Vài cảm nhận về thời đại
Thế giới ngày càng trở nên động hơn đến mức “mọi thứ đều có thể”.Có thể cái tiến bộ ngày hôm qua hôm nay đã không còn thích hợp nữa và ngày mai trở nên lạc hậu. Trong phương diện tri thức, những hệ thuyết mới liên tục ra đời để hoàn thiện và thay thế các hệ thuyết cũ, và qua đó mở rộng kho tàng tri thức nhân loại. Trong phương diện kinh tế và xã hội, mỗi phương thức tổ chức đời sống kinh tế - xã hội đều có những ưu, nhược điểm nhất định, và vì vậy sự thịnh suy của mỗi phương thức được quyết định bằng khả năng thích nghi của chúng trước những biến chuyển của thời cuộc. Lý thuyết về các hệ phức hợp (complexities) chỉ ra rằng không tồn tại
Cần phải có một “bậc tự do” và độ linh hoạt nhất định để tạo ra không gian cho việc học tập, rút kinh nghiệm thông qua những thử nghiệm đổi mới tư duy và chính sách. |
Không thể lãng quên những phần tử mịn hơn, động hơn của thế giới vi mô. Mịn hơn và động hơn là một đặc trưng lớn không chỉ của khoa học tự nhiên mà cũng là của khoa học xã hội nữa. Đáng tiếc là ở Việt Nam, mỗi khi nói tới hai chữ “khoa học” thì người ta lập tức nghĩ ngay tới khoa học tự nhiên và công nghệ mà quên bẵng khoa học xã hội, vốn là cơ sở cho sự phát triển tri thức về con người và về xã hội loài người.
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đồng thời với sự phân cực của thế giới. Sau chiến tranh lạnh, thế giới đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại vì lợi ích chung của các quốc gia. Và một cách tất yếu, thế giới cũng đang trong quá trình chuyển tiếp từ một thế giới tựa lưỡng cực (quasi bipolar) sang đa cực. Những thành tựu của công nghệ thông tin và truyềnMột khi thế giới còn bị thống trị bởi những tư tưởng đại loại như “hoặc là bạn hoặc là kẻ thù của nước Mỹ” thì không bao giờ có hòa bình và thịnh vượng trong thế giới này. |
Sự hình thành một nền văn hóa và tri thức toàn cầu. Trong tiến trình này, mỗi quốc gia có cơ hội tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa và tri thức của mình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cần có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa, coi đó là đóng góp to lớn cho kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Nói một cách ngắn gọn: “hòa nhưng không đồng” nên được coi là phương châm của hội nhập.
Hình ảnh của người “công dân toàn cầu” sẽ như thế nào?
Điều cơ bản đầu tiên là họ phải là chính mình trước khi họ tích hợp các yếu tố tích cực của các nền văn hóa khác. Họ là những người có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một trong các ngoại ngữ chính: Anh, Trung và Pháp. Họ liên tục cập nhật những tri thức mới của nhân loại, coi đó là một hoạt động tự giác và quá trình khám phá năng lực của bản thân. Họ là những người có một cái nhìn toàn cầu với ý thức rằng họ là không chỉ là người dân của một quốc gia cá biệt, mà họ còn là công dân của một thế giới rộng lớn hơn nhiều. Với cách nhìn nhận này, họ dễ tiếp thu và cởi mở hơn với những điều mới lạ. Hơn thế, họ cũng ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng lớn hơn này.
Nói tóm lại, những người công dân toàn cầu này có khả năng tư duy và nói bằng thứ “ngôn ngữ” của toàn cầu, nhưng với “sắc điệu” của riêng họ.
Sự phát triển của con người và của cộng đồng được đo lường bằng mức độ tự do một cách toàn diện của con người. Và trong quá trình hướng tới mục đích này, những giá trị về dân chủ và thị trường đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loại. |
Thế giới sẽ đi về đâu? Có lẽ sẽ không thể có câu trả lời đích xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thế giới và xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại thì dường như toàn thể loài người không phân biệt khu vực địa lý, màu da, tiếng nói đều đang tiến về một hướng đích chung, đó là phấn đấu cho sự phát triển của con người và của cộng đồng, mà theo Amartya Sen, giáo sư được giải Nobel của trường Trinity College (thuộc đại học Cambridge) thì sự phát triển này lại được đo lường bằng mức độ tự do một cách toàn diện của con người. Và trong quá trình hướng tới mục đích này, những giá trị về dân chủ và thị trường đã trở thành những giá trị phổ quát của nhân loại.
Thế giới đang vận động với gia tốc tăng trưởng theo cấp số nhân. Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội hiếm có để bắt kịp với thế giới và hòa vào dòng chảy của thời đại. Trong nỗ lực này của đất nước, niềm tin và sức mạnh của dân tộc nằm ở tiềm năng của mỗi người dân Việt Nam, trong đó đội ngũ trí thức trẻ phải đảm đương vị trí tiên phong. Tương lai của đất nước phần lớn phụ thuộc vào ý chí, tinh thần, và trí tuệ của những trí thức trẻ này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá