Lê giúp chúng ta hiểu hơn: người trẻ phương Tây có nhiều người rất coi trọng tình yêu và yêu nghiêm túc...
  • Đừng "đánh đu" với tình yêu văn phòng

    11/12/2005Văn phòng, công sở là nơi dễ dàng nảy sinh tình cảm nhất. Các bạn có thể đến với nhau bởi một tình yêu đẹp, thân ái và giúp đỡ nhau trong công việc. Nhưng ở đó cũng là nơi nhiều lời gièm pha, chuyện phiếm, những cái bẫy lừa gạt, ganh ghét và chơi xấu nếu không có môi trường làm việc tốt
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác