Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ
Trong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ” (Bản sắc văn hoá Việt Nam)
Nhưng những gì gọi là “bản sắc văn hoá” cũng không thể bất di bất dịch với thời gian và bối cảnh xã hội biến đổi. Tôi có một ông chủ được bầu làm trưởng ban tộc hiểu họ X. Ở Hà Nội, ông luôn phàn nàn là trong các cuộc họp họ vào đầu năm thường không thấy “bọn trẻ”. Số người đi họp mỗi năm một teo dần. nhiều dòng họ mất công của quyên góp xây dựng lại nhà thờ nhưng rồi lại vắng như chùa bà đanh, ngay cả người trông coi cũng không có vì con chau ra thành phố làm ăn hết, các ông tộc trưởng không thể bỏ sinh kế của mình để nhịn đói ôm lấy bàn thờ ở quê.
Dù là “một tập quán hay” nhưng xem ra cái “bản sắc văn hoá” ấy cũng đang chuyển biến mạnh mẽ.
Ta hãy bắt đầu xem xét và suy nghĩ từ quan hệ gia đình trở đi. Một trăm năm trước đây nếu có một ông quan không nào không cáo quan về chịu tang bố hay mẹ vài năm thì bị lên án là bất hiếu. Nhưng hiện nay liệu có thể bắt một người con đang làm việc ở một Công ty kinh doanh ‘chịu tang" như vậy được không? Những cặp uyên ương thời nay đều có kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình như bao giờ cưới, bao giờ sinh con, xây nhà, học tập, đi du lịch… nhất nhất đều phải hoạch định trước và đương nhiên kế hoạch ấy liên quan đền sự tích lũy tiền bạc và rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.Nếu chuyện không may xảy ra như bỗng nhiên ông bố, bà mẹ hay ông nội, bà ngoại bị mất, họ không thể cưới chạy tang (chắc chắn vì chưa có tiền hay chưa có nhà ở) hoặc chờ đoạn tang như trước đây đựợc. Mỗi ngày, một thanh niên nông dân chỉ làm ra năm, bảy ngàn, họ có chế nghỉ việc để đi ăn giỗ hay dự một đám cướinhưng một kỹ sư làm cho Công ty nước ngoài ăn lương 10 hay l5 USD một ngày thì không thể, đó là chưa nói sẽ bị mất việc nếu đi ăn giỗ".
Sau gia đình là họ hàng. Một cô giáo trẻ ở nông thôn, nghỉ hè ra thành phố thăm bà con, cô bị trách cứ là "vô tình” vìtrong cả một tuần lễ mà không đến thăm ông chú này, bà cô nọ… Cô không đi thăm họ hàng được vì nhân dịp ra tỉnh, cô còn phải đi thăm bảo tàng, triển lãm, hội chợ, hiệusách… để nâng cao hiểu biết và có chuyện kể lại cho các em học sinh, trách cô thì oan uổng cho cô quá. Chưa nói đến chuyện khi lớp người có tuổi từng chịu ảnh hưởng Nho giáo mất đi thì mối quan hệ huyết thống của lớp trẻ cùng một họ chắc sẽ nhạt dần.
Giọt máu đào có thể hơn ao nước lã, nhưng con người hiện đại tồn tại không phải bằng "những giọt máu đào" như xưa mà chính công việc và " ê- kíp" làm chất kết dính họ với nhau. Hai đứa em họ có thể không gần gũi hay gắn bó keo sơn với nhau bằng "chiếnhữư”. Cưới xin cũng thế. Có luật lại kèm lệ. Theo luật, đôi nam nữ chỉ đến chính quyền đăng ký là xong. Nhưng lệ cưới xin lại quá rườm rà lễ tiết, nào chạm ngõ rồi ăn hỏi, rồi đón dâu, tiệc tùng nhà trai, nhà gái… Sự rườm rà, phô trương, quá coi trọng lễ đã trở thành hủ tục, cản trở phát triển. Ngay cả đức Khổng Tử chẳng cũng từng nói: quá lê làm ta xấu hồ đấy sao?
Ngay cả hiện nay, khi những người ra thành phố làm ăn, trở nên giàu có, về quê xây lại mồ mả, dựng lại nhà thờ, nếu không có suy nghĩ đúng mức thì việc quay trở lại với truyền thống và cội nguồn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cái làng quê còn nghèo khổ. Họ này có điều kiện xây to mồ mả, nhà thờ, sẽ gây ra tình cảm đối lập với những họ nghèo khác.Người ta chỉ biết họ chứ không biết làng, chăm chút cho truyền thống gia đình mình mà quên văn hóa nông thôn, sự khoe khoang của cải và chơi trội không có tác dụng thúc đẩy văn hóa mà trái lại còn gây ra sự miệt thị vô ý thức với người nghèo hay kém cỏi.
Không thể tắm hai lần trong một dòng sông. Chủ trương khuyến khích bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là đúng đắn, nhưng cái bản sắc ấy vốn không phải cổ định, nó thay đổi đến đâu và lớp trẻ tiếp nhận sự thay đổi ấy như thế nào là đúng đắn để không khỏi mang tội là "mất gốc" mà cũng đừng tạo ra sự kìm hãm giả tạo và khiên cưỡng trên đường đi đến những chân trời mới của dân tộc Việt Nam. Đó là những câu hỏi còn bỏ ngỏ cho những ai quan tâm đến lĩnh vực tinh thần của xã hội hiện đại.
Một triết gia có nói đại khái rằng, bản chất con người là thích quay lưng lại nhìn quá khứ để đi thụt lùi về tương lai.Đi thụt lùi thì chắc chắn không đi được nhanh. Nhưng nếu không có hành trang của quá khứ thì mãi mãi con người vẫn không nhận ra và khẳng định được diện mạo của mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh