Thời đại tốc độ

09:21 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Hai, 2007

Trong thời đại ngày nay, nếu chậm một bước, chúng ta không chỉ mất cơ hội của bước đó mà còn có khả năng mất thêm các cơ hội tiếp sau nữa. Những cơ hội đó có khi còn lớn hơn rất nhiều so với những mất mát có thể xảy ra do chúng ta phải quyết định nhanh.

Trong thời đại công nghệ thông tin, việc rút ngắn được thời gian là một yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp. Ngày hôm nay việc phải chọn lựa giữa hai yếu tố nhanh và tiết kiệm thì gần như yếu tố nhanh đang thắng thế.

Ngày hôm nay có lẽ điều quan trọng không phải là ai làm ra sản phẩm trước mà là cách thức làm như thế nào.

Trong kỷ nguyên thông tin của thế kỷ XXI, khi toàn cầu hóa diễn ra ngày càngsâu rộng và mạnh mẽ trong một thế giới mà những rào cản thương mại đang dần được tháo bỏ, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đang như ngắn lại hay nhu Thomas L. Friedman ví von là đã trở nên ngày càng "phẳng" hơn. Chính trong thời đại này, tốc độ tăng trưởng, phát triền đã trớ thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp và các quốc gia. Chính tốc độ phát triển là vũ ích í mà nhờ nó các doanh nghiệp non trẻ, sinh sau đẻ muộn có cơ hội đuổi kịp và qua mặt các doanh nghiệp với lịch sử cả trăm năm. Như trường hợp của Microsoft - một Công ty nếu so về bề dày thì còn lâu mới bằng những đại gia như General Electric, Ford hay Toyota. Chỉ sau chưa đầy 30 năm Bill Gates đã đưa đế chế Microsoft lên ngôi vị số một và bản thân ông trở thành người giàu nhất hành tinh. Hay như hai chàng trai Lary Page và Sergey Brin bắt đầu sự nghiệp với trang web tìm kiếm Google tại một garage cũ chỉ cách đây tám năm, nhưng hiện nay Google đã trở thành đại gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hay một câu chuyện khác gần với chúng ta hơn trong lĩnh vực sản xuất tivi. Cách đây chỉ vài năm tên tuổi của Samsung không là gì so với Sony. Sony lúc đó đang chiếm ngôi đầu bảng với phát minh bóng đèn hình phẳng. Rồi công nghệ LCD ra đời những nhận định sai về sự phát triển của dòng tivi LCD nên Sony vẫn tiếp tục say sưa trong ánh hào quang chiến thắng của dòng tivi màn hình phẳng Trinitron. Trong khi đó, Samsung lặng lẽ nghiên cứu phát triển dòng tivi LCD nhằm đón đầu tương lai. Đến khi Sony giật mình nhìn lại thì họ đã bị Samsung bỏ quá xa trong lĩnh vực tivi LCD. Để không bị loại ra khỏi thị trường này, Sony đành kết hợp với Samsung sản xuất màn hình cho dòng ti vi LCD Bravia của họ. Thếnhưng, trong khi Sony mớichỉ có được một dòng sản phẩm thì Samsung đã kịp trình làng ba dòng sản phẩm trong thời gian chưa đến nửa năm. Quả là tốc độ phát triển sản phẩm đáng kinh ngạc. Nhớ lại, Samsung không phải là người đầu tiên trình diễn công nghệ tivi LCD, nhưng bằng định hướng đúng cộng với tốc độ phát triển ngoạn mục Samsung đã bứt phá để trở thành một trong những nhà sản xuất tivi LCD hàng đầu thế giới. Ngày hôm nay có lẽ điều quan trọng không phải là ai làm ra sản phẩm trước mà là cách thức làm như thế nào. Ở Việt Nam, vài năm trước đây khi nói đến bánh trung thu là ta nghĩ ngay đến Đồng Khánh.Chẳng phải thế mà có tờ báo đã tổng kết có đến gần 20 nhãn hiệu khác nhau có liên quan đến cái tên Đồng Khánh. Thế nhưng gần đây, thị trường bánh trung thu đã phải nhường cho tên tuổi mới nổi: Kinh Đô. Chính Kinh Đô đã đưa ra những tiêu chuẩn mới về kiểu dáng, bao bì, cách thức đóng gói và cách thúc quảng bá thương hiệu cho bánh trung thu truyền thống. Trong khi bánh trung thu của rất nhiều cơ sở vẫn được làm theo kiêu thủ công thì Kinh Đô đã áp dụng quy trình sản xuất công nghiệp. Các cơ sở khác chỉ mới quảng cáo bằng các băng rôn treo tại quầy hàng hay trên mặt báo thì Kinh Đô đã chạy các phim quảng cáo sóng truyền hình...Quả là một cuộc tấn công tổng lực đề thu ngắn thời gian và khoảng cách.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp phải có một chiến lược với tầm nhìn xa và chấp nhận những khoản đầu tu không nhỏ. Là những người đi sau, cần phải có một cách tiếp cận khác và đi nhanh hơn người bình thường mới có cơ may thu hẹp khoảng cách và có cơ hội vượt lên.Nếu chỉ đi bằng với tốc độ của người đi trước, làm giống những gì người khác đã làm, không có sự đổi mới, sáng tạo thì rất khó có cơ hội đuổi kịp chứ đừng nói đến chuyện vượt qua. Một trong những đặc điểm của các Công ty có tốc độ tăng trưởng cao là sở hữu được một đội ngũ những con người có khả năng xử lý nhiều công việc một lúc và tốc độ cao.Trong thời đại công nghệ thông tin, việc rút ngắn được thời gian là một yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp. Ngày hôm nay việc phải chọn lựa giữa hai yếu tố nhanh và tiết kiệm thì gần như yếu tố nhanh đang thắng thế. Cùng nghiên cứu triển khai một sản phẩm mới, nếu một công ty phải mất 6 tháng với một mức chi phí thấp hơn chưa chắc đã bằng một doanh nghiệp chỉ mất 3 tháng với chi phí cao hơn. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế do việc ra đời sớm hơn có thể mang lại đú súc bù đắp khoản chi phí tăng thêm, còn là việc nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đẩy các doanh nghiệp khác vào thế phải rượt đuổi.

Tất nhiên để thực hiện được những điều trên, các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân sự trẻ và chuyên nghiệp. Trẻ ở đây không chỉ là về tuổi tác mà là sức trẻ trong tư duy, trong tiếp cận cái mới , trong việc tận dụng các cơ hội kinh doanh. Để phát triển, Công ty cần có những bộ óc, những tư duy trẻ .Nếu Giám đốctrẻ tuổi nhưng không duy trì được mức tăng trưởng nhu mong muốn thì cũng sẽ phải nhường chỗ cho những người khác. Cũng cần nói thêm, việc thay đổi môi trường mới cũng là chất xúc tác thúc đẩy con người suy nghĩ, sáng tạo và phát triển nâng tầm. Hay nói cách khác, một người dù sung sức, giỏi giang nhưng nếu cứ làm mãi một công việc, ở mãi một chỗ chắc chắn theo thời gian sẽ dễ đi vào lối mòn trong suy nghĩ và hành động. Chính vì thế mà ớ các tập đoàn đa quốc gia, ở các vị trí chú chất luôn có chính sách nhiệm kỳ, luân chuyển giữa các địa bàn hay các công việc khác nhau. Trên bình diện quốc gia cũng vậy, Tổng thống hay Thủ tướng đều có giới hạn số năm làm việc.

Quả thực để có được mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp rất cần những bộ óc trẻ với tu duy mới đầy sáng tạo. Chính những con người này sẽ làm Công ty luôn phát triển lao về phía trước và đạt được những kỳ tích mớitrong tương lai. Phát hiện, ươm mầm hay thu hút, bồi dưỡng tất nhiên là việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục, tuy nhiên một việc không kém phần quan trọng khác là cần làm thế nào để luôn duy trì được tính " mới" trong cách suy nghĩ và hành động của cả bộ máy, nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất. Ở tầm vĩ mô cũng vậy, cần có những bộ óc với tư tưởng cách tân, những con người với tư duy chiến lược sắc bén. Trong thời đại ngày nay, nếu chậm một bước, chúng ta không chỉ mất cơ hội của bước đó mà còn có khả năng mất thêm các cơ hội tiếp sau nữa .Những cơ hội đó có khi còn lớn hơn rất nhiều so với những mất mát có thể xảy ra do chúng ta phái quyết định nhanh.

Đến đây tôi chợt nhớ đến câu tục ngữ của một nước châu Phi về loài linh dương và sư tử được nhắc đến trong cuốn Thế giới phẳngcủa Friedman. Mỗi sáng thức dậy, con linh dương đều nghĩ rằng mình sẽ phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, mới có cơ hội tồn tại trong ngày hôm đó, còn con sư tử lại nghĩ rằng nó cần phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất mới không bị chết đói. Kết luận, không cần biết mình là linh dương hay sư tử, chi biết rằng chúng ta phải chạy nhanh nhất, chúng ta sẽ là người chiến thắng. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, tận dụng được cơ hội do WTO mang lại, cộng với một chút may mắn thì vị trí thứXVIIcủa Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới vào năm 2025 theo dự báo của Tổ chức Tài chính Goldman Sachs không phải là chuyện không thể thực hiện được.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Thế giới ảo xâm lấn truyền thống kiểu cũ

    13/12/2006Thụy KhaCơn lốc thế giới ảo với blog, chia sẻ video, hình ảnh... đã cuốn theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới...
  • Thế giới không… phẳng!

    16/10/2006Đỗ Hồng NgọcThomasFriedman, tác giả Thế giới phẳng hẳn là một người lãng mạn! Ông nhìn ra một thế giới...phẳng, một thế giới đại đồng, nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại đã xóa bỏ biên cương, gom loài người lại thành một... cục toàn cầu hóa, thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, nên dù trái đất tròn, mà thế giới cứ phẳng nhờ kích thước nhỏ bé của mình. Lạ lùng thay, con người trong thế giới phẳng nhỏ bé này tưởng như sẽ gần nhau gang tấc mà hóa ra xa cách ngàn trùng!
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Một thế giới chìm trong Internet

    19/08/2006Thiên Ý (Theo CNN)"Chỉ vài năm nữa thôi, Internet sẽ làm đảo lộn mọi công việc kinh doanh. Hoặc bạn hãy chuẩn bị đối phó - hoặc là chết".
  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • 80/20 Quy luật vàng của mọi thời đại

    09/09/2005Trung DũngVào một lúc nào đấy trong cuộc sống, chúng ta sẽ biết qua quy luật 80/20. Khá đơn giản, vì quy luật này nói lên rằng với 20% nỗ lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Có thể bạn đã biết đến quy luật này dưới cái tên “Quy luật Pareto” hay “Quy luật nỗ lực tối thiểu”. Tôi dám chắc với bạn rằng, đây là một khái niệm tiềm ẩn bên trong nó nguồn sức mạnh to lớn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ định hướng được thời gian và sức lực của mình vào những việc có thể mang lại kết quả khả quan nhất...
  • Animatrix - Trong thế giới Ma Trận

    03/08/2005Đi cùng với cuộc tấn công của “binh đoàn Ma Trận” bao gồm hai tập phim The Matrix Reloaded, The Matrix Revolutions, trò chơi điện tử Đột Nhập Ma trận, bộ phim hoạt hình Animatrix góp phần khẳng định dấu ấn Ma Trận trong năm 2003...
  • Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin

    30/11/2006Khi đọc cái gì, cũng không nên quá để ý đến chuyện tác giả "thực sự nghĩ gì", mà cần quan tâm chủ yếu đến cái thông tin mình đọc được hay thu nhận được, sao cho mình có thể khai thác tối đa từ đó để rồi vận dụng. Tôi cho rằng, thế giới xung quanh là một "thế giới của thông tin", thậm chí là thông tin ngẫu nhiên, vấn đề là mình lấy nó thế nào...
  • Chúng ta không nhìn, mà tưởng tượng thế giới

    26/07/2005Thuận An (theo ABC)Những hình ảnh mà bạn nhìn thấy mấy phần thực, mấy phần hư? Các nhà khoa học khi quan sát não chồn sương - với cấu trúc gần giống não người - đã phát hiện 80% những gì con người biết về thế giới là do hình dung.
  • Internet thay đổi thế giới kinh doanh một lần nữa...

    28/07/2004Khủng hoảng "dot-com" là một bi kịch không ai muốn, nhưng sự phát triển của TMĐT quả là một mối đe doạ đối với các nhà kinh doanh thuộc hầu hết các lĩnh vực, bởi khả năng cạnh tranh rất mạnh của nó. Mối đe doạ đó lại đang nổi lên một lần nữa, với tiềm năng lớn hơn rất nhiều so với lần trước...
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • Các nguồn lực trong thời đại mới.

    14/08/2003GS. Vũ Văn Tảo nguyên là Vụ trưởng- trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân. Hiện nay đã nghỉ hưu nhưng Giáo sư vẫn còn rất nhiều nhiệt huyết với công cuộc cải cách giáo dục nước nhà. Giáo sư vẫn đi giảng dạy về cách dạy-cách học và quản lý giáo dục theo lời mời của nhiều trường đại học và các CLB.
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ