Sức mạnh của thế giới ảo
Phát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn có một thế giới khác vô cùng quan trọng, nơi đó chúng ta không sống mà là chúng ta tồn tại nhưng lại có một sức mạnh và tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm: thế giới ảo.
Thế giới ảo - nơi thể hiện cái tôi
Khi thế giới thật ngày càng trở nên nhỏ bé và khó có thể khẳng định được mình, người ta bắt đầu tìm đến một nơi rộng lớn hơn, nơi đó chẳng cần biết con người thật của ta là ai, mà chỉ cần biết có ta trên cõi đời này. Nơi đó là một góc riêng, một nơi để bày tỏ quan điểm, để viết những gì mình thích, đưa lên những gì mình quan tâm, đó chính là thế giới ảo, thế giới blog đang nở rộ và ngày càng phát triển lớn mạnh, như nấm mọc sau mưa.
Cũng như mọi mặt của cuộc sống, thế giới ảo cũng có những mặt tốt và mặt xấu của nó, cùng song song và tồn tại. Về mặt tích cực, blog là một xu thế tất yếu của cuộc sống số, góp phần không nhỏ vào việc thỏa mãn thông tin và giao lưu và giao lưu hàng ngày của một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Một blog có chụp bức hình một bé gái một tuổi người Palestine thiệt mạng sau trận bom của Israel và chỉ sau 3 ngày số lượng vào bình luận lên đến hơn 6.000 người, một con số mà rất nhiều tờ báo mơ ước. Điều này cho thấy sức mạnh, tầm ảnh hưởng và tốc độ phát tán thông tin của thế giới ảo nhanh chóng và lớn mạnh như thế nào.
Giới blogger đến giờ vẫn còn nhớ tới chàng trai bị bệnh máu trắng đã qua đời Trần Tuyên. Cho dù anh không còn nữa, nhưng blog của anh vẫn được nhiều người ghé thăm và viết lại những dòng lưu niệm từ chính trái tim mình dành cho những gì mà chàng trai dũng cảm 25 tuổi đó đã làm và những mơ ước còn dang dở. Không chỉ có Trần Tuyên, rất nhiều blog khác với những phong trào cổ động tình nguyện, giúp đỡ đồng bào thiên tai hoạn nạn cũng được nhiều người chú ý và cổ vũ. Đặc biệt rất nhiều thanh niên nhanh nhạy đã sớm biến thế giới blog của mình thành nơi kinh doanh ý tưởng, một ý tưởng độc đáo nhưng rất hiệu quả.
Trên thế giới ảo của blog và website cá nhân, mọi người đều tự coi mình là một nàh báo, người cung cấp thông tin và là noi thể hiện chính mình. Để blog của mình trở nên nổi tiếng, không ít blogger đã chọn cách đi theo mặt trái của xã hội với những blog bẩn. Và một điều thật trớ trêu nhiều blog khi trở thành blog “bẩn”lại được lượng người truy cập rầm rộ tạo nên một vấn nạn trong thế giới ảo, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa, giải trí của những con người thật ngoài đời. Từ những thông tin không chính xác, sai lệch hay những bộ phim sex, tranh ảnh khiêu dâm. Không chỉ có vậy, nhiều cô gái muốn khẳng định cá tính, cái tôi của mình bằng cách tung chính một số hình “mát mẻ “ của họ nên mạng. Và tất nhiên sau hành động nông nổi đó, hậu quả họ lĩnh được ngoài sự “nổi tiếng” khi blog được được nhiều người truy cập, cũng không ít lời chê bai và sự khủng hoảng khi những thông tin về những tấm hình đó vượt ra thế giới ảo dội trở lại với đời thật.
Thế giới ảo vô cùng rộng lớn, và mặt trái của nó cũng có thể tránh khỏi. Còn hiểm họa của nó cũng không ai có thể dự đoán trước hậu quả sẽ như thế nào. Có những việc làm trong thế giới ảo nhưng lại gây tác động đến thế giới thật, những con người thật. Và cho dù những gì diễn ra trong đó đều do cong người thật điều khiển, chính vì vậy hệ lụy của nó đến cuộc sống ngoài đời thật vô cùng to lớn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005