Vai trò lịch sử của gia đình

01:04 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Ba, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Từ Thế chiến 2 trên đất nước này cuộc sống gia đình có một tầm quan trọng rất lớn. Ngay cả những người trí thức và bọn trẻ con đều muốn có một cuộc sống gia đình lành mạnh. Tôi tự hỏi không biết thời xa xưa gia đình có được coi trọng nhiều như thế không. Chức năng chủ yếu của gia đình thời xưa là gì?

E.K.

E.K. thân mến,

Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình. Giai đoạn dài của thời niên thiếu và lớn lên đặc biệt đối với con người buộc phải có sự kết hợp ổn định và vững chắc giữa bố và mẹ, để trẻ có thể được nuôi dưỡng và chăm sóc cũng như được tạo ra.

Trong những thế kỷ đầu đơn vị gia đình lớn hơn nhiều so với ngày nay. Nó thường bao gồm vài thế hệ, những họ hàng thân thuộc, các nô lệ – một thị tộc thực sự dưới quyền một tộc trưởng già. Đại gia đình này, hoặc tập hợp các gia đình, thực hiện nhiều chức năng xã hội, mà hiện nay do nhiều thể chế khác thực hiện.

Chức năng xã hội cơ bản của gia đình trong kỷ nguyên tiền công nghiệp là kinh tế. Việc sản xuất hàng hóa và tích lũy của cải là công việc của gia đình. Đây là nội dung chính của “việc cai quản gia đình” vào những ngày tháng trước cuộc cách mạng công nghiệp. Gia đình là một thể chế kinh tế đồng thời là một thể chế sinh học. Không kể trong các cộng đồng nông nghiệp, việc xuất hiện của hệ thống nhà máy có nghĩa là sự chấm dứt “kinh tế gia đình” theo nghĩa cũ.

Mối quan hệ gia đình với nhà nước là một trong những chủ đề chính được bàn cãi trong lịch sử tư tưởng phương Tây. Chương trình cho nhà nước lý tưởng của Platocó nói đến việc nhà nước thu tóm các gia đình. Các bà vợ và trẻ em, cũng như tài sản, sẽ được quản lý chung, và tất cả các công dân sẽ là thành viên của một đại gia đình. Plato nghĩ rằng, theo cách này, sự đoàn kết xã hội và sự tận tụy với nhà nước sẽ được bảo đảm. Ngược lại, Aristotle, cho rằng, bằng việc cung cấp nhu cầu hàng ngày và cũng như sinh sản và nuôi dưỡng trẻ, gia đình đã đóng vai trò của nó trong cộng đồng chính trị lớn hơn, tức nhà nước. Dù thế nào, theo người xưa, trẻ em là những người được nhà nước bảo trợ, được giáo dục và huấn luyện theo những quyết định của nhà cai trị.

Đạo Cơ đốc bảo vệ những quyền tự nhiên và siêu nhiên của gia đình chống lại nhà nước. Theo học thuyết Cơ đốc giáo, hôn nhân là một bí tích mang lại ân huệ thần thánh và phép tắc thần thánh hỗ trợ cuộc sống gia đình bằng những giáo huấn buộc phải hiếu thảo với bố mẹ và ngăn cấm việc ngoại tình. Nhà nước không có quyền can thiệp vào những vấn đề quản lý gia đình. Tuy nhiên hầu hết nhà nước hiện đại đều giữ quyền xét xử đối với việc cưới xin và ly dị, và luôn có quyết định về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Gia đình luôn là một đơn vị trung tâm trong đời sống tôn giáo. Những niềm tin cơ bản, nghi thức tôn giáo, qui tắc đạo đức đã được truyền qua gia đình cũng như được dạy trong nhà thờ. Trong một số cộng đồng, đời sống gia đình là trung tâm trong các tập quán và nghi lễ tôn giáo. Ngay cả ở nước Mỹ ngày nay, cuộc sống gia đình và việc tham gia hoạt động giáo hội cũng có vẻ gắn liền nhau. Bất chấp những nhận xét phê phán của ông về những khía cạnh không lành mạnh nào đó của những mối quan hệ gia đình truyền thống, Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học, cũng thừa nhận vai trò không thể thiếu được của gia đình trong sự phát triển của đứa trẻ. Người bố và người mẹ là cần thiết về mặt tâm lý học cũng như sinh học. Trong môi trường thân thiết và tự nhiên này, đứa trẻ phát triển thành một con người chín chắn và hấp thụ những lý tưởng đạo đức của xã hội nó sống.

Trong xã hội hiện đại, vai trò cơ bản của gia đình đã được công nhận bởi nhà nước (dù họ theo chế độ nào), bởi nhà thờ, và bởi những quy tắc chuyên môn giải quyết những mối quan hệ con người. Chỉ có dân du mục, giới hippy, và bọn trẻ hay phẫn nộ có vẻ như chống lại nó. Dù bị những trào lưu đổi thay vùi dập, thì gia đình trong hình thức phương Tây cơ bản của nó có vẻ như đã được chuẩn bị sẵn để chịu đựng.

Nội dung liên quan

  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác