Cảm nhận gia đình
Có những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá tri ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá trị vĩnh hằng củagia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên.
Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường, sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.
Nhân bàn về một đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến tâm trạng xã hội, mộtanh bạn thân của tôi nói như dồn tôi vào chân tường: “anh đừng lý luận đâu xa, cứ hỏi tôi đây này, có hai thằng con trai, một đứa năm thứ nhất đại học, một đứa lớp 11, thế mà con châm về theo cữ thường ngày, con xin đi sinh nhật bạn, thoáng thấy dáng khác lạ của con mình hoặc của bạn nó có khi do mình tưởng tượng ra là đã sinh nghi, là đã phải chăm chú xem xem nó làm sao. Bất an ư, đó là nỗi bất an về chuyện sợ con mình dính vào ma tuý, dính vào đua xe hoặc cổ vũ đua xe, hoặc đi chơi với bạn bè lại luạng quạng bị ăn đòn oan của băng này thanh toán băng nọ! Mà của đáng tội, con mình là loại ngoan, có hoải bão, học hành chăm chỉ biết thương bố mẹ chứ co hư đâu. Thế mà vẫn lo, lo hằng ngày ông ạ, đề tài xãhội học của ông đấy. Cứ chịungồi, tôi kể cho cả buổi, Tôi biết, bạn tôi không là trường hợp cá biệt. Cứ dám làm một khảo sát xã hội học về những nỗi bất an của một gia đình có con đang tuổi đến trưởng sẽ tìm ra rất nhiều những vấn đề liên quan đến những vấn đề của quản lý xã hội và chính sách xã hội ở cấp vĩ mô lẫn những giải pháp cụ thể và bức xúc ở cấp vĩ mô! Chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trên lĩnh vực này. Mềm dẻo có, cứng rắn có, ngắn hạn có, dài hạn cũng có nhưng cuộc sống hình như là một sự tiếp diễn không dứt các vấn đê mà câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ song dứt khoát sẽ phải có câu trả lời.
Nỗi lo ấy là không của riêng ai, song từng gia đình không thể không thấy trách nhiệm và sức mạnh riêng của mình. Bảo chí đang nói đếnhiện tượng các "quý tử" chơi ngông và phạm pháp. Điều ấy thật dáng xấu hổ cho những ai đó. Nhưng đối với tôi, nhức nhối hơn nhiều lại là chuyện hình phạt "liếm ghế"của cô giáo nọ dành cho các trònhỏ,và nỗi đau lớn nhất là ởchỗ hơn bốn chục cháu khôngcháu nào dám từ chối chuyệnnhục nhã đó. Nếu từ trong giađình, các cháu đã được dạy về lòng tự trọng, về chuyện khôngchịu nhục thì chắc là sẽ cóphản ứng khác mà chúng ta mong đợi. Từng gia đình vàtoàn xã hội phải suy ngẫm vềhiện tượng đầy bất an và dáng phẫn nộ này. ấy vậy mà, dường như tốc độ sống của xã hội càng tăng thì niềm vui có thể theo đó mà tăng hay không tăng, song nỗi bất an của những người chủ gia đình chắc chắn là theo đó mà nhân dần lên gấp bội. Nào là chuyện học ở lớp, ở trường, rời khỏi lớp, khỏi trường còn phải tính đến chuyện an toàn dọc đường trở về nhà. Mà đâu chỉ có an toàn giao thông, chẳng là người ta đã dưa tin ma tuý áp sát học đường bằng việc trộn lẫn vào những gói quà sáng, quà trưa với nhiều thủ thuật cạm bẫy, rủ rê đó sao! Rồi đâu chỉ có chuyện ăn, học của tuổi học trò. Sân chơi cho lứa tuổi này cũng cần không kém việc đến lớp và sống ở nhà. Chuyện học của cả một thế hệ chứ không chỉ là chuyện cá biệt đây đó để dựa vào dấy mà lảng tránh vấn đề "đại sự" nói trên! Mà vì thế, là một mối lo không nhỏ cho những ông bố bà mẹ biết lo!
Đấy là chưa nói đến chuyện những sân chơi không thích hợp với tuổi học đường mà đấu tranh dẹp bỏ chúng không là chuyện dễ khi mà sức hút của những cái không tiện nói ra quá hấp dẫn. Nhiều ông bố bà mẹ đã ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trước chuyện cho hay không cho con gái mình, dưới những sức ép phải tham gia vào những cuộc thi , mà họ "chỉ nghĩ đến đã thấy ngượng" như báo chí đã từng đưa. Lại thêm một nỗi lo tưởng như không đáng, ấy mà rồi chúng vẫn góp thêm vào cái gánh bất an kia vốn đã trĩu vai những người chủ gia đình hiểu rõ trách nhiệm của mình.
Cứ tưởng như gia đình hôm nay đang đứng trước những thử thách quá nặng! Dường như trước đây, những người gánh trên vai mình gánh nặng ấy, người vợ, người mẹ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cổng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trongmọi việc '"hoặc "quanh năm buôn bán đở mom sông, nuôi nấng năm con với một “chồng"của thời các cụ Yên Đổ, Tú Xương quả có vất vả, lam lũ nhưng e không "phức tạp" bằng các chị hôm nay phải lo cho con (tôi không kể những chị phái "lo cho chồng" vào đây mà có khi cũng không ít).
Thật ra, xã hội càng phát triển, tốc độ sống càng cao thì có thể sự lo toan về cuộc sống vật chất sẽ giảm bớt đối với khá nhiều người song gánh nặng cho sự nuôi dưỡng đời sống tinh thần thì lớn hơn nhiều. Chẳng thế mà người ta đã nói, với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.
Cụ thể hơn và dễ nhận biết hơn, ở những hình thái quá độ của sự chuyển đổi mô hình xã hội, sự đan chen của các bậc thang giá trị khiến cho sự lừa chọn trở nên cực kỳ phức tạp, tôi muốn nói đến cái cơ sở văn hoá-đạo đức của xã hội đang là một trong những điều đáng báo động nhất. Nhà sử học lớn nhất của thế kỷ XX, A.Tounbee, trong cuốn "Thể nghiệm tương lai" đã viết : "Những lực lượng vật chấtcủa chúng ta càng lớn thì chúng ta lại càng cần đến xung lực tinh thần và lòng dũng cảm mạnh mẽhơn để sử dụng những lực lượng vật chất của chúng ta vì điều thiện chứ không phải vì điều ác" và ông cho rằng "chúng ta cần đến một Socrate mới để tự nhận thức được mình (Surving the future, Lon don, 1971). Phải như thế, vì có những nhà khoa học còn bi quan hơn, chẳng hạnnhư Max Bom, người có cống hiến lớn lao cho vật lý học hiện đại đã cảnh báo rằng : "Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa"! Cách đây hơn một nửa thế kỷ, 1945, Jawaharlal Nehru đã chua chát nhận định rằng "con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồimột tí gì về quan hệ giữa người và người.Và chính vì lẽ đó nà nền văn hoá đao đức xã xội tụt lại xã đằng sau kỹ thuật"! (The discovery of India, New Delhi,1982). Bước sang thiên nhiên kỷ mới, tình hình đó dường như cũng không cải thiện được bao nhiêu. Và khi chúng ta bức xúc về những biểu hiện đây đó sự xuống cấp của nền văn hoá - đạo đức xã hội, có lẽ cũng nên nhìn rộng ra hơn về "ngôi làng toàn cầu'? Để rồi nhận ra rằng, những điều cứ ngỡ là quá to tát ấy lại hiện diện ngay trong cuộc sống gia đình rất nhỏ nhoi riêng tư của chúng ta hôm nay. "Chạy trời không khỏi nắng", cái gia đình nhỏ nhoi của chúng ta nằm trong xã hội rộng lớn mà chúng ta đang góp phần xây nên, xã hội ấy lại nằm trong cái "ngôi làng toàn cầu mà chúng ta đang hội nhập. Gia đình, cho dù là mái ấm, "cha mẹ là lá chắn, che chở suốt cuộc đời con, song chắn sao nổi, che sao kham những cơn sóng dâng tràn mà bao "công trình chống ngập, chống lữ' hình như đang bất lực? ấy vậy mà chính Mác đã tự hỏi "người ta có được tự do lựa chọn hình thức này hay hình thức kia của xã hội không"! Hoàn toàn không"! Chỉ khi xã hội "chống ngập" thành công nhờ những công trình được thiết kế có bài bản, nghĩa là đúng quy trình khoa học và không bị "rút ruột, thì gia đình mới có thể là mái ấm bền vững chở che, cha mẹ mới có thể là lá chắn tin cậy cho nhiều thế hệ con trẻ trưởng thành! Nhưng nói thế có nghĩa là gia đình cứ khoanh tay ngồi chờ xã hội Tuyệt đối không! Mà chính vì thế, hơn lúc nào hết, giá trị gia đình đang nổi bật lên trong hệ giá trị của xã hội chúng ta. Hơn lúc nào hết gia đình hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc , gầy dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên. Và nếu mỗi gia đình đều ý thức được điều ấy thì đó chính là những viên gạch vững chắc xây nên những công trình xã hội có chất lượng nhất. Những công trình được thiết kế, thi công và giám sát của ý chí của từng người dân, tức là ý chí của toàn xã hội. Chính ở đây, gia đình và xã hội có mối tương tácthật là hài hoà và tự nguyện.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt