Vai trò vợ & chồng trong gia đình thời @

05:32 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Mười, 2018

Chồng: Ông vua chuyên chính tuyệt đối

Xưa chỉ có chồng là "thủ trưởng" gia đình. Vợ thực chất là "ôsin" nhưng được nguy trang dưới danh từ màu mè "nội tướng" (Bộ trưởng Nội vụ, đối với "ngoại tướng", Bộ trưởng Ngoại giao). Vợ chẳng có quyền hành gì cả, ngoài việc "dâng mâm cơm ngang mây" (Tề mi) mời chồng ăn (sự tích nàng Mạnh Quân đời Hán bên Tàu). Vô số thiên tình sử bất hủ ca ngợi vợ chồng chung thuỷ vẫn "bùng bùng" giữa "mạng nhện" trọng nam khinh nữ. Thí dụ, trong truyện Trung Hoa "Tái sinh duyên" Hoàng Phủ Thiếu Hoa "vơ" cả 3 vợ Mạnh Lệ Quân, Tô ÁNh Tuyết, Lưu Yến Ngọc. Kim Trọng, tuy đã đẹp duyên với Thúy Vân, vẫn "tái hồi" Kiều ... Ca dao có câu:

Trai chính chuyên năm thê, bẩy thiếp
Gái chính chuyên chỉ biết một chồng.

Tóm lại, chồng suốt đời "ngồi chơi xơi nước", vợ quanh năm "đầu tắt mặt tối" hầu hạ chồng. Tình trạng đó đến nay vẫn chưa chấm dứt. Tôi nhớ năm 2004 (?) có xem phim hài về vợ chồng Mắm, Muối (Công Lý, Vân Dung đóng) trên VTV3. Cả nhà nuôi độc một con gà trống gầy nhom, Mắm bắt vợ thịt để cùng khách "chén chú chén anh", Muối và các con chỉ được gặm xương. Còn vô số chuyện chồng hành hung vợ cực kỳ man rợ nhưng năm mới tôi không dám kể, e rông!

Nay cả đôi vợ chồng đều làm chủ gia đình

Năm 1992, sang Pháp học giáo lý Đạo Phật, tôi trọ nhà cô em gái, ngoại ô Paris. Cô em tôi, kỹ sư công nghiệp thực phẩm, làm việc ở tỉnh lễ, xa bằng từ Hà Nội vào ThanhHoá. Chú em rể, nhà vật lý (Astrophysicien), công tác ở Đài Thiên văn gần nhà chỉ ngót 10km. Cả nhà chỉ có một ôtô Toyota nên chú nhường cô, mình "ưu tiên" đi xe đạp hoặc cuốc bộ. Bao giờ chú cũng về sớm hơn, lại thoăn thoắt tay dao tay thớt nấu ăn (bằng bếp ga), không phải "chém to kho mặn" mà đủ "cao lương mỹ vị" hẳn hoi, tuy chưa "mâm cao cỗ đầy". Cô về nhà đã "cơm lành canh ngọt" đầy đủ. Ăn xong, anh em chúng tôi hàn huyên một lúc, rồi chú rửa bát, quét dọn, cô giặt giũ. Hai cháu đều học Đại học xa nhà, cha mẹ càng rảnh rang.

Làm thế nào để vợ chồng bình đẳng?

Đức Thích - ca đề ra 6 nguyên tắc hoà hợp gọi là Lục hoà. Thế nào là hoà hợp? Nghĩa là đoàn kết và hoà thuận nhưng ý nghĩa cao hơn. Đoàn kết sau có thể chia rẽ, hoà thuận có thể lại bất hoà nhưng Phật ví hoà hợp như được pha sữa (người Ấn Độ có tập quán uống sữa trâu và sữa dê) vĩnh viễn không thể tách rời.

Những gì là Lục hoà? Đầu tiên là 3 nguyên tắc đối nội (đối xử với chủ quan bản thân) là thân hoà, khẩu hòa, ý hòa.

Thân hòa là luôn luôn có hành động hoà hợp. Thí dụ không vứt rác, tàn thuốc lá ra nhà để giữ vệ sinh chung. Đêm khuya đi nhẹ nhàng cho vợ con khỏi mất ngủ...

Khẩu hòa là không cãi nhau, văng tục, chửi bậy... hoặc tuy lịch sự nhưng "chạm nọc" người khác. Tục ngữ Pháp có câu: "Không nên nói đến thừng trong nhà một người bị treo cổ". Thí dụ vợ đã "hai lần đò", chồng mới không nên soi mói lý lịch chồng cũ. Hoặc vợ chớ nên phô trương quá trình mình phấn đấu vào Đảng trước mặt chồng đã bị khai trừ ...

Ý hoà là luôn luôn nghĩ tốt về nhau, không căm giận, bực tức, ghen tuông... Thế kỷ XIX, nhạc sĩ ÁoJohannStrauss "cặp bồ" với một bà ca sĩ, rủ bà ta đi chơi thuyền trên sông Danube. Biết tin, vợ Johann thay vì "nổi máu hoạn thư”, lặng lẽ đến gặp bà ca sĩ, khuyên bà ta chăm sóc sức khoẻ cho Johann vốn mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, gặp gió sông dễ cảm lạnh. Bà ca sĩ vô cùng thán phục cách đối xử của vợ Johann và bỏ mặc ông ta đi du ngoạn một mình. Nghe nói vì sự cố này, JohannStrauss đã sáng tác bản nhạc valse Danube xanh nổi tiếng.

Một chuyện nữa về ý hoà xảy ra ở Việt Nam đầu thế kỷ trước. Mỗ tình cờ nhặt được dưới đất một bì thư (đã bóc) gửi chồng bà, người gửi là một đàn ông Pháp, địa chỉ ở Marseille. Điều lạ là phong bì không đóng dấu bưu điện Pháp mà lại đóng dấu bưu điện Việt Nam. Bà Mỗ sinh nghi mở ra xem, thấy thư viết toàn tiếng Pháp, lời lẽ tình tứ bay bướm, không ký tên nhưng ghi địa chỉ ở phố X, thị xã Y rất mờ nhạt. Mỗ liền viết thư trả lời cũng bằng tiếng Pháp, đem đến phố X. Còn lá thư kia, bà trao trả tận tay cho chồng khiến ông ta "ngẩn tò te, mặt đực như ngỗng". Từ hôm đó, ông ta hoảng sợ, không dám "lấy màn thưa che mắt thánh” nữa.

Tiếptheo là 3 nguyên tắc đối ngoại (đối phó với hoàn cảnh khách quan bên ngoài) kiến hoà, giới hoà và lợi hoà.

Kiến hoà là hoà hợp trong nhận xét (kiến là "nhìn nhận"). Thí dụ cả hai vợ chồng đều nhận xét thể dục thể thao lợi sức khoẻ, thế là kiến hoà. Nếu chồng bảo có lợi, vợ lại nói không cần, thế là không kiến hoà.

Giới hoà là hoà hợp cùng tôn trọng luật lệ của gia đình và xã hội (giới là ngăn cấm). Ví dụ nhớ tắt điện trước khi đi ngủ để tiết kiệm năng lượng và đề phòng hoả hoạn, đi xe máy ngoài đường đội mũ bảo hiểm...

Lợi hoà là cùng hưở ng lợi công bằng. Thí dụ công đoàn tổ chức đi nghỉ mát, vợ chồng nên cùng đi (nếu không có gì trở ngại). Vợ đi bệnh viện nuôi con ốm, chồng thản nhiên bát phố uống bia, thế là không lợi hoà.

Từ lợi hòa đến thuận vợ thuận chồng không trải thảm nhung

Không phải ai cũng tán thành vợ chồng bình đẳng. Lắm người còn phản đối kịch liệt, vin cớ: Trời bắt chồng phải mạnh hơn vợ, cưỡng sao được?

Chồng bao giờ cũng phải hơn hẳn vợ một cái đầu… Đàn bà càng học giỏi đỗ cao càng ế chồng. Bởi vậy phụ nữ chúng ta nên phải nhất loạt đồng tình cương quyết chống lại những quan điểm lạc hậu trên. Chị em hãy gắng sức vươn lên giỏi hơn chồng, giỏi hơn mọi người, thì chẳng ai dám bắt nạt.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ