Gia đình và sự phát triển của trẻ

11:02 SA @ Thứ Sáu - 24 Tháng Chín, 2010
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo lực giới trẻ với tính chất nghiêm trọng… Điều đáng nói, những vụ án này xuất phát từ những mâu thuẫn đời thường và thậm chí rất nhỏ nhặt, nhưng gây ảnh hưởng xấu cho toàn xã hội và gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn.

Là người làm công tác trợ giúp pháp lý nhiều năm cho các đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội, được tiếp cận với nhiều trẻ chưa thành niên phạm tội, tôi nhận thấy hầu hết các trẻ phạm tội đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố tâm lý gia đình, hoàn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế gia đình và đặc biệt là môi trường sống của trẻ. Có những trẻ gia đình có điều kiện kinh tế thì do tính ham đua đòi, thích lối sống phim ảnh và đi vào con đường tụ tập, thành lập băng nhóm và dễ dàng kích động mang khuynh hướng bạo lực. Còn đối với trẻ không có điều kiện kinh tế thì cũng mang tâm lý vị kỷ, thua thiệt nên cũng tụ tập thành băng nhóm và cũng dễ dàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Nhìn chung, có thể thấy hầu hết các trẻ có hành vi bạo lực đều thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và không được học tập, thiếu những kỹ năng sống và phát triển theo khuynh hướng tự do (phát triển tự phát) dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ người trưởng thành (thậm chí từ ngay cha mẹ các em).

Những vụ án mà tôi trực tiếp tham gia, hầu hết các bị can, bị cáo đều cho rằng nguyên nhân và động cơ xuất phát từ gia đình. Gia đình đã quản lý không chặt chẽ, giáo dục không đúng cách (hà khắc, chửi mắng, áp đặt) làm tâm lý của trẻ phát triển không theo hướng thuận và đã đi ngược lại tất cả những gì mà phụ huynh mong muốn (hay có thể nói phản tác dụng, phản khoa học trong cách thức giáo dục trẻ). Trẻ em đến độ tuổi 15-18 thường muốn chứng minh mình có đủ khả năng để ra đời và người ta thường nói đây là lứa tuổi nổi loạn. Các em thường tiếp thu cái xấu nhanh hơn cái tốt, mang tâm lý a dua nhiều, và thường làm bất cứ điều gì để bảo vệ quan điểm của mình luôn luôn đúng.

Vấn đề ở đây là toàn xã hội phải có cái nhìn chung về thực trạng này và tìm ra các giải pháp để giải quyết. Nhưng trước khi tìm ra cách thức chung, mỗi gia đình là một nhân tố của xã hội nên tự ý thức được việc phải làm thế nào để quản lý trẻ và giáo dục trẻ nên người, làm sao cho trẻ phát triển một cách toàn diện và có đầy đủ kỹ năng sống khi bước vào xã hội. Mặt khác, chúng ta khoan vội đổ lỗi cho sách, báo; phim ảnh; game…, mặc dù nó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tâm lý phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội. Cái quan trọng là Nhà nước nên đưa ra cách thức để quản lý, điều tiết sự phát triển, du nhập các loại văn hóa, khoa học kỹ thuật này như thế nào và cách mỗi gia đình tự theo dõi quản lý con em mình ra sao.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vai trò vợ & chồng trong gia đình thời @

    20/10/2018Thích Đức ThiệnĐức Thích - ca đề ra 6 nguyên tắc hoà hợp gọi là Lục hoà. Thế nào là hoà hợp? Nghĩa là đoàn kết và hoà thuận nhưng ý nghĩa cao hơn. Đoàn kết sau có thể chia rẽ, hoà thuận có thể lại bất hoà nhưng Phật ví hoà hợp như được pha sữa vĩnh viễn không thể tách rời...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại

    15/09/2014Trường GiangCó một quan niệm sai lầm đang chi phối không ít trong lớp trẻ ở những gia đình quyền quý, sang trọng là cần nhanh chóng thoát ra khỏi một sự ràng buộc của gia đình và coi đó là một cách tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của nền nếp, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
  • Câu chuyện về cư xử trong gia đình

    12/07/2014Nguyễn Tất ThịnhXin gửi các bạn 3 mẩu chuyện tôi đã gặp trong cuộc sống. Sau từng câu chuyện này, tôi cũng muốn bạn đọc liên tưởng đến những gì có thể, tự đặt ra những câu hỏi với xã hội, con người, cuộc sống xung quanh mình. Bởi quan niệm, hành vi, phong cách, tư duy của mỗi người đều là sản phẩm tất yếu của xã hội chúng ta đang sống trong đó, và con người nào thì xã hội ấy. Những trăn trở, những câu hỏi, muôn thuở là sự khởi đầu của những thay đổi cho dù rất nhỏ...
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • Văn hóa gia đình

    28/06/2009Phóng viên O2TV thực hiệnGia đình là một khái niệm động, gia đình không phải là những bữa ăn đầm ấm, gia đình không phải là những buổi picnic hấp dẫn đối với người xem. Nếu gia đình là một vở kịch để người khác xem cho đẹp mắt thì gia đình ấy chắc chắn không bền vững và không hữu ích.
  • "Ngày gia đình Việt Nam" nhìn từ góc... chuyển động!

    28/06/2009Lương Thị Bích Ngọc (thực hiện)Không phải ai cũng có thể được sống với "nửa cuộc đời" của mình. Không phải ai cũng dễ dàng tạo dựng được một hình ảnh gia đình trọn vẹn theo nghĩa thông thường. Nhưng họ vẫn có thể làm nên những tế bào hoàn hảo cho xã hội theo cách lựa chọn riêng của mình.
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • xem toàn bộ