Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

03:51 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2003

Cùng với thế kỷ 20 sắp đi qua, nền kinh tế vật chất, dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, lấy việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức làm hoạt động chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế. Từ nay các giá trị kinh tế lớn nhất được làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất của cải vật chất mà trong khu vực khoa học, kỹ thuật, dịch vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hóa. Nếu 30 năm trước, sự tiêu hao vật chất và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế nổi của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh tế thuộc câu lạc bộ Roma lớn tiếng kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế (“tăng trưởng zero”) để ngăn ngừa thảm họa diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đảo lộn tình hình và đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh mới, cao hơn: nền văn minh trí tuệ, trong đó tăng trưởng không ô nhiễm môi trường sống. Trong xu thế toàn cầu hóa đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tạo nhiều cơ hội cho những nước nghèo mà có tiềm năng chất xám, song cũng hàm chứa những thách thức to lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn và dễ tránh. Trong các điều kiện ấy, sẽ không có gì lạ nếu tới đây bên cạnh những nước tăng trưởng mau chóng thần kỳ có thể có những nước suy sụp thảm hại và tụt hậu vô vọng.

Nói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu đã giúp cho dân tộc ta tồn tại được cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt mấy nghìn năm lịch sử. Do những chiến thắng vẻ vang chống ngoại xâm đưa đến tự tôn dân tộc quá đà, có thời chúng ta nói về các đức tính ấy một cách say sưa, tưởng chừng như thế đã quá đủ để bảo đảm cho dân tộc ta, một khi được giải phóng khỏi ách đô hộ bên ngoài, sẽ nhanh chóng vươn lên tiên tiến về kinh tế, văn hóa, khoa học. Thực tế cho thấy không đơn giản như vậy. Ngày càng thấy rõ, trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước, ngay trong khu vực Đông Nam Á này, các đối thủ của ta đâu chịu thua kém ta về các mặt kể trên.

NGHÈO TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Không ai chối cãi người Việt Nam hiếu học, chuộng tri thức (tuy gần đây động cơ và phương pháp tìm đến và sử dụng tri thức đã bị méo mó khá nhiều). Thời đại này tri thức lại là của báu, vậy tưởng chừng dân ta đã có ưu thế cơ bản để đi vào thế kỷ 21. Thế nhưng vẫn chưa phải. Bởi lẽ động lực hàng đầu để thúc đẩy xã hội tri thức phát triển là đầu óc tưởng tượng sáng tạo, mà – tôi xin lỗi nếu phải nói ra một điều có thể xúc phạm tự ái dân tộc của nhiều người – chúng ta còn nghèo trí tưởng tượng. Thật vậy, những ai còn nghi ngờ điều này xin hãy bình tĩnh đảo mắt nhìn qua một lượt các kiểu nhà biệt thự mới mọc lên ở thành phố trong thời mở cửa và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng Trung Quốc, hàng Thái Lan đang nghiễm nhiên tràn ngập thị trường. Từ quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ dùng văn phòng cho đến xe đạp, quạt máy nhiều hàng nội của ta không cạnh tranh nổi vì thua kém mẫu mã, hình dáng, chủng loại, giá cả và nhiều khi cả chất lượng, công dụng. Đâu phải kỹ thuật ta không đủ trình độ làm ra các sản phẩm như họ.
Chẳng qua chúng ta từ lâu quá quen sao chép, ít chịu khó nghĩ ra ý tưởng mới. Nhìn lại từ cái bàn, cái ghế, cái giường cho đến cây bút, cái cặp sách thời bao cấp ở miền Bắc mới thấy rõ sao mà ta tự bằng lòng dễ dàng đến vậy, có thể nói 50 năm không hề suy nghĩ thay đổi. Cả đến cách dạy, cách học ở nhà trường. Thời tôi đi học, tôi đã học toán như thế nào thì bây giờ các cháu học sinh phổ thông cũng học gần y như thế, chỉ có khác là lớp chuyên rất nhiều và học thêm, luyện thi vô tội vạ.

Einstein đã có một câu nói nổi tiếng: trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức. Giờ đây tại nhiều đại học ở phương Tây, câu nói ấy được coi như một khẩu hiệu, một phương châm đào tạo để bước vào thế kỷ mới, khi mà ai cũng biết và cũng tin rằng tri thức là yếu tố quyết định sự phồn vinh của các quốc gia.
Mới nghe tưởng như một nghịch lý, nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc, tổng kết kinh nghiệm của một nhà bác học lỗi lạc nhất mà cống hiến vĩ đại đã tạo điều kiện mở đường cho sự ra đời của nền văn minh trí tuệ. Đã đành tri thức cực kỳ quan trọng, nhưng ý nghĩa thời sự của chân lý đó là, hơn bất cứ thời nào trong lịch sử, tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức vô dụng, không có tiềm năng phát triển.

“Biết” và “hiểu” là rất cần để làm theo, đi theo chứ hoàn toàn chưa đủ để sáng tạo, khám phá. Thời nay hơn bao giờ hết, những tác phẩm không hồn, không cá tính, những sản phẩm không mang theo dấu ấn gì đặc biệt, nhàm chán như bao nhiêu thứ lặp đi lặp lại hàng ngày trong cuộc sống bằng phẳng thì vô luận đó là ý tưởng, dịch vụ hay vật phẩm tiêu dùng cũng đều không có sức thu hút và do đó không có sức cạnh tranh.


ĐỂ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU HÓA
Đi đôi với trí tưởng tượng chưa đủ phong phú, một loạt đức tính cần thiết khác để cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế toàn cầu hóa cũng chưa rõ rệt là mặt mạnh của người Việt Nam so với nhiều dân tộc khác: đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn, tính toán nhìn xa trông rộng, táo bạo, nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn, bền bỉ và quyết tâm theo đuổi đến cùng một sự nghiệp được yêu thích, miệt mài học tập, ngẫm nghĩ và phân tích sâu sắc, nghiên cứu nghiêm túc để tìm hiểu cặn kẽ đạo lý của mọi vấn đề. Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhẫn nhục an phận, dễ bằng lòng với những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt, thiển cận theo lối cò con. Vì không cực đoan nên ít có đổ vỡ lớn, nhưng dễ bảo thủ, ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới, do đó cũng dễ lâm vào trì trệ triền miên. Không có thói quen tính toán hiệu quả, thiếu đầu óc thực tế, lại ham chuộng hình thức, chạy theo hư danh viển vông, kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác, góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu, một kế hoạch lớn, cho nên ít xây dựng được êkip mạnh về một lĩnh vực nào, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi làm việc riêng lẻ mà không hợp lại thành những tập thể hùng mạnh, xuất sắc. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại ít có người giàu thật lớn, ít có nhà khoa học thật tầm cỡ, thường chỉ đến một địa vị nào đó là thỏa mãn, mệt mỏi, ít khi đeo đuổi tham vọng thật cao xa. Tất cả những nhược điểm trên đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh.

Một câu hỏi đặt ra: tại sao trong chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam có thể tỏ ra xuất sắc vô song về trí tưởng tượng, về thông minh, tài trí, dũng cảm mà trong xây dựng thời bình chưa được như vậy? Phải chăng vì ta chưa khêu gợi, nuôi dưỡng được trong nhân dân một ý chí tự cường mạnh mẽ, một quyết tâm rửa nhục nghèo nàn lạc hậu cũng cao ngang như quyết tâm rửa nhục mất nước trước đây?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • Trong mỗi con người có một Mozart

    10/02/2003Phạm Minh“Phan Dũng là chủ của một doanh nghiệp mà sản phẩm rất đặc biệt: hao tốn ít nguyên liệu, không hề gây ô nhiễm, sản phẩm xuất khẩu lại đạt giá trị cao”. Chắc hẳn với lời giới thiệu này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi tận mắt thấy cơ ngơi của anh: vẻn vẹn hai căn phòng nhỏ ẩn mãi trên lầu 3, khu B của Trường đại học khoa học tự nhiên thành phố HCM.
  • xem toàn bộ