Cuộc sống đang ngày một phát triển - phát triển một cách toàn diện như nhiều người đã từng nhận xét. Nhịp sống hối hả, vội vàng dường như đang là "mốt" của những người hiện đại. Lối sống tây hóa cũng đang dần du nhập nước ta. Nhiều người "bù đầu" với công việc, quen với những dịch vụ "phục vụ tận nơi" nên nếp sống gia đình truyền thống đang ngày bị mai một...
Những bữa cơm thân mật giữa các thành viên trong gia đình hiếm khi đông đủ. Thói quen chỉ biết đến công việc chuyên môn đang ngấm sâu vào giới trí thức trẻ hiện nay. Rồi sự xuất hiện của những dịch vụ phục vụ tận nơi khiến con người ta trở nên ì ạch.
Dịch vụ “nhanh” thời hiện đại
Chỉ vài năm trước đây, một gia đình có ô sin cơm nước, dọn dẹp cũng đã được liệt vào hạng "sang". Ngày đó, thuê ô sin cũng là mốt của nhiều gia đình giàu có. Tôi có cô bạn đồng nghiệp, nhà cô ở tỉnh lẻ, may mắn lấy được chồng ở HàNội lại thuộc tầng lớp "thượng lưu” nên cô không phải lo lắng nhiều cho kinh tế gia đình. Cô không dùng biện pháp kế hoạch mà quyết định sinh con luôn. Sau khi đi siêu âm biết con trai, mẹ chồng cô liền thuê cho cô riêng một ô sin để phục vụ. Ai cũng bảo cô sướng nhưng cô lại chép miệng: "sống với người lạ phức tạp lắm, cứ phải để ý từng tý một. Bây giờ các dịch vụ phục vụ tận nơi đầy rẫy ra đấy, mình cần gì chỉ a lô một tiếng". Qủa thật đối với một gia đình công chức, đi làm từ sáng tớitối mới về thì việc thuê ô sin là bất tiện. Còn con cái ư? Chúng nó đi học suốt ngày, hôm nào được nghỉ thì cừ việc nhấc điện thoại bấm 1080 mà nghe nhạc hoặc trò chuyện với các chuyên gia tâm lý. Vì thế những dịch vụ “nhanh" được nhiều người ưu ái hơn. Chuyện cơm hộp phục vụ tận nhà giờ đây đã là chuyện xưa như trái đất. Các dịch vụ dần tiến tới những mặt hàng gần gũi hơn với con người, từ những thứ qùa vặt đến những thứ cần thiết cho một gia đình hiện đại. Tôi có ông anh họ làm trong ngành ngoại giao. Có thể nói anh rất giỏi chuyên môn và được thăng chức đều đều nhưng mọi việc trong nhà anh không bao giờ biết đến, hay nói đúng hơn là "không biết làm". Từ những thứ "vặt vãnh" trong gia đình như. Vòi nước, ổ điện bị hỏng hay máy tính có chút trục trặc... anh đều gọi thợ đến sửa. Có khi tiền trả công thợ đi lại còn nhiều hơn tiền sửa máy, thay đồ. Con cái có những bài thực hành kỹ thuật nhờ anh thì anh cho con tiền đi mua đồ người ta làm sẵn.
Truyền thống gia đình mai một
Mọi chuyện đều mang tính hai mặt. Sự xuất hiện của những dịch vụ nhanh giúp giới trí thức trẻ chuyên tâm vào công việc chuyên môn hơn.Thế nhưng "cái mất" lại quá lớn. Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ biết đến công việc, không quan tâm đến con cái, phó mặc chúng cho ô sin hoặc thay sự quan tâm tớichúng bằng cách cho những món tiền lớn đã làm con hư hỏng. Nhiều gia đình, bố mẹ, con cái sống chung trong một nhà nhưng cả tuần bố không gặp mặt con là chuyện thường. Bữa cơm sum họp gia đình cũng ít khi đầy đủ. Bố mẹ cứ lao vào công việc, kiếm tiền còn con cái tha hồ chơi bời, đập phá bởi tiền ông bà ấy làm ra chẳng để cho mình thì cho ai (lời một quý tử). Với những gia đình, có ông bà ở cùng, trông nom con cái cho thì đỡ hơn nhưng với những gia đình hai thế hệ thì nhiều khi con cái họ đi đâu, làm gì chỉ có "trời mớibiết". Gia đình Dì tôi là một ví dụ. Chồng Dì đi công tác nước ngoài còn Dì lại mải mê buôn bán kiếm tiền nên con trai duy nhất chẳng chịu học hành, bỏ đi chơi với đám bạn xấu. Sau một thời gian, nó dẫn một cô bé mới 16 tuổi về tuyên bố sẽ lấy làm vợ. Gia đình Dì không ai đồng ýnhưng nó một mực "nếu mẹ không cho nó ở đây thì con sẽ đi cùng nó". Dì tôi đành chép miệng thôi thì trời chẳng chịu đất thì đất phải chịu trời?. Dì tôi đành bỏ tiền mở quán Intemet để giữ chân con.
Hiện đại hoá gia đình là một xu thế tất yếu trong thời kỳ hiện đại. Thế nhưng hiện đại, phát triển làm sao để không xa rời những giá trị truyền thống. Gia đình là nơi gắn kết các thành viên, là hạt nhân của xã hội, bởi thế sự biến đổi của gia đình dù thế nào cũng phải hướng tới mục tiêu bền vững và phát triển.