Đàn ông Tây ăn tết ta

03:26 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Hai, 2010

Cách đây chừng đã hơn trăm năm, nhân dịp tiết xuân, thi hào, nhà Nho thuần Việt là cụ Tam nguyên Nguyên Khuyến có mở đầu một bài thơ chẳng biết khen hay chê bằng câu "Con gái đời này gái mới ngoan. Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan".Bài thơ tuy hơi có mùi đao kiếm nhưng dịu dàng mang nặng chủ đề hòa bình bởi "tít" của nó được cụ giản dị đặt là "Lấy Tây". Thói quen hôn nhân với người nước ngoài thì vốn chẳng xa lạ gì lắm với kha khá nhiều phụ nữ Việt. Xưa cũng đã như thế, còn nay lại càng sẽ như thế. Và cũng nhờ cái thói quen mang tính tiên phong hội nhập này mà nước Nam ta may mắn có thêm không biết bao nhiêu những chàng rể hiền. Có thể khẳng định rằng, nhà nào ở Ta có được rể Tây thì hầu như nhà đó đang sở hữu một hạnh phúc. Nguyên nhân tương đối dễ giải thích. Thứ nhất, ở những chàng Tây, do ướt đẫm truyền thống nịnh đầm nên bọn họ chẳng bao giờ biết đánh vợ. Ngược lại, những tay bị vợ Việt cho ăn đòn thường hơi bị đông. Thứ hai, không biết có phải đang bị đá trên sân khách hay không đám rể ngây thơ này thường yêu quý hố vợ mẹ vợ em vợ anh vợ, thậm chí bố của bố vợ, mẹ của mẹ vợ một cách chân thành đến kinh ngạc. Cứ xem cung cách mấy ông rể Tây đi ăn tết ta là dễ dàng nhận thấy.

Mùa Xuân Việt là mùa của lễ hội, của tiệc tùng, của cỗ bàn. Tất cả các món ăn đều rất ngon đều đậm đều béo, nói chung là cực kỳ hợp với các chàng Tây háu đói bụng phệ. Bánh chưng rán để cạnh thịt đông, giò thủ mộc nhĩ xào để cạnh bát măng hầm chân giò tú ụ. Hình như người Việt dư dật tiền ở các thành phố lớn quanh năm miệt mài dưỡng sinh Yoga nín nhịn để rồi dồn sức cho tiêu hóa thật thăng hoa trong những ngày tết. Chiều muộn trừ tịch giao thừa là cỗ tất niên, rể Tây được trân trọng mời có mặt. Sáng mồng Một chúc tụng người trên ông bà bố mẹ là cỗ tân niên, rể Tây đương nhiên phải cung kính có mặt. Xâm xẩm tối muộn, anh chị em kiến giả nhất phận cả năm đang bận nhau vi chia không đều số đỏ bỗng vui ve đoàn viên ngồi xếp mâm bầy cỗ, rể Tây cố nhiên lại có mặt. Rồi trưa mồng Hai thì mời riêng họ nội, tối mồng Hai thì họ ngoại mời. Cả ngày mồng Ba triền miên cúng vậy, mồng Bốn cúng lặp lại triền miên. Mấy anh Tây bữa đầu cậy dạ dày to làm cả cái bánh chưng, đến hứa tiếp sau tuy dãi vẫn nhỏ ròng ròng nhìn đĩa nem nhưng đành “Tôi xin phép ba mẹ” ì ạch thở. Mồng Năm tưởng thoát, đang ngất ngư ngây ngất thì nhiều nhà đã làm hóa vàng. Người Việt vốn trọng khách nước ngoài, hơn nữa, cứ thấy Tây là thăng hoa yêu nước nên phải cho thằng rể ngoại quốc biết thế nào là ẩm thực của ngàn năm văn hiến. Vì thế chàng rể hiền cùng mấy bạn lơ ngơ đồng hương, người nào người nấy bụng óc ách những món tinh hoa nửa Âu nửa Á như gà quay, ngan hầm, hạnh nhân xào, súp lơ xào, canh măng lưỡi lợn, sốt vang bò cùng bóng thả miến thả.

Ăn no xong rồi, sau khi xin phép bố mẹ, chị vợ bắt anh chồng da trắng thỉnh thoảng có da mầu mặc quốc phục áo dài in hoa chứ thọ, đầu quấn khăn điều tung tăng đi du Xuân. Chàng ngây ngất nhìn phố rộng thưa vắng xe máy mưa giăng mờ mờ mấy ghế đá công viên thiêm thiếp mơ màng tím mầu chung thủy Việt, rạo rực ngoảnh sang vợ hôn đánh chụt một cái. Tấp nập xung quanh họ là nam thanh nữ tú vừa đi vừa xỉa răng, ai nấy phong độ đều beo béo tròn căng sung túc bóng nhẫy hạnh phúc. Trên đường tới vũ trường, lúc đi ngang qua mấy quán karaokê, gội đầu máy lạnh, mát xa nước nóng hỏng chàng Tây chạnh nhớ về cái thuở xa xăm ngây ngô sinh viên lần đầu tiên đến Hà Nội. Mấy quán này đều để cửa khép hờ, thấp thoáng trong đó còn sót lại dăm ba tiếp viên nữ người ngoại tỉnh chưa kịp về quê đang nghẹn ngào ngồi uống rượu tha hương buồn bã ngắm cành đào tết. Cái lành lạnh phủ quanh họ thật giống cái không khí truyện ngắn "Tối ba mươi" của văn sĩ Thạch Lam viết về hai nàng cô đơn kỹ nữ ở cái thời thối nát thực dân phong kiến. Chàng đã là sinh viên Tây chợt thở dài. Người vợ Việt âu yếm quay sang tò mò nhìn không hiểu. Có lẽ chị sẽ vĩnh viễn không hiểu được cái cảm xúc rưng rưng từ mưa phùn xuân đất Bắc khi nó làm khe khẽ gợn nhói trái tim của những chàng trai vì mưu sinh mà xa xứ. Tết Nguyên Đán ở ta được gọi là tết “nhất” theo nghĩa là cái tết quan trọng hàng đầu. Với các đàn ông Tây đang sống đang yêu trên đất Việt nó thực sự càng là một “năm bờ oăn” lễ hội. Ở những ngày này họ cũng chăm chỉ tự lau dọn cửa nhà, cũng háo hức đi chợ hoa mua đào rồi âm thầm chuẩn bị phong bì mừng tuổi. Lúc bỏ tiền vào đó, đôi khi họ cẩn thận hỏi ý kiến vợ.

Và nàng dịu dàng khuyên, nên đổi "đô" chẵn ra thành tiền Việt lẻ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Con cháu chúng ta đang rất thiệt thòi…

    02/02/2014Lê Hạnh (thực hiện)Cảm nhận của nhà văn, nhà văn hóa Băng Sơn – tác giả của rất nhiều cuốn sách viết về văn hóa, tục lệ ngày Tết, một người sống rất lâu năm ở Hà Nội sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi rất nhiều của Tết xưa và Tết nay. Nhiều điều đã mất đi mà không phải ai cũng nhận ra được…
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Bóc tờ lịch cuối năm

    01/01/2014Chử Văn LongBóc tờ lịch cuối năm lòng tự nhủ - Thế là thời gian lại bắt đầu một chu kỳ mới! Nhưng Thời gian là gì nhỉ? Một cuộn chỉ vô hình, đời này qua đời khác thao mãi không ngừng, khúc lành lặn trơn tru, đoạn rối bòng bong không sao tháo gỡ, cuối cùng, nào ai đã nắm được cái lõi chỉ kia để biết cuộc sống là gì mà con người say mê làm vậy!
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Tâm thế đại dương

    17/12/2010GS. Tương LaiĐứng trước biển nhưng không có cái tâm thế vươn ra biển mà lại dồn sức đắp đê để giữ lấy "tấc đất tấc vàng" của nghề trồng lúa nước, con trâu đi trước cái cày theo sau của cái nghiệp "nông vi bản". Đã từng đánh thắng những trận thủy chiến lớn nhưng vẫn không có nổi chiến thuyền tầm cỡ, không có thuyền buôn lớn vượt biển...
  • Mừng xuân Kỷ Sửu

    01/08/2009Người Việt Nam ta mỗi năm có may mắn được một dịp để cả dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể. Đó là ngày Tết - một ngày trọng đại có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, tạo nên sự đồng nhất về ý nghĩ và rung cảm của mọi người, trong một xúc cảm trang trọng, vừa mơ hồ, vừa thiêng liêng. Nhân dịp Tết Kỷ Sửu, Chungta.com xin trân trọng chia sẻ với độc giả những bài viết thể hiện chiêm nghiệm, suy tư, rung động của con người trước độ xuân về...
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Khoa học “Tết”

    23/01/2009Nguyễn Chính TâmCó lẽ vì tính tham gia với số lượng đông thành viên cộng đồng, mà “Tết” luôn được xem như một hiện tượng đầy thú vị cho giới nghiên cứu. Trên căn bản ngày Tết, hay thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một quy ước mang tính định chế, quy ước này lại có thể dẫn giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Một giấc Xuân

    22/01/2009Lữ Ân – Hoàng HuyNhiều khi Tết bắt đầu bằng những điều đơn sơ của ngày thường được nâng cấp lên một chút. Nửa đêm về sáng, mùi cà phê bay vào tận nơi tôi ngủ, dậy mùi thơm lừng. Cà phê thì ngày nào ba chẳng dậy sớm để nấu nước pha một phin để uống. Nhưng hôm nay nó là mùi cà phê Moka của tiệm Đồng Xương, một tiệm cà phê lâu đời ở gần ngã tư Phú Nhuận.
  • Mong cho hết Tết

    29/01/2009Thùy ThanhNhớ nhà, nhớ người thân, nhớ món bánh chưng ở quê nhà chính là tâm trạng chung của những người ăn Tết xa quê. Không phải họ không muốn về nhà mà chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép họ về trong những ngày Tết đến.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Ông đồ và lão say

    15/01/2009Trang NgọcTheo chuyện kể, năm nào họa sĩ Bùi Xuân Phái cũng vẽ tranh Xuân theo con vật hàng năm. Nhưng riêng năm con rắn thì chẳng khi nào ông họa. Không biết có chuyện gì không hay vì ông ghét con rắn hoặc thấy nó chẳng có góc cạnh gì để thể hiện niềm vui của mình.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Sức mạnh của thế giới ảo

    31/10/2008PVPhát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn có một thế giới khác vô cùng quan trọng, nơi đó chúng ta không sống mà là chúng ta tồn tại nhưng lại có một sức mạnh và tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm: thế giới ảo.
  • Một câu trả lời dễ dàng liệu có đáng tin tưởng?

    17/09/2008Tú TrinhSự phân cấp căn bản thì người ta đã nói rồi: Mù vi tính là… mù chữ. Trẻ con bây giờ cũng đã học vi tính. Nhưng dù Internet có kỳ diệu đến đâu thì đối với từng cá nhân, cái yếu tố quyết định vẫn là sự thông minh và sự sáng tạo của chính anh ta chứ không phải sự tinh xảo của cái… máy tính.
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Thích buộc mình vào mảnh đất... trời Tây

    11/11/2003Cao Xuân HạoNgười Do Thái bị Trời đày lưu lạc ở nước ngoài cố tích luỹ lấy một tài sản lớn rồi tìm hết cách để trở về Cõi Đất Hứa khô cằn của mình. Người Việt Nam được Trời đãi một cõi rừng vàng bể bạc mà vẫn cố phát mãi tài sản đi để tìm hết cách ra sống ở nước ngoài.
  • xem toàn bộ