Mong cho hết Tết

05:29 CH @ Thứ Năm - 29 Tháng Giêng, 2009

Nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ món bánh chưng ở quê nhà chính là tâm trạng chung của những người ăn Tết xa quê. Không phải họ không muốn về nhà mà chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép họ về trong những ngày Tết đến. Họ chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được quây quần cùng gia đình ngồi bên cạnh nồi bánh chưng, hay không cùng gia đình đón giao thừa trong đêm 30 Tết…

Làm để quên tết

“Quây quần bên người thân đón tết thật vui vẻ. hanh phúc" đó là mong muốn nhỏ nhoi của Thủy - quê Thanh Hóa. Thủy ra trường cách đây vài tháng nhưng không xịn được công việc đúng chuyên ngành Xã hội học mà cô theo đuổi 4 năm. Cô đành làm nhân viên kinh doanh cho Công ty Sở hữu Từ tuệ với mức lương cơ bán là 1 triệu/tháng. Dù số tiền này không đủ trang trải cho cuộc sống nhưng về thương cha me nên khi ra trường cô không nhận tiền ở quê gửi vào nữa. Thủy xoay sở mượn đỡ tiền mấy đứa ban rồi đi làm gom góp trả sau. Nhưng làm hoài mà vẫn chưa trả được đồng nào. Cũng chính vì lý do đó mà khi hỏl đến tết này có về nhà không, Thủy buồn bã lắc đầu: “Về rồi tiền đâu trả nợ. Về mà không có quà tết biếu bố mẹ, họ hàng thì ngại lắm!". Tết này cô quyết định xuống Củ Chi ăn tết với người dì một năm rồi sau đó tính tiếp.

Không phải ai cũng may mắn được ở gần gia định từ nhỏ đen lớn. Mỗi lúc khó khăn hay gặp chuyên gì buồn phiền thì người thân chính là chỗ dựa vững chắc để vươn lên. Có rất nhiều người phải xa nhà để đi học, đi làm. Họ muốn về thăm nhà cũng khó về nhà xa quá, về không có… tiền hoặc về một lý do khác!

Thế nhưng so với nhiều người cùng cảnh ngộ, Thủ vẫn còn may mắn chán. Nhiều người một thân một mình, chẳng có họ hàng, bạn bè bên cạnh. Ngày tết của họ là những việc làm thêm vừa kiếm được tiền vừa vơi đi nỗi nhớ nhà. Điển hình là Thành quê Nghệ An, hiện đang theo học trường Đại học Công Nghiệp 4 Tp. HCM cho biết, năm nay không về quê ăn tết được vì một lý do rất thật “không có tiền”. Thành kể: "Tết đến vé xe tăng từ 40 -50% làm sao đủ tiền mà về. Với lại mỗi lần về thế tốn rất nhiều tiền của gia đình, có khi lên tới bạc triệu. Số tiền đó nếu dành dụm năm sau đi học thì đỡ biết bao nhiêu”.

Thành chấp nhận xa gia đình vào miền Nam học vì thi ở ngoài đó không đậu nguyện vọng 1 nên vào trường trong này theo học nguyện vọng 2. Thành còn cho biết thêm, mỗi lần tết đến thấy bạn bè rục rịch mua vé tàu, xe, chuẩn bị quần áo, quà cáp xếp vào vali mà thấy tủi thân. Để lấp đi nỗi buồn, Thành đi làm thêm cho các siêu thị, cửa hàng về tết là thời gian có nhiều công việc thời vụ. Nhờ vậy, Thành vừa kiếm thêm tiền trang trải cho việc học vừa tiết kiệm được tiền cho gia đình. Điều quan trọng, công việc giúp Thành với đi nhớ nhà, nhớ người thân…

Thương nhất là những bạn sinh viên ở các tỉnh xa như: Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng… vào Sài Gòn học. Vì điều kiện gia đình quá khó khăn, họ không thể về quê đón tết được. Cứ nhớ đến thời tiết se lạnh ở ngoài Bắc mỗi khi cùng bạn bè đi chơi hay đến chúc tết nhà thầy cô, họ lại rơi nước mắt.

Sao tết dài quá?

Công nhân, người đi làm xa nhà lo cho cuộc sống gia đình cũng là những người đồng cảnh ngộ. Chị Phương - quê Hải Phòng, công nhân xí nghiệp Thanh Bình (Q. Gò Vấp, Tp. HCM), mong cô ngày tết về sum họp cùng gia đình. Công việc của chị ngày nào cũng bắt đầu từ sáng sớm cho đến tối, nhiều hôm tăng ca hơn 9 giờ đêm mới về đến phòng trọ. Chị làm gần một năm nhưng đồng lương công nhân ba cọc ba đồng, chi trả tiền nhà trọ và sinh hoạt hằng tháng còn phải tính đi tính lại huống chi là tiền về tết. Đã vậy, thời gian đi đi về về cũng mất 4 - 5 ngày thì còn thời gian đâu mà ăn tết cùng xa đình nữa trong khi công ty chỉ cho nghỉ có từng ấy ngày. Suy tính mãi, cuối cùng chị cũng quyết định ở lại đón tết cùng những người trong khu nhà trọ. Để cha mẹ ở quê khỏi lo nghĩ cô gọi điện về nhà với lý do công ty cho nghỉ ít quá nên không về được. Đó không chỉ là tâm sự của riêng chị mà nhiều công nhân khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự.

Vời tính cách khá manh mẽ, Nga làm chung xí nghiệp với chị Phương muốn ở lại miền Nam cho biết tết trong này khác tết ngoài Bắc như thế nào. Cô cùng một người trong khu nhà trọ tổ chức đón tết, mua một ít bánh mứt, hạt dưa và bánh chưng để có không khí tết. Bánh kạo của ngày tết thì không thiếu, người trong khu nhà trọ ở lại đón tết cũng nhiều nhưng sao trong lòng Nga vẫn thấy thiếu thiếu. Đêm giao thừa mà sao thấy buồn não lòng, nghe tiếng pháo hoa mà trong lòng muốn khóc. Chị không được nhận bao lì xì của mẹ cũng không được chúc mọi người trong gia đình những câu chúc quen thuộc. Chị thấy tủi thân! Đến mồng 1, mồng 2, mồng 3 tết thấy mọi người rủ nhau đi chơi với bạn bè, gia đình, người yêu tập nập ở ngoài đường thật vui vẻ, hanh phúc, còn mình lại thui thủi ở trong nhà, hết ngủ rồi đến ăn. Với Nga, 3 ngày tết sao mà dài thế, lâu thế. Nga cứ mong cho thời gian trôi nhanh để trở lại công việc thường ngày, nỗi nhớ nhà cũng vơi đi. Hết tết thì mọi thứ sẽ trở về như cũ.

Khác vời Nga, một số công nhân khu nhà trọ 27/5, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, ở lại đón tết cùng chủ trọ. Hầu hết, họ là công nhân khu chế xuất Tân Thuận, vì hoàn cảnh gia đình nên không về quê ăn tết. Ông Hương (chủ trọ) tâm sự: "Đa số công nhân ở đây là người đi làm xa quê. Chính vì vậy, nhà trọ phải là ngôi nhà khiến họ an tâm lúc đi làm cũng như khi nghỉ ngơi”. Thông cảm với hoàn cảnh của anh chị em công nhân nên khi tết đến ông biếu cho mỗi người một món quà nhỏ: nửa ký đường, một gói bột ngọt và hộp bánh mứt gọi là quà tết cho mọi người vui. Mặc dù họ không về nhà ngày tết nhưng thấy tấm lòng của ông Hương mọi người cũng được an ủi phần nào. Ngoài ra khu nhà trọ này được phong là khu nhà trọ văn hóa nên được hiệp hội các khu công nghiệp và nhà sách Fahasa trao tặng hơn 400 quyển sách và 2 tivi để cho công nhân giải trí. Nhờ vậy, tâm trạng của chị em công nhân khuây khỏa hơn trong những ngày tết.

Cũng như bao nhiêu người khác, anh Dũng, thợ phụ hồ ở Q.7, tết năm rồi có về quê nhưng năm nay anh ăn tết trong này vì về nhà tốn kém quá. Số tiền về xe anh dành dụm gởi về cho con đi học. Năm nay anh sẽ đến nhà người quen ăn tết nhưng có lẽ khi nhìn thấy cảnh gia đình nhà người ta sum họp, quây quần bên nhau thì lòng anh sao tránh khỏi nhớ vợ, nhớ con. Anh cũng như bao nhiêu người gặp khó khăn khác chỉ mong cho tết qua thật mau để trở lại với sự lo toan của công việc thường ngày.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Khoa học “Tết”

    23/01/2009Nguyễn Chính TâmCó lẽ vì tính tham gia với số lượng đông thành viên cộng đồng, mà “Tết” luôn được xem như một hiện tượng đầy thú vị cho giới nghiên cứu. Trên căn bản ngày Tết, hay thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới chỉ là một quy ước mang tính định chế, quy ước này lại có thể dẫn giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
  • Tết tây – tình ta

    19/01/2009Lê Minh HàÐêm, xuống xe sau một ngày tự hành mình trên xa lộ để có một buổi ăn tết cùng bè bạn, tê người trước cơn gió lạnh thốc thẳng mặt, cái lạnh khô, buốt, không có ở quê mình. Quê mình ngày này chắc đã rét đậm rồi.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • xem toàn bộ