Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

08:36 SA @ Chủ Nhật - 27 Tháng Tám, 2006

Cuốn sách bán chạy nhất mang tính hiện tượng của người đã đoạt giải thưởng Pulitzer và là tác giả của cuốn sách "Chiếc xe Lexus và cây Ôliu".

"Đặc điểm của một cuốn sách hay là nó khiến bạn nhìn nhận mọi thứ theo một nhãn quan mới, và xét theo tiêu chí này, tác giả Friedman đã thực sự thành công" - nhận xét của Joseph E.Stiglitz, người đoạt giải Nobel, trong bài viết đánh giá về cuốn sáchThế giới phẳng đăng trên tờ Thời báo New York năm 2005.

Trong lần tái bản có cập nhật và bổ sung này, Friedman đã trình bày cuốn sách của mình theo một nhãn quan mới, mở ra những câu chuyện và tư tưởng mới giúp chúng ta hiểu thêm về sự làm phẳng thế giới.

Thế giới phẳng là câu chuyện về những biến động lớn diễn ra trong thời đại của chúng ta, khi mà những tiến bộ nhanh đến chóng mặt trong lĩnh vực công nghệ và thông tin liên lạc đã nối liền mọi người trên thế giới lại gần nhau hơn bao giờ hết, giúp cho một số quốc gia trở nên vô cùng phồn thịnh và đòi hỏi chúng ta phải tiến nhanh hơn nếu không muốn bị tụt hậu.

Cuốn sách này được dịch từ phiên bản mới nhất đã được tác giả cập nhật và bổ sung trên 100 trang viết mới, trong đó T.Friedman đưa ra những chiêm nghiệm và bình luận mà ông tích lũy được trong suốt quá trình bôn ba trên nước Mỹ và khắp thế giới, tới bất cứ nơi nào chịu tác động bởi sự làm phẳng thế giới.

Cuốn thứ mười ba* của tủ sách SOS2
Dịch giả: Nguyễn Quang A - Nguyễn Hồng Quang - Vũ Duy Thành - Lã Việt Hà - Lê Hồng Vân - Hà Thị Thanh Huyền
Nhà xuất bản: Trẻ
1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, sắp xuất bản
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? sắp xuất bản
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản
8. G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản.
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
Trong cuốn Thế giới phẳng, Friedman vạch ra “nguyên nhân và cách thức mà toàn cầu hóa đang bùng nổ với tốc độ ghê gớm” (Robert Wright, Slate) cũng như giải mã thế giới phẳng một cách rất tài tình khiến độc giả hiểu được những biến động khôn lường đang diễn ra ngay trước mắt họ. Bằng một khả năng phân tích những vấn đề phức tạp về chính sách đối ngoại và kinh tế đạt tới mức phi thường, ông đã mô tả cách thức mà sự làm phẳng thế giới đã xuất hiện vào buổi ban mai của thế kỷ 21, tầm quan trọng của nó đối với các quốc gia, các công ty, các cộng đồng và các cá nhân, đồng thời chỉ ra biện pháp để các chính phủ và các xã hội thích nghi với thể giới phẳng cũng như lý do vì sao có những thế lực muốn cản trở nó. Hơn bao giờ hết, dưới ngòi bút đầy sức mạnh của một trong những nhà báo có uy tín nhất của nước Mỹ, Thế giới phẳng phản ánh bộ mặt mới nhất của toàn cầu hóa cũng như những thành công và cả những nỗi bất bình mà nó mang lại.

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Quá trình Làm phẳng Thế giới diễn ra như thế nào?

1. Khi Tôi đang Ngủ

2. Mười Nhân tố Làm phẳng Thế giới

  • Nhân tố Làm phẳng thứ 1
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 2
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 3
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 4
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 5
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 6
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 7
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 8
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 9
  • Nhân tố Làm phẳng thứ 10

3. Ba sự Hội tụ

4. Sự Sắp xếp Vĩ đại

Mỹ và Thế giới phẳng

5. Mỹ và Tự do Thương mại

6. Những Kẻ Tiện dân

7. Bán cầu Não phải

8. Cuộc Khủng hoảng Thầm lặng

9. Đây Không phải là Một cuộc Diễn tập

Các nước đang phát triển và Thế giới phẳng

10. Đức Mẹ Đồng Trinh Guadalupe

Các Công ty và Thế giới phẳng

11. Các Công ty Đối phó Như thế nào?

Địa chính trị và Thế giới phẳng

12. Thế giới Không Phẳng

13. Toàn cầu hóa Các yếu tố Địa phương

14. Lý thuyết Dell về Ngăn ngừa Xung đột

Kết luận: Trí tưởng tượng

15.: 9/11 đối nghịch với 11/9

Lời cảm ơn


Thomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông.

Lần này, trong tác phẩm mới của mình Thế giới phẳng, vẫn bằng lối viết thật sinh động, đầy hình ảnh, thoải mái và dễ hiểu cả khi đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp nhất, rất giàu tính thuyết phục, ông nói với chúng ta về cuộc toàn cầu hóa thứ ba đang bùng nổ với một tốc độ ghê gớm và đang đánh dấu quyết định thời đại mới của chúng ta, như ông đã mạnh mẽ và ngang nhiên khẳng định ngay trên phụ đề sách: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21.

Đó là một kỷ nguyên hoàn toàn mới, làm cho thế giới từ cỡ trung bình xuống cỡ bé tí và san bằng thế giới ra phẳng lì. Bé bằng chừng nào và phẳng như thế nào? Thế giới bé lại chỉ còn đúng bằng cái màn hình máy tính và cũng phẳng như vậy!

Động lực của toàn cầu hóa 3, khác tất cả các cuộc trước, không phải là sức ngựa, không phải là phần cứng, mà là phần mềm, tất cả các loại ứng dụng mới của nó, cùng với sự sáng tạo ra một mạng cáp quang toàn cầu biến tất cả thế giới thành láng giềng sát vách.

Và diễn ra khả năng độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử xưa nay: không phải các quốc gia, cũng không phải các công ty đa quốc gia nữa, mà là sự tìm thấy năng lực cho các cá nhân, từng cá nhân hay nhóm cá nhân có thể cộng tác và cạnh tranh toàn cầu. Câu hỏi bây giờ là: cá nhân tôi có thể hợp với cạnh tranh và các cơ hội toàn cầu ngày nay ở chỗ nào, và làm sao tôi có thể tự mình cộng tác với những người khác một cách toàn cầu?

Không chỉ có thế, toàn cầu hóa 3, không giống như hai cuộc trước chủ yếu do các cá nhân và doanh nghiệp châu Âu và Mỹ dắt dẫn, lần này nó còn “san phẳng” thế giới một cách sâu sắc, triệt để hơn nhiều. Chấm dứt đặc quyền dắt dẫn của phương Tây. Các cá nhân từ mọi nơi của thế giới phẳng đều được trao quyền.

Một chuyên gia, Marc Andreessen, nói: “... Chỉ mới 30 năm trước thôi, nếu như bạn có một sự lựa chọn để được sinh ra làm một sinh viên loại B ở Boston hay là một thiên tài ở Bangalore (Ấn Độ) hay Bắc Kinh, có lẽ bạn đã chọn Boston, bởi vì một thiên tài ở Bắc Kinh hay Bangalore không thể thật sự phát huy được tài năng của mình, không thể plug and play [cắm và chơi] một cách toàn cầu. Không còn thế nữa.

Khi thế giới là phẳng, bất cứ ai với trí thông minh, tiếp cận đến Google và máy tính không dây rẻ tiền, đều có thể tham gia vào cuộc tranh đua đổi mới. Khi thế giới là phẳng, bạn có thể đổi mới mà không cần phải di cư...”.

Từ những khái quát vừa rộng lớn vừa tinh vi về cuộc cách mạng mới này, Friedman thẳng thắn nói đến khủng hoảng mới của nước Mỹ, nếu nó không tỉnh táo kịp thời nhận ra tình thế mới. Nilekani, người chủ Công ty tin học Infosys ở Bangalore, nói: “Sân chơi đã trở nên công bằng”. Và Friedman nhắc lại lời nhà kinh tế học Mỹ Paul Romer ở Đại học Stanford: “(Đối với Mỹ) một khủng hoảng là một thứ kinh khủng để bỏ phí”.

Đối với chúng ta có thể cũng vậy, bởi vì thế giới đã nhỏ xíu lại và đã bằng phẳng hoàn toàn, nên dù ở một phía đối cực hầu như về mọi mặt, cơ hội và khủng hoảng của chúng ta cũng vậy.

Chính vì vậy, rất cần đọc kỹ cuốn sách độc đáo này, đọc và suy ngẫm, và tranh cãi, và bắt tay thay đổi. Cả nước và từng người. Chưa bao giờ từng người lại quan trọng cho cả nước bằng bây giờ, trong toàn cầu hóa 3 này. Đúng như Friedman

viết: “Mục tiêu chính trong thời kỳ trước là xây dựng một quốc gia hùng mạnh, mục tiêu chính trong thời kỳ này là xây dựng những cá nhân hùng mạnh”.

Quả thật là một cuốn sách kỳ lạ. Nó đảo lộn hầu hết cách nhìn và suy nghĩ truyền thống. Tất nhiên từ đó, cả cách sống và hành động của chúng ta.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...

Nội dung khác