Ông đồ và lão say

04:27 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Giêng, 2009

Theo chuyện kể, năm nào họa sĩ Bùi Xuân Phái cũng vẽ tranh Xuân theo con vật hàng năm. Nhưng riêng năm con rắn thì chẳng khi nào ông họa. Không biết có chuyện gì không hay vì ông ghét con rắn hoặc thấy nó chẳng có góc cạnh gì để thể hiện niềm vui của mình.

Đáng chú ý là, chuyện ông Phái thường phải gán tranh để đổi lấy bữa ăn là có thật. Người đời thêu dệt nhiều giai thoại nhưng trong quan hệ giao lưu với bạn bè và các nghệ sĩ trong giới thì ông giản dị, phúc hậu và được nhiều người yêu mến.

Ngoài hai mảng lớn trong sự nghiệp hội họa của mình về PhốChèo, ông còn thường xuyên vẽ tranh Xuân, tranh Tết hàng năm đề tặng bạn bè. Ai gợi ý thì ông vẽ thêm cho vui. Trong các bộ sưu tập của nhiều người thì nổi bật lên nhất là hình tượng ông Đồ của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Có thể nói là năm nào ông cũng vẽ ông Đồ đề tặng bạn với nhiều bố cục khác nhau và chủ đề khá phong phú. Nguyên do là từ năm 1957, cảm xúc với nỗi buồn man mác của bài thơ "Ông Đồ" (Vũ Đình Liên) mà ông thường xuyên, hằng năm đều vẽ ông Đồ. Mỗi bức tranh ông Đồcủa Bùi Xuân Phái đều thể hiện tấm lòng nhân hậu kèm theo lời của tác giả đề tặng bạn.

Mỗi năm, ông Đồ của họa sĩ bùi Xuân Phái với cái tên khác nhau với những chủ đề rất tâm trạng như Ông Đồ, Đắt khách, Ông Đồ ế hàng, Ông Đồ say...

Thậm chí, nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu kể rằng, cứ Tết đến là họa sĩ Bùi Xuân Phái đều chiều ý ông vẽ cả tranh áp phích chúc mừng năm mới để tặng lại gia đình.

Riêng tranh Tết ông Đồthì họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ nhiều hơn cả. Đến nỗi, có những bức tranh đã tác động gợi thêm ý thơ cho cụ Đồ Vũ Đình Liên nảy sinh thêm tứ thơ. Đã có bài thơ "Ngắm tranh ông Đồ của Bùi Xuân Phái" mà thi sĩ Vũ Đình Liên cảm tác:

Thanh sắc chưa phai màu lệ cũ
Ảnh hình thêm đệm mối thương xưa
Hỏi người nghiên bút ngàn năm ấy
Khối hận nay giờ đã nhẹ chưa ?

Tranh Ông Đồ say của Bùi Xuân Phái với hình ảnh ông Đồ say lúy túy, thả hồn bay bổng, dáng điệu không ra nằm không ra ngồi hình như không còn lưu bản được nhưng tranh Lão say mà ông vẽ tặng nhà thơ nổi tiếng Trần Lê Văn năm 1975 thì còn giữ được. Lúc vẽ Lão say, chính Bùi Xuân Phái cũng đang say. Có lẽ Lão say cũng là sản phẩm của một thời ông làm việc trên sân khấu chèo cùng thời với nhà thơ Trần Huyền Trân bên cạnh bức Hề chèo mà ông vẽ tặng Trần Huyền Trân ngày đó. Theo gợi ý của nhà thơ Trần Lê Văn vào chiều ba mươi tết Ất Mão. Nhà thơ Trần Lê Văn nói với họa sĩ:
- Nếu ông hứng bút thì ông vẽ Lão say trong lúc say. Ông vui vì vẽ. Tôi vui vì được tranh vẽ của ông.

Hoạ sĩ cười gật đầu:
- Ý ông hay đấy! Lão say vẫn ở trong tôi. Vảy bút là lão hiện ra khó gì.

Vậy là bức tranh xuân Lão say xuất hiện ra dưới bàn tay gầy guộc, run rẩy với những cảm xúc xuân hân hoan pha những nét hoạt kê dân gian rất lý thú.

Có lẽ đây là bức tranh Lão say của Bùi Xuân Phái còn sót lại hiếm hoi ở gia đình nhà thơ Trần Lê Văn.

Có thể xếp Lão say vào mảng tranh chèo độc đáo của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Tranh Phố của Bùi Xuân Phái thật hiếm người mà ở đó là nỗi niềm trắc ẩn trong tâm hồn nghệ sĩ. Mảng tranh chèo và tranh Tết của ông lại chủ yếu là người với nhiều tâm trạng đời thường và những niềm vui ẩn sâu tinh tế hơn cả.

Đặc biệt tranh Tết của Bùi Xuân Phái mang phong cách dân gian cùng với những là mảng màu thắm và đường nét thanh thoát phảng phất chất hoạt kê phong vị sân đình. Ông đã vận dụng được ngôn ngữ hội họa dân gian dưới một đường nét phác họa hình tượng khá ấn tượng. Do vậy bức tranh Tết của ông ngắm đi ngắm lại vẫn thấy thổn thức một điều gì đó trong con tim.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn